Hiện nay tại Việt Nam theo một số thống kê thì tỉ lệ đẻ mổ có dấu hiệu tăng cao. Sau khi đẻ mổ, mẹ sẽ được lưu viện 3 đến 5 ngày để theo dõi. So với đẻ thường, việc chuẩn bị và hồi phục sau sinh phức tạp hơn nhiều. Bài viết dưới đây sẽ là cẩm nang cho các mẹ đẻ mổ chuẩn bị trước khi sinh tham khảo.
Bạn đang đọc: Cẩm nang cho mẹ đẻ mổ: cần chuẩn bị những gì? Lưu ý sau sinh
1. Lý do mẹ phải đẻ mổ
Đẻ mổ hay còn gọi là mổ lấy thay hay mổ bắt con là một thủ thuật đưa em bé ra ngoài thông qua vết rạch ở bụng và tử cung của mẹ. Đẻ mổ chia làm hai loại là mổ theo yêu cầu của mẹ và mổ chủ động theo chỉ định của bác sĩ.
Dưới đây là một số nguyên nhân mẹ được bác sĩ chỉ định cần đẻ mổ:
– Mang thai đôi, tha ba,.. đa thai cần phải đẻ mổ
– Gặp các yếu tố bệnh lý như tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch,..
– Đã có tiền sử mổ lấy thai nhiều hơn một lần
– Mẹ mắc các bệnh lây bệnh nhiễm trùng gây ra bởi virus herpes simplex hay các bệnh HIV, lậu,..nếu đẻ thường có thể truyền sang con qua đường ngã âm đạo
– Chuyển dạ mất nhiều thời gian, mẹ kiệt sức
– Gặp các biến chứng tiền sản giật, sản giật
Ngoài ra cũng có một số nguyên nhân từ thai nhi cũng khiến mẹ không thể đẻ thường một cách an toàn mà phải chuyển qua đẻ mổ
– Kích cỡ thai quá to ( >3.8kg )
– Suy thai, thai ngôi ngược, ngôi mông,.. ngôi thai không thuận
– Dây rốn bị chèn ép, nhịp tim thai quá yếu
– Nhau thai gặp vấn đề
Mang song thai hoặc đa thai là một trong các lí do mẹ được chỉ định đẻ mổ
Lúc này việc chỉ định đẻ mổ sẽ là tối ưu nhất cho cả mẹ và thai nhi để đảm bảo sức khỏe và tính mạng
2. Mẹ đẻ mổ cần chuẩn bị những gì?
2.1 Giấy tờ mẹ đẻ mổ cần
Giấy tờ cần thiết mà mẹ đẻ mổ cần chuẩn bị có thể kể đến như:
– Sổ khám thai, các loại giấy tờ phiếu siêu âm, xét nghiệm đã làm trong thời kỳ mang thai ( sắp xếp theo tuần tự từ tuần đầu tiên đến những tuần cuối cùng )
– Sổ hộ khẩu bản chính cùng với bản photo
– Chứng minh thư/thẻ căn cước công dân bản chính và bản photo
– Thẻ bảo hiểm (có dán ảnh) bản chính và bản photo
– Thẻ gia hạn BHYT (không dán ảnh) bản chính và bản photo
– Thẻ ngân hàng và một lượng tiền mặt vừa phải
– Danh sách các loại thuốc đang sử dụng ( nếu có )
Mẹ nên để tất cả các loại giấy tờ vào một kẹp tài liệu trong suốt để dễ tìm và tránh bỏ sót.
2.2 Chuẩn bị đồ dùng
3-5 là số ngày lưu viện bình thường sau đẻ mổ. Nó nhiều hơn số ngày so với đẻ thường nên ngoài những đồ dùng, quần áo bỉm sữa cho con thì mẹ đẻ mổ cũng nên chuẩn bị thêm một chút đồ để đảm bảo đầy đủ đi sinh, tránh thiếu sót.
