Viêm khớp vảy nến là một dạng viêm khớp có ảnh hưởng đến nhiều vị trí trên cơ thể. Theo thời gian, bệnh có thể làm tiêu xương các xương nhỏ ở bàn tay, đặc biệt là các khớp xương ngón tay. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị biến dạng xương khớp vĩnh viễn và tàn tật.
Bạn đang đọc: 3 thông tin nhất định phải biết về viêm khớp vảy nến
1. Bệnh viêm khớp vảy nến có thể gây thương tật vĩnh viễn
Viêm khớp vảy nến là loại viêm khớp mãn tính, được phát hiện trên những người mắc bệnh vảy nến. Khoảng 10-30% bệnh nhân bị vảy nến mắc bệnh viêm khớp.
1.1. Triệu chứng bệnh viêm khớp vảy nến
Người bị bệnh viêm khớp có thể xuất hiện các triệu chứng lâm sàng sau:
– Những thay đổi trên móng của người bệnh là triệu chứng phổ biến nhất, chiếm khoảng 80% tỷ lệ người mắc bệnh. Người bệnh có thể bị mất màu móng, dày móng, móng tay hoặc móng chân rỗ như kim châm. Thậm chí, phần móng có thể bị tách hẳn khỏi nền móng.
– Có dấu hiệu đau mắt đỏ do viêm kết mạc hay viêm màng bồ đào.
– Đau khớp, sưng khớp: Tại vùng khớp bị sưng đau có thể xuất hiện tình trạng mẩn đỏ hoặc có cảm giác nóng. Do đó, khi có những triệu chứng này, người bệnh thường đồng thời cảm thấy khó chịu, cơ thể mệt mỏi.
– Cột sống, đốt sống cổ bị viêm và gây đau, cứng, khó cử động. Tình trạng cứng khớp gây khó khăn cho bệnh nhân khi hoạt động và triệu chứng thường xuất hiện vào buổi sáng.
– Tình trạng vảy nến xuất hiện tại các vị trí quanh khớp xương, chủ yếu ở khớp ngón tay và ngón chân.
– Người bị bệnh nổi các mảng đỏ trên da, lớp sừng vảy nến xuất hiện trên ngón tay hoặc vảy nến ngón chân.
Tình trạng vảy nến xuất hiện trên da người bệnh
1.2. Biến chứng bệnh viêm khớp vảy nến
Viêm khớp liên quan đến vảy nến được phân loại là bệnh tự miễn. Trong đó, bệnh tự miễn xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công các mô trong cơ thể. Bệnh tự miễn có thể làm tổn thương nhiều cơ quan, trong đó có các khớp xương.
– Hệ thống da, tóc và móng: Da trở nên sần sùi, có những mảng đỏ trên da, móng dày sừng,…
– Hệ thống cơ xương khớp: Khi mắc bệnh viêm khớp liên quan tới bệnh vảy nến, các cơ xương khớp ở nhiều vị trí sẽ bị ảnh hưởng, người bệnh sẽ mắc bệnh viêm đa khớp. Các sụn khớp có thể bị phá hủy gây biến dạng khớp, gây tàn phế.
– Hệ miễn dịch: Khi mắc viêm khớp có liên quan tới bệnh vảy nến thì cơ thể sẽ hiểu nhầm và phát sinh phản ứng tự miễn dịch, tấn công chính những tế bào trong cơ thể. Vì các tế bào ở nhiều bộ phận bị ảnh hưởng, suy giảm chức năng nên sẽ kéo theo sức khỏe của hệ miễn dịch đi xuống.
– Hệ thống mắt và thị lực: Bệnh khớp liên quan tới vảy nến có thể gây ra biến chứng suy giảm hoặc mất thị lực.
– Hệ tiêu hóa: Người bệnh viêm khớp do bệnh vảy nến có thể gặp một số bất thường về hệ tiêu hóa hoặc gặp tình trạng viêm ruột, viêm đại tràng,…
– Hệ tuần hoàn: Khi mắc bệnh viêm khớp kéo dài và không được điều trị đúng, người bệnh có thể bị xơ cứng thành mạch – nguyên nhân gây bệnh đau tim hoặc đột quỵ não.
Tìm hiểu thêm: Thoái hóa đốt sống cổ điều trị như thế nào?
Đột nguy não là một trong những biến chứng nguy hiểm khi mắc viêm khớp liên quan tới bệnh vảy nến
2. Chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây viêm khớp vảy nến
Vì được xem là một bệnh tự miễn nên nguyên nhân chính xác của bệnh vẫn chưa được xác định cụ thể. Dưới đây là những nguyên nhân gây bệnh viêm khớp do bệnh vẩy nến dựa trên nhiều nghiên cứu thống kê về bệnh:
– Yếu tố di truyền:Theo thống kế, khoảng 40% bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc bệnh vảy nến hoặc viêm khớp.
– Yếu tố môi trường: Người sống trong môi trường phải tiếp xúc với hóa chất, chất phóng xạ, nhiễm virus hoặc vi khuẩn,… có nguy cơ mắc nhiều bệnh lý, trong đó có viêm khớp do bệnh vảy nến.
– Yếu tố độ tuổi: Bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi 30 – 50. Nam giới và nữ giới có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp do liên quan tới bệnh vảy nến là tương đương nhau.
>>>>>Xem thêm: Ăn gì để nhanh liền xương?đẩy nhanh tốc độ liền xương
30 – 50 là độ tuổi có nguy cơ cao mắc viêm khớp do tình trạng vảy nến
3. Viêm khớp vảy nến không có phương pháp điều trị triệt để
Nguyên tắc cơ bản của việc điều trị đòi hỏi phải biết rõ nguyên nhân gây bệnh, tuy nhiên với bệnh viêm khớp liên quan yếu tố bệnh vảy nến thì nguyên nhân, cơ chế gây bệnh lại chưa được xác định. Do đó, chúng ta cũng chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho bệnh lý này. Các phương pháp điều trị hiện thời chỉ giúp làm thuyên giảm 1 số triệu chứng lâm sàng, ngăn ngừa tổn thương và những biến chứng không mong muốn.
Các phương pháp sử dụng trong phác đồ điều trị bệnh viêm khớp do tình trạng vảy nến gây nên bao gồm:
– Thuốc giảm đau, kháng viêm nhằm giảm thiểu triệu chứng bệnh trên hệ thống da, móng và khớp.
– Thuốc tiêm, thường có thành phần Steroid giúp giảm viêm tức thời.
– Vật lý trị liệu: Các bài tập giúp các cơ và khớp chuyển động đúng, tăng độ dẻo dai, linh hoạt.
– Phẫu thuật: Đây là lựa chọn cuối khi các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả.
Khi các triệu chứng lâm sàng của bệnh giảm, bệnh nhân có thể ngừng điều trị. Tuy nhiên, việc ngừng điều trị phải có sự cho phép của bác sĩ điều trị.
Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị bệnh, người bệnh cũng cần phải thực hiện những lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày.
– Hạn chế thực hiện những công việc có ảnh hưởng trực tiếp tới hệ xương khớp như khuân vác, bưng bê đồ nặng.
– Duy trì trọng lượng cân đối, ổn định bằng việc hạn chế tinh bột, thức ăn nhiều dầu mỡ. Bổ sung nhiều loại rau xanh, hoa quả tươi. Trong trường hợp thừa cân, người bệnh nên giảm cân để giảm áp lực lên cơ xương khớp.
– Duy trì các bài tập thể dục nhẹ, chú trọng rèn luyện xương khớp.
Viêm khớp có liên quan tới bệnh vảy nến có những triệu chứng dễ nhầm lẫn, khiến bệnh nhân dễ dàng bỏ qua và để lại nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cơ thể do không điều trị kịp thời. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này để có thể sớm phát hiện và giảm thiểu nguy cơ biến chứng của bệnh.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.