Tắc tia sữa sau sinh là tình trạng thường gặp ở một số phụ nữ sau sinh nhưng gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe mẹ và bé. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tới các mẹ những thông tin liên quan và phương pháp điều trị thông tắc tia sữa sau sinh.
Bạn đang đọc: Thông tắc tia sữa sau sinh như thế nào hiệu quả?
1. Nguyên nhân gì dẫn đến tình trạng tắc tia sữa sau sinh?
Tình trạng tắc sữa xảy ra có thể một số nguyên nhân cơ bản sau:
– Khi mới sinh con: Lúc này, bầu ngực mẹ chứa rất nhiều sữa nhưng chưa thể chảy ra cho bé bú. Từ đó dẫn đến ứ đọng sữa, khiến bầu ngực mẹ căng cứng và tắc tia sữa. Mẹ lưu ý có thể bị sốt nhẹ khi gặp phải trường hợp này.
– Mẹ có quá nhiều sữa: Một số mẹ có nhiều sữa nhưng bé không thể bú hết. Sữa dư thừa còn tồn đọng trong bầu ngực sẽ gây tắc nghẽn. Sản phụ nên hút sữa ra ngoài, không nên chỉ cho bé bú trực tiếp. Bên cạnh đó, máy hút sữa phải có lực hút mạnh, đủ để hút hết sữa ra ngoài.
– Bé ngậm vú mẹ không đúng cách: Lúc này, bé không thể bú đủ lượng sữa mẹ sản xuất ra trong bầu ngực. Vì thế, sữa còn tồn trong bầu ngực khiến mẹ bị tắc tia sữa.
– Mẹ không cho bé bú thường xuyên: Trong khoảng 5 giờ đến 24 giờ, mẹ không cho bé bú thường xuyên, sữa không được hút ra hết sẽ gây ra tình trạng tắc tia sữa.
– Ngực mẹ bị chịu áp lực: Việc mẹ mặc áo ngực quá chật, áo bó,… khiến trước ngực phải chịu một lực nào đó cũng là nguyên nhân gây tắc tia sữa.
– Mẹ căng thẳng, mệt mỏi: Điều này sẽ làm chậm quá trình sản sinh hormone oxytocin trong cơ thể mẹ, hormone có công dụng kích thích vú mẹ tiết sữa.
Tắc sữa xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân
2. Mẹ thường bị tắc tia sữa khi nào sau sinh?
Tắc tia sữa có thể xảy đến vào bất cứ thời điểm nào sau mẹ sinh em bé. Tuy nhiên, thời điểm thường gặp nhất là vào 7 ngày đầu tiên sau sinh. Khảo sát cho thấy có khoảng 15% chị em phụ nữ con bú bị cương tức bầu vú, có trường hợp bị sốt hay tắc tia sữa tạo thành cục cứng.
Hiện tượng này có thể xảy ra vào khoảng 2 – 3 ngày đầu sau khi sinh. Một số trường hợp không được can thiệp kịp thời dẫn đến nhiễm trùng, mẹ bị sốt hay thậm chí là trầm cảm sau sinh,…
3. Dấu hiệu của việc tắc tia sữa sau sinh
Dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận biết nhất nếu bị tắc tia sữa là mẹ cảm nhận có một hoặc nhiều điểm cứng khi sờ vào bầu vú. Lúc này, ngực mẹ sẽ căng cứng, to hơn bình thường, tình trạng căng cứng tăng dần kéo theo cảm giác đau nhức và có thể không hoặc ít tiết ra sữa dù mẹ có vắt sữa.
Tìm hiểu thêm: Định vị chuẩn xác địa chỉ khám phát hiện ung thư sớm
Bầu vú mẹ bị co cứng sau sinh
Trong một số trường hợp, mẹ tắc tia sữa kèm theo bị sốt hoặc tia sữa có cục co cứng vì sữa tồn đọng nhiều bên trong bầu ngực. Mẹ cần sớm khai thông ống dẫn để giảm dấu hiệu của bệnh và hạn chế tối đa hậu quả về sau.