– Quần lót giấy nữ loại dùng một lần
– Váy ngủ/ quần áo để mẹ có thể thay nếu lưu viện nhiều ngày mà không muốn mặc đồ của bệnh viện. Ưu tiên các loại có nút cài phía trước để tiện cho con bú
– Dép mềm đế bằng, chống trơn, trượt
– Một chiếc gối cho con bú
– Băng vệ sinh, đồ vệ sinh cá nhân như bàn chải, kem đánh răng, dầu gội,..
– Tấm lót thấm sữa, hút sữa cho mẹ sau sinh
– Máy hút sữa phòng trường hợp mẹ đẻ mổ nhưng sữa chưa về kịp
Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể chuẩn bị thêm một số thứ để giải trí:
– Đồ ăn vặt, nước uống ( các loại bánh ngũ cốc mềm )
– Sạc điện thoại, sạc dự phòng
– Sách/truyện dành cho mẹ bầu và trẻ sơ sinh
2.3 Tuân thủ không ăn uống trước khi đẻ mổ
Theo như yêu cầu của bác sĩ, trong vòng ít nhất 6 tiếng trước khi đẻ mổ mẹ không nên ăn, uống bất kì thứ gì dù chỉ là bánh kẹo, hoa quả,..Trước đó mẹ cũng nên ăn một số thực phẩm lỏng, loãng, dễ nuốt như cháo, soup, canh,..tránh những loại chiên xào nhiều dầu mỡ
2.4 Chuẩn bị tâm lý
Những biến chứng và rủi ro có thể gặp phải của sinh mổ sẽ nhiều hơn sinh thường nhưng mẹ đừng vì thế mà lo lắng nhé. Ở một số trường hợp sinh mổ sẽ tốt và phù hợp hơn với mẹ và bé đó. Vì thế, mẹ cần chuẩn bị tâm lý thoải mái để chào đón bé yêu.
Tìm hiểu thêm: Quy trình sinh thiết gan dưới hướng dẫn siêu âm
Mẹ đẻ mổ hãy luôn giữ tâm trạng thoải mái để giúp cuộc “vượt cạn” thành công
Càng đến những ngày cận sinh sẽ càng cảm thấy bồn chồn nóng ruột thời điểm đó mẹ hãy chia sẻ nỗi bất an đó với chồng, bạn bè người thân để được động viên tinh thần nhé. Giữ được tâm trạng ổn định, suy nghĩ tích cực sẽ tiếp thêm động lực để mẹ có thể đón con yêu một cách thuận lợi thành công nhất đấy
2.5 Vệ sinh gọn gàng “vùng kín” cho mẹ đẻ mổ
Nhiều mẹ thường lãng quên hoặc không biết nên vệ sinh, cắt tỉa “vùng kín” cho gọn gàng trước khi đẻ mổ. Nó mang nhiều ưu điểm mà mẹ có thể không biết như:
– Giúp cho việc thăm khám dễ dàng thuận lợi hơn
– Phòng tránh nhiễm trùng từ các vết cắt trên da ( các vết này thu hút vi khuẩn phát triển )
Việc “cắt tỉa” này trước khi đẻ mổ mẹ sẽ được các y tá hướng dẫn hoặc giúp đỡ làm, trong trường hợp nếu ngại thì mẹ cũng có thể tự làm tại nhà trước. Mẹ có thể tỉa sơ bằng kéo vùng lông mu ( nếu “vùng kín” quá rậm rạp ) hoặc waxing trước 3-5 ngày
3. Lưu ý sau sinh
3.1 Không nên ăn quá no sau 6 tiếng khi mổ
Trước khi đẻ mổ mẹ phải kiêng ăn ít nhất 6-8 tiếng do vậy khi sinh xong sẽ có cảm giác đói. Nhưng lúc này mẹ đừng ăn quá no mà chỉ nên ăn lưng lửng và ưu tiên các loại thức ăn dễ nuốt, dễ tiêu nhé. Khi mẹ ăn nhiều sẽ gặp phải khó khăn khi tiêu hóa, đầy hơi gây ảnh hưởng tới việc hồi phục, khi trung tiện được thì mới nên ăn cơm bình thường nhé.
