Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng là gì?

Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng là giải pháp hiệu quả giúp phát hiện các bệnh lý từ những triệu chứng như đau lưng, tê buốt tay chân bất thường… Đây cũng là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại nhất hiện nay với tính chính xác cao. Vậy chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng là gì? Cùng tìm hiểu ngay nhé.

Bạn đang đọc: Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng là gì?

1. Tổng quan về các bệnh lý cột sống thắt lưng

Cột sống được cấu tạo bởi các đốt sống và các đĩa đệm xếp chồng lên nhau, được phân làm 5 đoạn sắp xếp từ trên xuống dưới. Cột sống đóng vai trò vô cùng quan trọng đó là che chở tủy sống, khả năng vận động, chịu tải của cơ thể và che chở nội tạng. Phần cột sống thắt lưng bị đau là do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó bao gồm:

– Thoát vị hoặc lồi đĩa đệm cấp tính do sai tư thế trong quá trình tập luyện hoặc lao động

– Tổn thương sụn, mô mềm do làm việc quá sức

– Thoái hóa khớp và các vùng đĩa đệm gây ra tình trạng thoát vị đĩa đệm cột sống

Tùy thuộc vào thời gian đau, bệnh sẽ được chia thành hai loại là cấp tính và mạn tính. Những trường hợp đau cột sống thắt lưng dưới 4 tuần được coi là cấp tính, còn đối với trường hợp đau tăng dần theo thời gian và trên 4 tuần được gọi là đau mạn tính.

Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng là gì?

Chụp MRI là phương pháp hiệu quả giúp phát hiện ra các bệnh lý về cột sống thắt lưng

2. Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng là gì và khi nào cần chụp?

2.1 Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng là như thế nào?

Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại nhất hiện nay giúp đem lại những hình ảnh tổn thương cột sống chi tiết, rõ nét nhất. Phương pháp này đưa cơ thể vào một vùng từ trường mạnh để đồng hóa chiều chuyển động của các phân tử nước và hydro trong cơ thể. Sau đó, máy thu phát sóng radio với tần số thấp sẽ thu nhận và gửi tín hiệu và được gửi về máy tính để ghi nhận,xử lý và mô phỏng lại thành hình ảnh.

Hình ảnh thu được từ việc chụp cộng hưởng từ sẽ cho chúng ta thấy rõ được cấu trúc và những tổn thương phần mềm, dây chằng, đĩa đệm hay mô mềm một cách rõ nét. Điều này giúp cho việc chẩn đoán, đánh giá mức độ tổn thương và các bệnh lý về cột sống thắt lưng một cách dễ dàng và độ chính xác cao.

Tìm hiểu thêm: Bị trật khớp gối phải làm sao để nhanh khỏi?

Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng là gì?

Kỹ thuật viên hướng dẫn người bệnh chụp MRI

2.2 Khi nào cần chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng?

Như đã đề cập, chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng giúp phát hiện các vấn đề và tổn thương ở vùng cột sống. Chính vì thế, nếu gặp phải các triệu chứng sau đây, bạn nên nghĩ ngay đến việc thăm khám và chụp MRI cột sống thắt lưng:

– Đau nhức lưng khi mang vác vật nặng trong thời gian dài không rõ nguyên nhân

– Có tiền sử mắc bệnh ung thư

– Tê bì tay hoặc chân, nhất là ở các đầu ngón tay, chân

– Thường xuyên đau nhức lan dần từ lưng xuống dần mông, đùi và 2 chân khiến cuộc sống sinh hoạt bị ảnh hưởng.

2.3 Các chỉ định chụp cột sống thắt lưng

Chẩn đoán hình ảnh bằng chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng được chỉ định cho các trường hợp:

– Đáng giá các bệnh lý hoặc những bất thường giải phẫu liên quan đến cột sống thắt lưng

– Chẩn đoán các bệnh lý về cột sống thắt lưng như: Thoát vị đĩa đệm, chèn ép tủy sống, thoái hóa đốt sống lưng…

– Chẩn đoán U cột sống, di căn xương cột sống giai đoạn sớm, dây thần kinh và các mô mềm xung quanh

– Phát hiện dị tật bẩm sinh của cột sống
– Đánh giá chấn thương cột sống, phát hiện các vấn đề tại đĩa đệm, xương, dây chằng, tủy sống

– Đánh giá dây thần kinh bị đè nén, bị viêm

– Chẩn đoán các bệnh lý về tủy sống như viêm tủy, u tủy, chất trắng tủy

3. Những lợi ích của việc chụp MRI cột sống thắt lưng

Cũng tương tự như chụp X-quang hay chụp cắt lớp CT, chụp cộng hưởng từ đem lại nhiều ưu điểm nổi trội trong việc chẩn đoán hình ảnh. Tuy nhiên, chất lượng hình ảnh thu được từ chụp cộng hưởng từ rõ nét hơn gấp nhiều lần so với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác. Đối với những người bị đau lưng, đau cột sống lâu ngày mà chụp X-quang hay CT không rõ thì nên chụp MRI. Cũng chính vì vậy mà phương pháp này không chỉ áp dụng cho xương khớp mà còn áp dụng cho rất nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể.

Bên cạnh đó, việc chụp cộng hưởng từ còn giúp chẩn đoán tốt các tổn thương ở vùng đốt sống, tủy sống, đĩa đệm và các tổ chức mô mềm quanh cột sống với hình ảnh rõ nét và chi tiết, khi mà các phương thức chẩn đoán hình ảnh khác không đáp ứng được.

Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng là gì?

>>>>>Xem thêm: Chữa viêm khớp cổ tay như thế nào?

Chụp MRI cột sống thắt lưng cho hình ảnh rõ nét và chi tiết hơn các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác

4. Cần lưu ý gì khi chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng?

Chụp cộng hưởng từ mặc dù không gây hại đến sức khỏe, thế nhưng từ trường của máy lại gây ảnh hưởng đến các vật liệu kim loại từ những linh kiện có trong cơ thể như máy trợ thính, máy trợ tim… Do vậy, người bệnh khi thực hiện chụp MRI cột sống thắt lưng cần lưu ý:

– Không mang điện thoại, các thiết bị điện tử và vật liệu kim loại khi chụp MRI thắt lưng vì sóng điện từ sẽ tác động vào các thiết bị này và gây hại cho cơ thể

– Trường hợp cần gây mê để chụp MRI thì cần phải nhịn đói trước khi chụp từ 5 – 6 tiếng đồng hồ.

– Bệnh nhân phải dùng máy tạo nhịp tim nhân tạo, máy khử rung, máy trợ thính, thiết bị bơm thuốc tự động dưới da thì không nên chụp cộng hưởng từ

– Bệnh nhân chỉ nên chụp MRI khi có chỉ định chụp từ bác sĩ chuyên khoa để có thể kiểm soát và điều trị kịp thời khi cần thiết.

Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng. Để đảm bảo quá trình chụp chiếu được hiệu quả, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo sự hướng dẫn của kỹ thuật viên để có thể cho ra hình ảnh chuẩn xác, giúp phát hiện các bệnh lý dễ dàng và có hướng điều trị hiệu quả.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *