Răng số 7 là chiếc răng đóng vai trò khá quan trọng với con người. Nếu chiếc răng này bị mất sẽ gây không ít ảnh hưởng tiêu cực. Vậy răng số 7 mọc khi nào và đâu là những hậu quả khi chiếc răng này gãy rụng?
Bạn đang đọc: Răng số 7 mọc khi nào và hậu quả khi gãy rụng
1. Tổng quan về răng số 7
1.1 Răng số 7 là gì?
Chiếc răng số 7 có vai trò quan trọng, tác động nhiều tới sinh hoạt, sức khỏe
Răng số 7 là chiếc răng cối lớn thứ hai ở trên khuôn hàm. Răng này mọc liền kề với răng số 6 và răng số 8. Đây được đánh giá là một trong những chiếc răng quan trọng đối với quá trình ăn nhai của con người. Cụ thể, răng số 7 sẽ nằm sâu gần trong cùng với tổng cộng có 4 răng ở 2 hàm đảm nhận nhiệm vụ nghiền nhỏ thức ăn.
1.2 Vị trí mọc của răng số 7
Tính theo vị trí từ răng cửa trung tâm, đây là chiếc răng nằm ở vị trí thứ 7. Đây cũng là nguyên do tên gọi răng số 7 được đặt ra. Với những ai chưa từng mọc răng khôn hay không có răng số 8 thì răng số 7 sẽ là răng ở vị trí trong cùng của cung hàm. Do đó, việc nhận biết chiếc răng này là khá đơn giản.
1.3 Răng số 7 mọc khi nào?
Răng số 7 sẽ thường bắt đầu mọc vào khoảng giai đoạn 12-13 tuổi. Đây là giai đoạn khá quan trọng khi răng số 7 bắt đầu phát triển. Chúng mọc lên 2 hàm trên và dưới. Răng số 7 là một chiếc răng vĩnh viễn nên sẽ chỉ mọc một lần duy nhất trong đời. Sau khi răng đã phát triển hoàn tất thì sẽ không bao giờ thay thế bằng răng nào khác sau đó. Do vậy nên việc chăm sóc cho răng số 7 là rất quan trọng để có thể duy trì sức khỏe tốt.
1.4 Số chân răng số 7
Răng số 7 có kích thước răng khá lớn. Ngoài ra, răng còn có cấu tạo phức tạp. Ở hàm trên, chiếc răng số 7 sẽ có 3 chân nhưng răng số 7 hàm dưới chỉ có 2 chân. Mỗi chiếc răng sẽ thường có 3 ống tủy.
Ở trong nhiều trường hợp đặc biệt, răng số 7 có thể có nhiều chân hơn bình thường. Điều này dẫn tới việc điều trị khi răng số 7 bị tổn thương cũng trở nên phức tạp hơn.
2. Hậu quả khi bị mất răng số 7
Tìm hiểu thêm: Chi phí nội soi buồng tử cung hết bao nhiêu tiền?
Việc mất răng số 7 sẽ gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực
Răng số 7 và răng số 6 còn được gọi là răng cấm ở trên cung hàm. Nguyên nhân là do chúng đảm nhận chức năng ăn nhai khá quan trọng. Cùng với đó, nếu như răng bị mất sẽ không thể mọc lại được tự nhiên như các răng khác. Vì vậy răng số 7 nếu bị gãy rụng sẽ gây nhiều ảnh hưởng xấu.
Sau đây là một vài hậu quả nghiêm trọng do mất răng số 7 lâu ngày:
2.1 Chức năng ăn nhai toàn hàm bị suy giảm
Mất đi răng số 7 làm cho việc ăn nhai trở nên khó khăn hơn. Khi đó, lực nhai sẽ yếu đi khiến thức ăn không được nghiền nhỏ kỹ trước khi đưa xuống hệ tiêu hóa. Lâu dài, tình trạng này sẽ khiến dạ dày và đường ruột chịu ảnh hưởng không tốt.
2.2 Tăng nguy cơ bị mắc các bệnh lý răng miệng
Việc răng số 7 bị mất đi sẽ để lại một khoảng trống khá lớn ở trên cung hàm. Điều này khiến những mảng bám, cặn thức ăn dễ bị mắc lại. Nếu như ta không thực hiện vệ sinh kĩ lưỡng, sạch sẽ thì việc mắc phải các bệnh lý răng miệng là rất dễ xảy ra.
2.3 Tiêu xương hàm
Răng số 7 cũng như các răng khác, sau khi mất đi khoảng 3 tháng sẽ gây hiện tượng bị tiêu xương hàm. Điều này là bởi không còn những tác động của việc ăn nhai nên xương hàm không thể sản sinh nữa. Lâu dần chúng sẽ suy giảm cả về mặt độ và chất lượng.
2.4 Các răng bên cạnh bị ảnh hưởng
Răng số 7 mất sẽ kéo theo những răng khác bị ảnh hưởng. Sự liên kết vững chắc giữa các răng dần mất đi. Răng sẽ có xu hướng xô lệch, hơi nghiêng về khoảng trống ở trên cung hàm. Ngoài ra, vi khuẩn cũng sẽ tích tụ nhiều ở vị trí huyệt ổ răng. Từ đó, chúng tấn công sang cả răng số 6 và 8 bên cạnh.
2.5 Tình trạng lão hóa sớm
Cung hàm sau khi mất răng số 7 sẽ trở nên thiếu cân đối. Hai bên má dần bị hóp vào, da mặt chảy xệ nhanh chóng. Bên cạnh đó, vùng da ở phía xung quang miệng cũng có nhiều nếp nhăn làm cho gương mặt già hơn nhiều so với độ tuổi thật.
3. Phương pháp điều trị khi răng số 7 bị tổn thương
>>>>>Xem thêm: 7 điều mẹ sinh mổ nhất định phải biết
Tùy tình trạng cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị răng số 7 phù hợp
3.1 Nhổ bỏ răng
Phương pháp nhổ bỏ răng thường không được khuyến khích với trường hợp răng số 7. Vì đây là răng vĩnh viễn, sau khi nhổ bỏ răng không thể mọc lại. Chỉ trong một số trường hợp bắt buộc bác sĩ mới chỉ định nhổ bỏ răng như:
– Răng mọc lệch gây ảnh hưởng toàn hàm.
– Răng bị sâu quá nặng. Vi khuẩn sâu răng đã tấn công xuống tủy, phá hủy hầu hết cấu trúc răng.
– Răng bị chấn thương, va đập mạnh dẫn tới sứt mẻ, gãy, vỡ lớn.
Tuy nhiên, để đảm bảo sau khi nhổ răng số 7 không xảy ra biến chứng, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện trồng răng Implant.
3.2 Hàn trám răng
Ở trong một số trường hợp, răng số 7 bị tổn thương nhẹ có thể hàn trám để điều trị. Đây là kỹ thuật sử dụng loại vật liệu nha khoa chuyên dụng trám vào phần răng bị tổn thương. Từ đó, răng có thể được phục hình và bảo vệ khỏi những tác nhân gây hại.
Hàn trám được đánh giá là kỹ thuật nha khoa không tác động xâm lấn. Thực hiện phương pháp này, răng gốc có thể được bảo tồn tối đa, quá trình nhanh chóng, chi phí không cao.
3.3 Bọc răng sứ
Phương pháp bọc răng sứ sẽ thường áp dụng với những trường hợp răng số 7 sâu, nứt, vỡ quá lớn. Khi đó, hàn trám không còn có thể khắc phục được.
Kỹ thuật bọc răng sứ sẽ giúp răng số 7 được bảo vệ, khôi phục khả năng ăn nhai tốt. Cùng với đó, tính thẩm mỹ toàn hàm cũng được nâng cao hơn. Sau khi thực hiện, răng số 7 được bọc sứ còn đảm bảo về độ bền, chắc chắn. Ta hoàn toàn yên tâm, thoải mái ăn nhai mà không lo sợ bị ê buốt hay vỡ.
Vừa rồi ta đã tìm hiểu về răng số 7 mọc khi nào và thấy được tầm quan trọng của những chiếc rằng này. Để đảm bảo răng luôn khỏe mạnh, ta cần duy trì thói quen kiểm tra định kỳ với bác sĩ để tình trạng sức khỏe luôn được kiểm soát. Nếu có bất kì vấn đề nào, ta cũng có thể xử lý kịp thời.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.