3.2 Vận động vừa sức sau khi mổ tránh nằm một chỗ. Hạn chế nằm ngửa
Nhiều mẹ sẽ nghĩ rằng sau khi đẻ mổ cần phải nằm một chỗ hạn chế vận động nhưng điều đó không đúng hoàn toàn, nằm nhiều sẽ khiến tử cung bị tích nước ối. Do vậy sau khoảng 1 ngày mẹ nên trở mình, ngồi dậy hoặc có thể bám vịn vào người nhà để đi lại nhẹ nhàng quanh phòng. Điều này sẽ giúp tăng cường hoạt động của dạ dày, ruột, tránh bị dính ruột ở mẹ sau sinh. Nếu sữa đã về mẹ cũng nên cho con bú sớm để dạ con được co bóp, thuận lợi trong quá trình đẩy sản dịch ra ngoài
Ban đầu sau sinh thì nằm ngửa sẽ dễ chịu, bớt đau hơn nằm ngang hay nằm sấp tuy nhiên khi thuốc mê hết tác dụng thì nằm ngửa sẽ khiến tử cung co thắt gây đau đớn hơn. Mẹ nên nằm nghiêng và kê gối sau lưng để giảm đau và nhanh lành vết mổ hơn
3.3 Giữ ấm, không để cơ thể nhiễm lạnh trong tháng đầu sau sinh
Cơ thể sản phụ rất dễ bị nhiễm lạnh sau sinh do vậy từ xưa đến nay cả đẻ mổ hay đẻ thường các mẹ đều cần lưu tâm đến việc giữ ấm bằng cách không đụng vào nước lạnh, tắm quá sớm, uống nước lạnh, mặc ít quần áo,..
Không cần kiêng tắm nhưng sau khoảng 5 ngày sau đẻ mổ mẹ hãy nên tắm. Cần tắm nhanh, ở nơi kín đáo không có gió lùa và tắm nước nóng ( tránh ngâm bồn ). Dù đông hay hè thì cần tắm nhanh và lau sạch, hong khô người cũng như sấy tóc thật khô nếu gội đầu.
3.4 Kiêng “yêu” trước 8 tuần
Đối với những mẹ mổ đẻ việc “yêu” quá sớm có thể ảnh hưởng tới vết mổ rách hoặc đau đớn
3.5 Không vận động, mang vác nặng trong 3 tháng đầu
Trong quá trình mang thai cũng như chăm sóc sau sinh mẹ đẻ mổ cần đặc biệt chú ý không nên vận động hoặc mang vác nặng làm ảnh hưởng đến vết mổ lấy thai và vết rạch tử cung
Ở trường hợp sản phụ sau sinh sữa chưa về hay có bất kỳ vấn đề bất thường nào về sức khỏe hãy đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để tham khám.
>>>>>Xem thêm: Những dấu hiệu “cuối đời” ở người bệnh ung thư
Chăm sóc sau sinh rất quan trọng, đóng vai trò lớn trong việc phục hồi sức khỏe của mẹ
Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI, các mẹ đẻ mổ đều được lưu viện trong 72h và được điều dưỡng chăm sóc 24/24 một cách nhiệt tình và chu đáo nhất. Ngoài ra mẹ cũng được các bác sĩ Sản khoa có chuyên môn cao thăm khám, tư vấn kỹ lưỡng trước và sau khi sinh để chăm sóc phục hồi sức khỏe nhanh.
Trên đây là một số thứ cần chuẩn bị trước sinh và lưu ý chăm sóc sau sinh cho các mẹ đẻ mổ. Nếu các mẹ còn bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngại mà hãy liên hệ trực tiếp với Thu Cúc TCI để được giải đáp tận tình và nhanh chóng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.