Siêu âm thai là một trong những bước quan trọng khi các mẹ thực hiện khám thai định kỳ. Thậm chí, nhiều mẹ bầu cho rằng cứ mỗi tuần cần đi siêu âm thai một lần. Tuy nhiên, theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa, thai phụ cần thực hiện siêu âm theo lịch siêu âm định kỳ để đảm bảo hiệu quả, không nên siêu âm quá nhiều.
Bạn đang đọc: Lịch siêu âm thai mẹ bầu cần nhớ khi khám thai định kỳ
1. Tầm quan trọng của lịch siêu âm khi khám thai định kỳ
Siêu âm thai được ví như “cánh cửa” để bác sĩ và mẹ bầu có thể tiếp cận dễ dàng hơn với thai nhi trong bụng mẹ. Đây là kỹ thuật sử dụng công nghệ sóng cao tần để thu thập hình ảnh, giúp kiểm tra chính xác hình thái thai nhi, thậm chí cả những cơ quan, bộ phận nội tạng như tim, phổi, thận, đường ruột, tim thai…
Trong quá trình thực hiện lịch siêu âm siêu âm, tùy vào mục đích sàng lọc cũng như quá trình phát triển của thai nhi ở các mốc tuần thai, bác sĩ sẽ chỉ định cho các mẹ thực hiện các phương pháp siêu âm phù hợp. Một số phương pháp siêu âm hiện đang được ứng dụng trong khám thai, sàng lọc các vấn đề Sản khoa gồm có: Siêu âm đầu dò âm đạo, siêu âm thành bụng, siêu âm 2D, 4D, 5D, siêu âm Doppler, đo tim thai.
Công nghệ siêu âm thai ngày càng phát triển, phục vụ nhu cầu sàng lọc thai kỳ, kiểm tra tình trạng thai nhi ở từng mốc tuần thai quan trọng
Có thể nói, tầm quan trọng của lịch siêu âm trong thai kỳ là rất lớn. Thậm chí, hiện nay có rất nhiều mẹ bầu chỉ chú trọng việc siêu âm khi khám thai. Mục đích lớn nhất của siêu âm thai là mẹ được biết rõ quá trình thai nhi phát triển ra sao, có mắc dị tật bẩm sinh nào hay không, từ đó có hướng xử lý kịp thời, cải thiện đúng cách.
Ngoài ra, theo các bác sĩ chuyên khoa, tầm quan trọng của siêu âm thai cũng sẽ thay đổi tùy theo các mốc tuần thai:
– Trong tam cá nguyệt đầu tiên, siêu âm thai sẽ giúp các mẹ xác định được chính xác bản thân đã mang thai hay chưa. Đồng thời, quá trình siêu âm trong giai đoạn này cũng giúp mẹ có thể biết rõ số lượng thai, vị trí làm tổ của thai và dự tính thời điểm sinh nở. Quan trọng hơn, những dị tật có thể phát hiện sớm từ lần siêu âm này.
– Tam cá nguyệt thứ hai, thai nhi đã phát triển khá đầy đủ, ổn định về mặt thể chất, hình thái. Vì vậy, siêu âm trong giai đoạn này có vai trò kiểm tra, đánh giá một số đặc điểm của thai nhi, sàng lọc những dị tật bẩm sinh có thể nhìn thấy rõ qua hình ảnh thu được.
Bên cạnh đó, việc siêu âm qua các tuần thai quan trọng cũng giúp bác sĩ nhận định chính xác về tốc độ phát triển của thai nhi, các chuyển động của thai ở mỗi giai đoạn, tình trạng nhau thai, lượng nước ối, xác định ngôi thai trước sinh.
2. Lịch siêu âm thai mẹ bầu cần nhớ và những điều mẹ cần lưu tâm khi siêu âm thai
Siêu âm thai cần được thực hiện theo từng giai đoạn cụ thể. Các mẹ không nên siêu âm quá nhiều, không tốt cho quá trình phát triển và chuyển động của thai nhi.
2.1. Lịch siêu âm thai mẹ bầu cần nhớ
Cho đến hiện tại, phương pháp siêu âm được đánh giá không mang đến tác dụng phụ nào cho thai nhi. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa, việc siêu âm, tác động quá nhiều là không nên. Ngoài ra, lạm dụng siêu âm cũng khiến các mẹ tốn thêm chi phí và thời gian thực hiện.
Dưới đây là chi tiết lịch siêu âm thai mà mẹ bầu cần nhớ, đảm bảo hiệu quả, đúng mục đích mà không cần thực hiện quá thường xuyên.