4. Làm gì để thông tắc tia sữa sau khi sinh?
4.1. Phương pháp điều trị thông tắc tia sữa sau sinh cơ bản
Phương pháp điều trị tắc tia sữa sau sinh thực chất là làm tan các cục sữa đang bị ứ đọng, vón cục để khơi thông tia sữa. Để cải thiện, điều trị tắc tia sữa, các mẹ có thể áp dụng những biện pháp sau:
– Trước khi cho con bú: mẹ hãy làm ấm bầu ngực bằng cách chườm khăn ấm, massage ngực nhẹ nhàng nhằm giúp lưu thông tia sữa.
– Sau khi con bú xong: mẹ cần hút sữa bằng máy hút sữa hoặc bằng tay để hút hết lượng sữa còn lại trong bầu ngực, tránh cho việc lượng sữa còn sót làm ứ đọng.
– Mẹ nên cho con bú ở bên ngực bị tắc trước rồi mới chuyển sang cho con bú bên còn lại.
– Để kích thích, khơi thông tia sữa, mẹ nên xoa bóp đầu ti nhẹ nhàng theo vòng tròn.
4.2. Phương pháp điều trị thông tắc tia sữa sau sinh một số trường hợp đặc biệt
Trường hợp mẹ tắc tia sữa bị sốt cao, bé bú sữa mẹ sẽ gây rối loạn tiêu hóa (đi đại tiện ra chất xanh, phân bọt, nặng hơn là tiêu chảy nếu trong sữa có mủ). Do đó, trong thời gian điều trị tắc tia sữa bị sốt cao này, mẹ không nên cho con bú bên vú bị tắc tia sữa mà hút bỏ hết sữa mới cho bé bú lại.
Trường hợp mẹ bị tắc tia sữa có cục co cứng thì nên cho con bú nhiều lần nhằm hút bớt sữa ra. Mẹ có thể dùng tay vắt sữa nhẹ nhàng, đồng thời chườm ấm và massage bầu vú khi đang cho con bú hay đang hút sữa bằng máy. Ngoài ra, mẹ nên nghỉ ngơi nhiều hơn, uống nhiều nước để quá trình tiết sữa diễn ra đều đặn hơn.
>>>>>Xem thêm: Tiên lượng sống của bệnh ung thư thực quản
Hút sữa bằng máy hút sữa thường xuyên để giảm tắc tia sữa cho mẹ
Nếu tình trạng tắc tia sữa có cục co cứng vẫn còn tiếp diễn sau vài ngày, mẹ nên dùng 1 bàn tay đè ép bầu vú lên thành ngực hoặc dùng cả 2 bàn tay ép vào. Việc vừa ép và day bầu vú sẽ giúp làm tan các vị trí sữa bị đọng ở sâu bên trong bầu vú. Mẹ day nhẹ nhàng theo vòng tròn khoảng 20 lần, sau đó làm ngược lại và nhiều lần. Bên cạnh đó, mẹ nên vừa day vừa chườm ấm bầu vú, kết hợp với máy hút sữa ra.
Tuy nhiên, nếu đã thực hiện đủ các phương pháp trên nhưng tình trạng tắc tia sữa vẫn không được cải thiện, mẹ cần đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám, điều trị kịp thời, không nên để kéo dài dẫn đến một số biến chứng như áp xe tuyến vú nguy hiểm.
Để phòng tránh tình trạng tắc tia sữa và các biến chứng áp xe vú, các mẹ nên lựa chọn sinh nở ở những cơ sở y tế uy tín với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa cùng dịch vụ tốt.
Hiện nay, Bệnh viện đa khoa quốc tế Thu Cúc TCI trở thành lựa chọn uy tín của các mẹ bầu. Tại đây, mẹ bầu sẽ được chăm sóc sức khỏe toàn diện trước, trong và sau khi sinh con. Với các gói dịch vụ thai sản, mẹ được thăm khám, theo dõi sức khỏe trong suốt thai kỳ cùng các tiện ích hấp dẫn trong và sau sinh.
Trong thời gian sau sinh tại viện, các mẹ sẽ được đội ngũ y bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm chăm sóc, hỗ trợ 24/24. Không chỉ chăm sóc bé, điều dưỡng còn hướng dẫn mẹ massage bầu vú, tránh bị tắc tia sữa sau sinh.
Trên đây là một số thông tin và biện pháp thông tắc tia sữa sau sinh. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho chị em trong quá trình làm mẹ.
Liên hệ Thu Cúc TCI để được tư vấn nhanh nhất!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.