Bệnh loãng xương ở người cao tuổi thường xảy ra phổ biến và có thể gây những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Vì vậy tìm hiểu rõ căn bệnh này cùng phương pháp điều trị là điều cần thiết để người già tận hưởng cuộc sống yên vui.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu từ A – Z bệnh loãng xương ở người cao tuổi
1. Loãng xương ở người cao tuổi là bệnh gì?
Hầu hết người cao tuổi đều dễ mắc bệnh loãng xương do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Loãng xương gây tác động trực tiếp tới vận động và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
1.1. Nhận biết bệnh loãng xương ở người cao tuổi
Loãng xương là tình trạng mật độ xương bị giảm, xương xốp và thưa. Bệnh nhân mắc bệnh loãng xương thường có những dấu hiệu sau đây:
– Đau nhức cột sống
– Đau 2 bên mạn sườn, vùng thắt ngang cột sống
– Gù, vẹo cột sống
– Hay bị chuột rút, người ớn lạnh, dễ đổ mồ hôi
– Cảm giác đau khi vận động, leo cầu thang, cúi người
– Đi kèm các bệnh cao huyết áp, tiểu đường, thừa cân,…
Đặc biệt, loãng xương có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh trong trường hợp:
– Mất ngủ: Vốn dĩ người cao tuổi đã hay mất ngủ rồi, những đau nhức do loãng xương gây ra càng khiến người già khó ngủ hơn.
– Trầm cảm: Mất ngủ lâu ngày, đau nhức một thời gian dài dễ khiến cơ thể của người bệnh mệt mỏi, sinh ra khó chịu dẫn đến trầm cảm.
– Gãy xương: Loãng xương gây tình trạng xương xốp, mềm, dễ gãy, có thể ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.
– Tàn phế: Bệnh loãng xương có thể làm cho xương mất đi sức mạnh, dễ gãy. Chỉ cần 1 vận động mạnh cũng dẫn đến hậu quả khôn lường. Nếu không biết cách điều trị sẽ có thể gây tàn phế.
Bệnh loãng xương có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm
1.2. Nguyên nhân gây bệnh loãng xương ở người cao tuổi
Có nhiều nguyên nhân gia tăng bệnh loãng xương ở người lớn tuổi:
– Tuổi tác: Đây được coi là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh loãng xương. Tuổi tác cao làm lão hóa và suy yếu các chức năng của các cơ quan trong cơ thể khiến việc hấp thụ canxi và các chất dinh dưỡng bị giảm đi.
– Ít vận động: Nhiều người cao tuổi thường ít vận động và ra ngoài tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, từ đó việc hấp thụ canxi và vitamin D giảm tối đa, dẫn đến cơ thể thiếu hụt canxi và gây ra bệnh loãng xương.
– Mắc các bệnh lý mãn tính: Khi mắc các bệnh lý mãn tính, bệnh nhân sẽ phải điều trị bằng thuốc trong thời gian dài. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng và canxi cho cơ thể, làm suy yếu sức mạnh của xương.
Lười vận động là một trong những nguyên nhân khiến hệ xương khớp suy yếu
2. Mách nhỏ phương pháp điều trị bệnh loãng xương hiệu quả
Muốn khắc phục tình trạng loãng xương ở người già, bạn nên kết hợp nhiều phương pháp để đạt hiệu quả tốt nhất. Cụ thể:
2.1. Điều trị dùng thuốc
Một số loại thuốc cần thiết dành cho bệnh nhân mắc bệnh loãng xương:
– Thuốc bổ sung bắt buộc để đảm bảo lượng canxi và vitamin D đi vào cơ thể
– Thuốc chống tế bào hủy xương để ức chế quá trình hủy xương: Alendronate, Calcitonin
– Thuốc tăng quá trình đồng hóa: Deca-Durabolin và Durabolin
Lưu ý rằng nếu trong trường hợp bệnh nhân phải điều trị lâu dài, cần:
– Theo dõi quá trình điều trị cẩn thận, sát sao
– Đo mật độ xương định kỳ ít nhất 6 tháng/lần
– Đánh giá kết quả điều trị để có phương án điều trị tiếp theo sau 3-5 năm
Tìm hiểu thêm: Các cách làm giảm đau lưng một cách hiệu quả
Điều trị loãng xương bằng thuốc là phương pháp phổ biến, hữu dụng
2.2. Điều trị không dùng thuốc
– Xây dựng chế độ ăn uống hợp khoa học: Bệnh nhân nên bổ sung các chất dinh dưỡng, giàu vitamin D, canxi có trong thực phẩm hàng ngày như sữa, hải sản, mộc nhĩ, bông cải xanh, rau bina…; nên kiêng muối để giảm tình trạng loãng xương và cao huyết áp.
– Điều chỉnh thói quen sinh hoạt lành mạnh: Tăng cường vận động là cách giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể và dẻo dai xương khớp, như đi bộ, tập các bài tập dưỡng sinh, tập yoga…Bên cạnh đó, người cao tuổi nên áp dụng chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh vận động mạnh, tránh làm việc nặng để không gây tổn thương cho xương khớp.
Bên cạnh việc điều trị, người cao tuổi nên bỏ túi mẹo phòng tránh bệnh loãng xương an tâm tận hưởng cuộc sống. Bởi việc điều trị loãng xương đòi hỏi tốn kém thời gian và chi phí, mà việc phòng tránh là vô cùng cần thiết. Bạn nên tối đa hóa khối lượng đỉnh của xương ngay từ khi còn trẻ, duy trì mật độ xương ngay từ khi còn trẻ. Do đó, khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra hệ xương khớp, giúp phát hiện dấu hiệu bệnh sớm, giúp quá trình điều trị hiệu quả và phòng tránh bệnh loãng xương tốt hơn.
Đối với phụ nữ tiền mãn kinh cần bổ sung nội tiết tố để giúp xương chắc khỏe. Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý về chế độ dinh dưỡng hàng ngày để đảm bảo cung cấp đủ canxi và vitamin D cho cơ thể.
>>>>>Xem thêm: Nhức mỏi chân tay nên uống thuốc gì?
Bổ sung các thực phẩm giàu canxi như cá, tôm, sữa, trứng,…tốt cho hệ xương khớp
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thông tin chi tiết về bệnh loãng xương ở người cao tuổi và các phương pháp điều trị phổ biến cho quý vị.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.