Tại sao đẻ mổ cần đặt ống thông tiểu khi mổ đẻ? Chú ý những gì?

Nhiều mẹ bầu, nhất là những mẹ đẻ mổ lần đầu thường đặt ra một số câu hỏi, tò mò muốn biết chi tiết quá trình đi đẻ sẽ cần thực hiện những bước nào. Ngoài các bước như kiểm tra sức khỏe, theo dõi chỉ số sinh tồn, gây tê tủy sống, các mẹ sẽ được tiến hành đặt ống thông tiểu khi mổ đẻ. Tại sao cần đặt ống thông tiểu? Các mẹ cần chú ý điều gì?

Bạn đang đọc: Tại sao đẻ mổ cần đặt ống thông tiểu khi mổ đẻ? Chú ý những gì?

1. Thông tin cần biết về việc đặt ống thông tiểu

Đặt ống thông tiểu là thủ thuật được sử dụng khi người bệnh không có khả năng hoặc gặp khó khăn trong việc tiểu tiện, khiến cho bàng quang rỗng để thực hiện phẫu thuật.

1.1. Thế nào là thủ thuật đặt ống thông tiểu?

Thủ thuật đặt ống thông tiểu là một trong những thủ thuật được sử dụng nhằm tạo đường thoát, giúp nước tiểu được dẫn ra ngoài. Thực hiện thủ thuật này, bác sĩ sẽ gắn một ống thông tiểu – một ống mềm chuyên dụng vào trong bàng quang qua ống thông niệu đạo. Ngoài ra, ống thông tiểu cũng có thể được đưa vào qua một lỗ nhỏ ở ống dẫn lưu bàng quang. Mục đích sau cùng của việc đặt ống thông tiểu là để làm rỗng bàng quang, dẫn toàn bộ nước tiểu ra ngoài.

Tại sao đẻ mổ cần đặt ống thông tiểu khi mổ đẻ? Chú ý những gì?

Đặt ống thông tiểu là thủ thuật được ứng dụng phổ biến trong các ca phẫu thuật

Thủ thuật này được thực hiện khi người bệnh gặp trở ngại trong việc đi tiểu tiện, thường dùng trước và sau phẫu thuật để làm rỗng bàng quang. Đồng thời, đây cũng có thể là thủ thuật cần thiết giúp điều trị một vài bệnh lý.

1.2. Những trường hợp có thể chỉ định đặt ống thông tiểu

Để làm rỗng bàng quang trước hoặc sau quá trình phẫu thuật, hỗ trợ điều trị một số bệnh lý, thủ thuật đặt ống thông tiểu là cần thiết. Những trường hợp có thể thực hiện đặt ống thông tiểu:

– Bệnh nhân bị phì đại tuyến tiền liệt, tuyến tiền liệt có sẹo gây tắc ống dẫn tiểu.

– Dây thần kinh bị tổn thương, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động của bàng quang.

– Dùng trong các ca đẻ mổ, dẫn lưu bàng quang, đưa nước tiểu ra ngoài trong quá trình thực hiện gây tê tủy sống.

Tìm hiểu thêm: Ung thư dạ dày có chữa được không?

Tại sao đẻ mổ cần đặt ống thông tiểu khi mổ đẻ? Chú ý những gì?

Gây tê tủy sống ảnh hưởng đến hoạt động của bàng quang, vì vậy cần đặt ống thông tiểu khi mổ đẻ để dẫn lưu bàng quang

– Dẫn lưu bàng quang trong và sau quá trình phẫu thuật đối với một số trường hợp bệnh lý cần điều trị.

– Giúp đưa thuốc vào bàng quang phục vụ điều trị.

– Khắc phục tình trạng tiểu rắt, tiểu không kiểm soát.

Đặt ống thông tiểu chỉ là tạm thời và sau khi bàng quang rỗng, ống thông tiểu sẽ được rút ra. Một vài trường hợp cần đặt ống thông tiểu nhiều ngày theo chỉ định của bác sĩ.

1.3. Những trường hợp chống chỉ định thực hiện đặt ống thông tiểu

Bên cạnh những trường hợp được chỉ định thực hiện đặt ống thông tiểu, cũng có một vài trường hợp chống chỉ định đối với thủ thuật này:

– Người bệnh bị chấn thương, tổn thương niệu đạo.

– Niệu đạo bất thường, có thể bị hẹp.

– Người bệnh gặp tình trạng nhiễm khuẩn niệu đạo.

2. Đặt ống thông tiểu khi đẻ mổ, các mẹ cần chú ý điều gì?

Việc đặt ống thông tiểu là một trong những thủ thuật mà các mẹ bầu cần thực hiện khi bước vào phòng sinh mổ.

2.1. Tại sao mẹ bầu cần được đặt ống thông tiểu khi mổ đẻ?

Do quá trình đẻ mổ, mẹ bầu được thực hiện phương pháp gây tê tủy sống, ức chế cảm giác của các dây thần kinh từ nửa thân dưới nên hoạt động của bàng quang cũng bị ảnh hưởng. Thậm chí sau sinh, bàng quang có thể bị căng do tác động của mũi gây tê, gây ra tình trạng bí tiểu.