– Siêu âm lần đầu từ tuần thứ 5 hoặc tuần thứ 8: Đây là thời điểm lý tưởng để các mẹ thực hiện buổi siêu âm đầu tiên trong quá trình bám sát lịch siêu âm. Quá trình siêu âm ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ cho mẹ biết rõ tình trạng mang thai, thai làm tổ ở vị trí nào, cổ tử cung, tử cung có gì bất thường hay không. Ngoài ra, từ tuần thứ 8, các mẹ cũng có thể nghe được tim thai của con nhờ phương pháp siêu âm.
– Siêu âm lần hai từ tuần thai thứ 11 đến tuần 14: Ở giai đoạn này, thai nhi đã phát triển đầy đủ các bộ phận. Vì vậy, việc sàng lọc, chẩn đoán những dị tật bất thường ở thai nhi sẽ dễ dàng hơn. Mục đích của lần siêu âm này là kiểm tra độ mờ da gáy, sàng lọc dị tật do bất thường nhiễm sắc thể như hội chứng Down, Patau, Edward, dị tật ống thần kinh, các vấn đề về cột sống, đầu, hộp sọ, các chi, bàn chân, bàn tay. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ dựa vào chiều dài từ đỉnh đầu đến cuối xương sống của thai để biết chính xác tuổi thai.
– Siêu âm lần ba từ tuần thai 18 đến 22: Ở mốc tuần thai này, lượng ối đã tăng lên rất nhiều và thai nhi cũng đang phát triển rất tốt trong buồng tử cung. Thời điểm này cũng là thời điểm bác sĩ có thể quan sát đầy đủ nhất, hiệu quả nhất những bất thường ở thai nhi. Một số dị tật như hở hàm ếch, sứt môi, dị tật về ngón chân, ngón tay, bàn chân, bàn tay, dị tật tại cột sống, não bộ,… có thể được sàng lọc và đánh giá sớm một cách chính xác.
Bên cạnh đó, ở lần khám thai này, siêu âm còn giúp khảo sát các cơ quan nội tạng như phổi, tim, ổ bụng,… nhằm giúp bác sĩ đưa ra phương án xử lý, lời khuyên tốt nhất cho mẹ bầu.
Tìm hiểu thêm: Tác dụng phụ của hóa trị ung thư
Theo lịch siêu âm, quá trình phát triển của thai nhi, bác sĩ có thể thực hiện đánh giá, sàng lọc các vấn đề hình thái bên ngoài cũng như cơ quan nội tạng bên trong để giúp mẹ yên tâm hơn
– Siêu âm lần bốn từ tuần 30 đến 32: Giai đoạn này có thể tiến hành sàng lọc một số dị tật xuất hiện muộn tại các cơ quan như tim, động mạch,…, đặc biệt là tiến độ phát triển của thai nhi. Để đánh giá thai phát triển tốt hay kém, thai to hay nhỏ hơn so với tuổi thai, bác sĩ sẽ tiến hành xác định các chỉ số của thai nhi trong những tuần thai này, so sánh và đưa ra nhận định chính xác trong quá trình khám thai.
Đặc biệt, thông qua siêu âm từ tuần 30 – 32, vị trí bánh nhau cũng sẽ được xác định cụ thể hơn, chính xác hơn, sàng lọc những vấn đề bất thường như nhau bám thấp, nhau tiền đạo,… Với giai đoạn này, các mẹ có thể nắm được tình trạng động mạch tử cung, động mạch não và động mạch rốn qua siêu âm 5D hoặc siêu âm Doppler. Siêu âm, khám thai ở giai đoạn này sẽ giúp xác định chính xác vị trí ngôi thai nhằm đưa ra những đánh giá, tiên lượng về tốc độ phát triển của thai, từ đó có thể đưa ra phương án sinh nở phù hợp, biết được mẹ bầu sinh khó hay dễ.
– Siêu âm lần cuối tuần thai 35 đến 36: Trong lần siêu âm này, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra trọng lượng thai, lượng ối, mức độ trưởng thành của bánh nhau. Ngoài ra, trong mốc thai kỳ này, các mẹ cũng cần chú ý đến số lần cử động của thai nhi. Dựa vào kết quả siêu âm, bác sĩ có thể cho biết mẹ bầu có nguy cơ gặp các tình huống bất thường trước sinh không như bị vỡ ối sớm không.
2.2. Lịch siêu âm và những điều mẹ bầu cần lưu tâm khi khám thai
Một thai kỳ khỏe mạnh, an tâm là điều mà bất cứ thai phụ nào cũng mong muốn. Để có thể yên tâm về tình trạng sức khỏe của bản thân và thai nhi trong cả thai kỳ, các mẹ cần thực hiện khám, siêu âm thai định kỳ theo lộ trình rõ ràng, khoa học, cụ thể.
Siêu âm là phương pháp sàng lọc trước sinh hiệu quả, chính xác, an toàn và rõ ràng, cho thấy ngay những dị tật bất thường ở thai nhi từ khi còn trong bụng mẹ. Theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu mẹ bầu không có đủ thời gian, điều kiện siêu âm định kỳ thường xuyên, có thể lưu ý lịch siêu âm theo các mốc: Tuần 11 đến tuần 14, 18 đến 22 và 30 đến 32. Đây là những mốc thai kỳ có thể nhận thấy rõ nhất những thay đổi ở thai nhi. Đồng thời, qua những lần siêu âm này, mẹ bầu cũng sẽ nhận được những lời khuyên hữu ích của các bác sĩ trong việc chăm sóc, quản lý thai kỳ, cải thiện hoặc hạn chế những dị tật được phát hiện sớm.
>>>>>Xem thêm: Nên xét nghiệm ung thư gan ở đâu?
Dựa vào kết quả siêu âm, bác sĩ sẽ đưa ra đánh giá, tư vấn phù hợp cho mẹ bầu ở từng giai đoạn của thai kỳ
Một số điều mẹ bầu cần lưu tâm khi thực hiện lịch siêu âm thai:
– Lựa chọn địa chỉ siêu âm thai có các bác sĩ nhiều kinh nghiệm, chuyên môn cao, có hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, đảm bảo kết quả siêu âm chính xác.
– Chỉ nên ăn nhẹ trước khi siêu âm nếu thấy đói. Ngoài ra, chị em nên uống nhiều nước, nhịn tiểu để bàng quang căng cứng, hình ảnh siêu âm hiển thị sẽ rõ nét hơn.
– Các mẹ nên mặc quần áo rộng, thoải mái để quá trình siêu âm thuận lợi, dễ dàng hơn.
– Chuẩn bị sẵn một số thông tin cần biết rõ, các triệu chứng cảm thấy lo ngại để trao đổi cùng bác sĩ trong quá trình siêu âm.
Hiện nay, có rất nhiều cơ sở siêu âm thai mà các mẹ có thể lựa chọn. Tuy nhiên, các mẹ vẫn nên chọn những cơ sở đảm bảo chất lượng, uy tín để thực hiện khám, siêu âm và đánh giá tình trạng thai kỳ.
Bên cạnh đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm, có thể phát hiện, sàng lọc dị tật trong quá trình siêu âm một cách dễ dàng, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI còn trang bị máy móc, trang thiết bị hiện đại, cho hình ảnh siêu âm rõ ràng, chi tiết. Vì vậy, đây là một trong những địa chỉ được nhiều mẹ bầu tin tưởng lựa chọn khi thực hiện siêu âm sàng lọc thai kỳ, khám thai định kỳ.
Công nghệ siêu âm được sử dụng tại Thu Cúc TCI gồm siêu âm 2D, 5D. Tùy thuộc vào nhu cầu, mục đích siêu âm của từng tuần thai mà các bác sĩ sẽ có chỉ định phương pháp siêu âm phù hợp. Trong quá trình thực hiện lịch siêu âm, các mẹ cũng sẽ được bác sĩ chia sẻ những thông tin cần thiết, đồng thời giải đáp thắc mắc, cho lời khuyên hữu ích để chuẩn bị tốt hơn cho những tuần thai tiếp theo.
Các mẹ cũng có thể sử dụng dịch vụ Thai sản trọn gói của TCI để được hưởng những quyền lợi trọn vẹn như khám thai không giới hạn, nhận bộ xét nghiệm tầm soát biến chứng thai sản, khám dinh dưỡng cùng chuyên gia dinh dưỡng, tiêm vắc xin uốn ván,… và nhiều tiện ích khác trong quá trình đi sinh, sau sinh.
Lựa chọn cơ sở thăm khám, quản lý thai kỳ phù hợp, các mẹ sẽ không cần đắn đo về lịch siêu âm thai cũng như không bỏ lỡ các mốc khám thai quan trọng. Hy vọng những thông tin trên đã giúp các mẹ có thêm những kiến thức cần thiết về việc siêu âm thai và sẽ chủ động thực hiện khi tới các mốc tuần thai, đảm bảo sức khỏe thai kỳ trọn vẹn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.