Đừng coi thường cơn đau khớp khuỷu tay

Khớp khuỷu tay là bộ phận nhạy cảm và thường xuyên chịu tác động, dẫn tới các cơn đau nhức. Người bị đau khớp khuỷu tay sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Thậm chí nếu không được chữa sớm, bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng và lâu dài.

Bạn đang đọc: Đừng coi thường cơn đau khớp khuỷu tay

1. Hiểu về bản chất của đau khuỷu tay

Với bệnh lý đau khuỷu tay, nếu không hiểu biết rõ ràng, bạn sẽ chỉ cảm nhận được những cơn đau mà không hề biết nó bắt đầu từ đâu, và nên xử lý như thế nào.

1.1. Đau khớp khuỷu tay là cơn đau như thế nào?

Là phần khớp phức tạp trong cơ thể, khớp khuỷu tay nằm giữa cánh tay và cẳng tay. Nó tham gia cử động của tay với xương cánh tay, xương trụ và xương quay. Khớp có các cơ và gân nối xương cánh tay tại phần đầu tròn của xương cánh tay, nơi mà chúng ta vẫn thấy khuỷu tay có phần lồi ra. Chức năng của cấu trúc này là giúp cánh tay dễ dàng gập, duỗi nhịp nhàng. Và cơn đau khuỷu tay cũng bắt nguồn từ đây.

Khớp khuỷu tay bị đau là khi viêm, rách, giãn hoặc đứt nhóm gân cơ duỗi. Có hai dạng thường gặp là:

– Đau phần ngoài khớp khuỷu tay

– Đau phần trong khớp khuỷu tay

Đừng coi thường cơn đau khớp khuỷu tay

Hình ảnh khớp khuỷu tay

1.2. Nguyên nhân nào gây nên cơn đau khuỷu tay

Tác nhân gây nên bệnh lý khuỷu tay đau khá đa dạng, nhưng được xếp vào 02 nhóm lớn là do bệnh lý và do tác động vật lý.

Tác động bên ngoài

Khi chúng ta dùng lực quá sức trong hoạt động nào đó, lực tác động vào khớp khuỷu tay có thể gây nên tổn thương và đau đớn. Một số hành động điển hình gồm:

– Thể thao quá sức.

– Sử dụng cánh tay sai cách khi cử động như chơi golf, tennis.

– Bệnh nghề nghiệp: Do đặc thù công việc của một số nghề cần vận động khuỷu tay liên tục sẽ khiến khớp đau mỏi. Thợ mộc, thợ sửa ống nước,… là những nghề nghiệp dễ gặp phải tình trạng này.

Đừng coi thường cơn đau khớp khuỷu tay

Người chơi tennis sai cách dễ bị đau khuỷu tay

Tác động bệnh lý

Khi các mô mềm như gân, dây chằng bị viêm hay căng sẽ dễ dẫn tới cơn đau khuỷu tay. Đây thường là hệ quả của các bệnh lý như:

– Viêm khớp khuỷu tay.

– Viêm gân, bao hoạt dịch: Bao hoạt dịch là phần nằm mặt sau của khớp khuỷu tay, dễ bị chấn thương trực tiếp.

– Các bệnh lý xương khớp cánh tay khác: bong gân, trật khớp, viêm dây thần kinh cánh tay,…

1.3. Bệnh đau khuỷu tay có nguy hiểm không?

Trên thực tế, đau khuỷu tay giai đoạn đầu không gây nguy hiểm tới tính mạng. Bệnh nhân chỉ cần nghỉ ngơi và điều chỉnh lại thói quen, chăm sóc đúng cách thì bệnh có thể được cải thiện. Tuy nhiên nếu không được phát hiện sớm cũng như điều trị đúng, những cơn đau này sẽ kéo theo những bệnh lý phức tạp và khó lường như viêm khớp, gout, lupus, lyme,… Đây là những bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, có thể gây biến dạng khuỷu tay, dị tật, thậm chí tác động tới dây thần kinh.