Vì vậy, việc đặt ống thông tiểu là cần thiết và sẽ được thực hiện ngay trong quá trình chuẩn bị bước vào ca sinh. Sau sinh khoảng 3 ngày, ống thông tiểu sẽ được tháo và sản phụ có thể sinh hoạt như bình thường.

2.2. Quy trình thực hiện đặt ống thông tiểu khi mổ đẻ

Trong quá trình chuẩn bị cho ca sinh mổ, quy trình thực hiện đặt ống thông tiểu diễn ra rất nhanh chóng, dễ dàng. Tiến hành đặt ống thông tiểu như sau:

– Đầu tiên, điều dưỡng sẽ tiến hành vệ sinh, sát khuẩn vùng kín, cơ quan sinh dục của thai phụ.

– Trải tấm che, phủ kín hai phần đùi, bộ phận sinh dục của mẹ, để hở lỗ niệu đạo.

– Tra dầu nhờn vào đầu ống thông, tiến hành đưa vào niệu đạo.

– Ống thông sẽ được đưa từ từ vào niệu đạo. Khi ống vào được khoảng 4 đến 5cm, nước tiểu sẽ chảy ra.

Ống thông tiểu sẽ tạm thời được đưa vào bàng quang và rút ra khi bàng quang rỗng. Hàng ngày, quy trình đặt ống sẽ được thực hiện nhiều lần, thay ống mới. Trước khi đưa vào bàng quang, niệu đạo, ống thông tiểu sẽ được khử trùng và bôi trơn. Một đầu ống nối với bàng quang, một đầu được gắn cố định vào túi đựng nước tiểu.

Sau 2 đến 3 ngày gắn ống thông tiểu, sản phụ được khuyến khích nên tự đi tiểu bình thường để tránh tình trạng bí tiểu, nhiễm trùng, viêm đường tiết niệu. Khi sản phụ có thể đi tiểu bình thường, bác sĩ sẽ rút bỏ ống thông tiểu ra.

3. Những lưu ý về việc đặt ống thông tiểu khi đẻ mổ

Đặt ống thông tiểu khi đẻ mổ là một thủ thuật thường được sử dụng nhưng vẫn cần chú ý đến một số vấn đề. Nếu không, việc này có thể dẫn đến một số tổn thương ở bàng quang, hệ tiết niệu và làm cho sản phụ phải gánh chịu những biến chứng không đáng có.

– Thủ thuật phải được thực hiện bởi những người có chuyên môn vững vàng.

– Mọi thao tác cần đảm bảo vệ sinh, đặc biệt là vệ sinh dụng cụ thực hiện.

– Bôi trơn ống thông tiểu trước khi đặt để tránh làm tổn thương bàng quang và niệu đạo.

– Cần cố định vị trí của ống thông tiểu ngay sau khi đặt để tránh trình trạng tổn thương phần niệu đạo.

– Với phẫu thuật đẻ mổ, ống thông tiểu được sử dụng phải là dạng mềm.

– Mỗi khi di chuyển, nằm, ngồi, cần chú ý vị trí đặt túi đựng nước tiểu gắn với ống thông, đảm bảo nước tiểu được dẫn lưu tốt. Chú ý ống thông không được để gập cong, gấp khúc.

Tại sao đẻ mổ cần đặt ống thông tiểu khi mổ đẻ? Chú ý những gì?

>>>>>Xem thêm: Đẻ mổ theo yêu cầu

Sản phụ được đặt ống thông tiểu cả khi đã hoàn thành ca sinh

– Báo ngay với bác sĩ thực hiện khi xuất hiện các vấn đề sau: Co thắt bàng quang liên tục, rỉ nước tiểu ra ngoài, tắc ống thông, có máu lẫn trong nước tiểu, sốt, ớn lạnh, đau bụng,…

4. Những vấn đề thai phụ có thể gặp phải sau khi đặt ống thông tiểu

Thời gian các mẹ được đặt ống thông tiểu càng kéo dài, nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu càng tăng. Chính vì vậy, bác sĩ Sản khoa thường khuyến khích các mẹ tự đi tiểu bình thường càng sớm càng tốt và chỉ nên đặt ống thông tiểu khi đẻ mổ khoảng 2 đến 3 ngày.

Những triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu thường gặp sau khi đặt ống thông tiểu:

– Đau, khó chịu vùng háng, bụng dưới.

– Sốt, ớn lạnh trong người.

– Cơ thể mệt mỏi, suy nhược.

Ngoài ra, việc đặt ống thông tiểu không đảm bảo có thể dẫn đến một số vấn đề khác như niệu đạo bị tổn thương, tắc ống thông tiểu, rò rỉ nước tiểu ra ngoài, bàng quang co thắt, hẹp niệu đạo,…

Vì vậy, việc lựa chọn địa chỉ uy tín, đảm bảo để thực hiện đẻ mổ, phẫu thuật lấy thai là rất quan trọng. Tại những cơ sở này, các mẹ có thể yên tâm về trình độ bác sĩ chuyên khoa, quá trình thực hiện, vấn đề vệ sinh và chăm sóc hậu sản. Như vậy, việc đặt ống thông tiểu khi mổ đẻ có thể phát huy được đúng mục đích của nó, giúp sản phụ sớm ổn định quá trình phục hồi sau sinh.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *