Thông thường, bọc răng sứ bị đen nướu sau khoảng 3-5 năm bọc sứ kim loại. Khi ấy, hàm răng không chỉ suy giảm về chức năng ăn nhai mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ vì những vết đen. Vì thế các bác sĩ hay khuyến khích bệnh nhân bọc răng sứ toàn sứ hoặc thay răng toàn sứ khi nhận thấy nướu bị đen. Vậy bạn đã biết nguyên nhân và cách xử lý khi bọc răng sứ bị đen nướu chưa? Trong bài viết dưới đây, cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu ngay vấn đề này và cách xử lý nó nhé.
Bạn đang đọc: Bọc răng sứ bị đen nướu: Nguyên nhân và cách xử lý
1. 3 nguyên nhân khiến bọc răng sứ bị đen nướu
Răng sứ bị đen ở nướu, lợi và chân răng có sự hiện diện của các yếu tố sau đây:
Bọc răng sứ bị đen và thâm viền lợi ảnh hưởng thẩm mỹ (minh họa).
1.1 Chất liệu sứ:
Một trong những nguyên nhân chính là sử dụng răng sứ chứa kim loại. Loại răng này thường có lõi kim loại bên trong và một lớp men sứ bên ngoài. Khi sử dụng mão răng chứa kim loại, lớp men sứ không che phủ 100% diện tích lõi kim loại bên trong. Khi đó bạn có thể thấy lộ ra một phần dưới viền nướu. Khi nướu bị tụt, viền răng sứ kim loại có thể trở nên rõ hơn và gây hiện tượng bọc răng sứ bị đen lợi.
1.2 Kỹ thuật lắp răng sứ:
Kỹ thuật lắp răng sứ rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến kết quả cuối. Nếu răng sứ được lắp sai vị trí so với viền nướu thì có thể dẫn đến việc răng sứ bị đen sau một thời gian sử dụng. Đôi khi răng sứ không được chế tác đúng cách cũng khiến chất lượng răng bị giảm 1 phần.
1.3 Bệnh lý răng miệng:
Các bệnh lý răng miệng tưởng đơn giản nhưng có thể ảnh hưởng tới đen nướu. Chẳng hạn như sâu răng, viêm tủy, viêm lợi, viêm nha chu, hoặc áp xe nướu. Đặc biệt nó có thể gây sự giảm sức bền của răng sứ và mô nướu. Vì lớp men sứ chỉ bảo vệ mô răng thật ở khu vực phía trên. Tuy nhiên, các bệnh lý phía dưới có thể làm cho răng sứ trở nên đen chân răng.
Để tránh tình trạng răng sứ bị đen nướu và chân răng, lựa chọn chất liệu sứ nên ưu tiên. Trong đó quy trình lắp đặt răng sứ cần được thực hiện bởi nha sĩ có kinh nghiệm. Ngoài ra, việc duy trì vệ sinh miệng và chăm sóc nha khoa định kỳ sẽ giúp giảm nguy cơ tình trạng này xảy ra.
2. Cách xử lý tình trạng răng sứ bị đen ở nướu và chân răng
Để khắc phục tình trạng bọc răng sứ bị đen nướu và chân răng, cần xác định chính xác nguyên nhân. Sau đó áp dụng các phương pháp phù hợp để cải thiện. Dưới đây là những giải pháp thường được các chuyên gia nha khoa áp dụng:
2.1 Thay mão sứ
Đối với các trường hợp bọc răng sứ bị đen nướu, giải pháp tối ưu là thay mão sứ toàn phần mới. Mão răng sứ toàn phần được xem là một lựa chọn xuất sắc thay thế cho răng sứ kim loại. Các ưu điểm của mão sứ này bao gồm:
– Cấu trúc từ sứ cao cấp mang màu sắc tự nhiên giống răng thật.
– Độ bền cao và khả năng chịu lực tốt, thậm chí gấp 4-5 lần so với răng thật.
– An toàn cho sức khỏe và không gây kích ứng cho khoang miệng.
– Tuổi thọ lâu dài lên tới 20 năm nếu được chăm sóc đúng cách.
Sau khi lựa chọn loại mão sứ phù hợp, bác sĩ sẽ loại bỏ chiếc răng sứ cũ và thực hiện lắp mão sứ mới. Về quy trình thì vẫn tương tự như khi bọc răng sứ lần đầu.
2.2 Điều trị nướu bị đen
Trong trường hợp nướu bị đen, bác sĩ cần tiến hành xem xét nguyên nhân. Sau khi xác định nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng này trên nướu, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị. Nếu đen viền nướu là do viêm nhẹ, bác sĩ sẽ chích hết vết viêm và kê đơn thuốc kháng sinh. Sau một khoảng thời gian điều trị, tình trạng đen viền nướu sẽ được cải thiện. Trong trường hợp nướu bị đen do viêm nặng, bác sĩ có thể phải loại bỏ mão sứ cũ và xử lý các vết viêm. Sau khoảng 2 – 3 tháng, khi vết thương đã hồi phục, một mão sứ mới sẽ được lắp đặt.
Tìm hiểu thêm: Lợi bị sưng là bệnh gì?
Bác sĩ đang tiến hành xử lý tình trạng răng sứ bị đen ở nướu, lợi, và chân răng (minh họa).
Tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của răng và nướu, bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp điều trị phù hợp nhất sau khi thực hiện kiểm tra và tư vấn chi tiết. Việc tới nha khoa để được thăm khám và tư vấn là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này.
3. Những loại răng sứ không gây đen nướu và không mất màu
Để khắc phục răng sứ bị thâm nướu, các chuyên gia đã nghiên cứu các loại răng sứ không sử dụng kim loại. Những loại răng sứ này giúp bạn tự tin hơn với hàm răng sứ sáng bóng, không đen nướu và màu sắc tự nhiên. Dưới đây là một số loại răng sứ đáng chú ý hiện nay:
3.1 Răng sứ Zirconia
Răng sứ Zirconia nổi bật với khả năng chịu lực lên đến 400 MPa. Điều này làm cho răng sứ Zirconia rất chắc chắn và kháng mài mòn. Lớp men sứ bên ngoài được áp dụng màu sắc tự nhiên, giống với màu của răng thật.
>>>>>Xem thêm: Triệu chứng viêm lợi quanh thân răng và cách chữa
Răng sứ Zirconia – loại răng sứ không gây đen nướu và không mất màu
3.2 Răng sứ Cercon
Răng sứ Cercon là sản phẩm được chế tạo bằng công nghệ CAD/CAM hiện đại. Sản phẩm này có sườn làm bằng sứ Zirconia, đảm bảo độ bền tốt.
3.3 Răng sứ HT Cercon
Răng sứ HT Smile là một trong những loại răng sứ cao cấp nhất hiện có trên thị trường. Với khả năng chịu lực lên đến 1000 MPa và khả năng uốn cong lên đến 700 MPa, răng sứ HT Smile có thể kéo dài tuổi thọ lên tới 25 năm.
3.4 Răng sứ Emax
Răng sứ Emax được sản xuất bằng công nghệ hiện đại CAD/CAM. Sườn bên trong sản phẩm làm từ sứ Ceramic, mang lại khả năng chịu lực tốt. Lớp men sứ bên ngoài được phủ bằng 5 lớp men sứ để tạo ra một độ thấu quang giống với răng thật. Tuy nhiên, răng sứ Emax khá mỏng nên yêu cầu việc sử dụng chất gắn đặc biệt để che đi phần màu sắc của răng thật bên trong.
3.5 Răng sứ toàn sứ từ Đức – Nacera Pearl
Khi bạn đang xem xét phục hình cho răng cửa, răng sứ toàn sứ Đức Nacera Pearl là một sự lựa chọn thông minh. Được tạo ra từ sứ cao cấp và sử dụng công nghệ tiên tiến để xử lý màu sắc. Nacera Pearl cung cấp tới 16 tông màu, được phối hợp một cách tự nhiên giống cấu trúc răng thật. Màu sắc của răng cổ đến răng cạnh cắn đều được tái hiện với độ chính xác cao.
Ngoài ra, Nacera Pearl có khả năng chịu lực gấp 7 lần so với răng thật, và khả năng chống nhiệt tốt. Điều này cho phép bạn ăn uống thoải mái mà không cần phải lo lắng về các thực phẩm nóng hoặc lạnh. Răng sứ Nacera có độ bóng cao, giúp tránh tình trạng mảng bám thức ăn hoặc đồ uống.
Với răng sứ toàn sứ Nacera Pearl, bạn sẽ được trải nghiệm một hàm răng mới, trắng sáng hoàn hảo.
4. Lưu ý chăm sóc răng sứ hạn chế đen nướu
Sau khi đã đầu tư vào việc bọc răng toàn sứ, bạn sẽ thấy hiệu quả vượt mong đợi. Tuy nhiên, để duy trì chất lượng này, việc chăm sóc răng miệng đều đặn là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý để bảo vệ răng sứ một cách tốt nhất:
– Chải răng thường xuyên, ít nhất 2 lần mỗi ngày, sử dụng bàn chải có lông mềm và mảnh. Kết hợp ưu tiên những loại kem đánh răng chứa fluor. Đừng quên thói quen đánh răng sau khi ăn để bảo vệ răng sứ tốt hơn.
– Hãy chải răng theo chiều dọc để tránh gây hại cho bề mặt răng sứ. Nhiều người thường có thói quen chải răng theo chiều ngang, nhưng điều này có thể làm răng sứ xô lệch và dễ bị tổn thương sau một thời gian.
– Thay đổi bàn chải đều đặn, khoảng 3-4 tháng/lần, để không tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại phát triển.
– Kết hợp việc sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng và máy tăm nước để vệ sinh răng sứ, giúp ngăn chặn việc mảng bám hình thành.
Hy vọng những thông tin về nguyên nhân và cách xử lý bọc răng sứ bị đen nướu hữu ích với bạn đọc. Việc lựa chọn loại răng sẽ dựa trên tình trạng mỗi cá nhân, vì thế hãy ghé Thu Cúc để được bác sĩ tư vấn chi tiết bạn nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.