Do đó, người bệnh cần chú ý thăm khám khi có vấn đề bất thường và chữa bệnh kịp thời, phòng trừ trường hợp tệ nhất xảy tới.

Tìm hiểu thêm: Tạo hình dây chằng chéo khớp gối bằng phẫu thuật nội soi

Đừng coi thường cơn đau khớp khuỷu tay

Đau khớp vùng khuỷu tay nếu không được chữa đúng cách có thể dẫn tới viêm bao dịch hoạt

2. Phát hiện và điều trị đau khớp khuỷu tay như thế nào?

Khi bắt gặp những cơn đau nhức ở khuỷu tay, chúng ta cần làm gì? Làm thế nào để biết đó là bệnh đau khớp khuỷu tay, và cách điều trị bệnh như thế nào?

2.1. Nhận biết và chẩn đoán bệnh đau khuỷu tay

Nếu cơn đau của bạn là đau khớp khuỷu tay, nó sẽ diễn ra như sau:

– Cảm giác đau dữ dội, đau nhói khi di chuyển hay động vào cánh tay, khuỷu tay

– Khớp khuỷu tay sưng tấy đỏ, nóng rát phần khớp

Lúc này, bạn nên tới cơ sở y tế gần nhất thăm khám và xác định nguyên nhân gây đau. Để xác định, bác sĩ sẽ sử dụng một số biện pháp chẩn đoán hình ảnh như:

– Chụp cộng hưởng từ MRI: Hình ảnh chi tiết về các mô mềm quanh khớp như sụn khớp, dây thần kinh, dây chằng, mao mạch sẽ được thể hiện rõ qua hình ảnh chụp. Nhờ đó mà bác sĩ phát hiện được mức độ gãy, giãn, tổn thương của khớp.

– Chụp X-quang: Đây là phương pháp tìm kiếm các tổn thương về xương, tình trạng gãy xương hay viêm khớp.

– Điện cơ: Thông qua bước này, chuyên gia sẽ đo lường được mức độ phản ứng của cơ khi dòng điện chạy qua.

Kết thúc thăm khám, tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau và mức độ tổn thương, bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị đau khớp phù hợp.

Đừng coi thường cơn đau khớp khuỷu tay

Chụp MRI chẩn đoán bệnh

2.2. Cách điều trị đau khớp khuỷu tay nào đang phổ biến?

Với người bệnh đau khuỷu tay ở mức độ nhẹ sẽ chỉ cần điều trị tại nhà đơn giản, nhằm giảm tác động tay, thúc đẩy vết thương mau lành. Các biện pháp thường dùng là:

– Nghỉ ngơi hợp lý

– Chườm đá lạnh để giảm đau, giảm sưng, ngăn chặn mô bị tổn thương

– Băng hoặc nẹp khuỷu tay: Cố định khớp để giảm áp lực và giữ ấm cho tay

– Khuỷu tay kê cao để giảm đau, giảm sưng

– Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ: Thuốc có tác dụng giảm triệu chứng như thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc giãn cơ,…

Đừng coi thường cơn đau khớp khuỷu tay

>>>>>Xem thêm: Cách điều trị bệnh Gout Hiệu Quả Triệt để nhất

Chườm đá lạnh để giảm đau, giảm sưng, ngăn chặn mô bị tổn thương

Dù là phương pháp điều trị nào, người bệnh cũng cần tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để bệnh chóng lành, an toàn, không để lại hệ quả.

Như vậy, bệnh lý đau khớp vùng khuỷu tay là bệnh cơ bản, dễ cảm nhận và dễ điều trị. Tuy nhiên người bệnh không nên vì thế mà chủ quan, dẫn tới sự muộn màng trong phòng tránh, phát hiện, và chữa bệnh. Hãy hiểu biết và tỉnh táo để giữ bản thân khỏe mạnh, tránh tổn thương không đáng có.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *