Mẹ bầu cần làm gì khi khám thai tuần thứ 12?

Khám thai tuần thứ 12 là một trong những mốc khám thai quan trọng mà mỗi mẹ bầu đều không nên bỏ qua. Ở lần khám này, các mẹ sẽ cần phải siêu âm và làm những xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi và một số bệnh truyền nhiễm. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các mẹ đầy đủ và chi tiết các thông tin về lần khám thai này.

Bạn đang đọc: Mẹ bầu cần làm gì khi khám thai tuần thứ 12?

1. Siêu âm thai ở tuần thứ 12

Khi thai nhi được 12 tuần là thời điểm quan trọng để mẹ bầu thực hiện siêu âm đo độ mờ da gáy. Để kiểm tra chỉ số này, bác sĩ sẽ tiến hành phương pháp siêu âm 3 chiều hiện đại 4D, 5D. Qua đó, bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác những dấu hiệu bất thường về nhiễm sắc thể mà thai nhi có thể mắc phải như dị tật ở tim, hội chứng Down, dị dạng các chi,…

Mẹ bầu cần làm gì khi khám thai tuần thứ 12?

Mẹ bầu siêu âm ở lần khám thai tuần 12 của thai kỳ

Bên cạnh đó, thực hiện siêu âm 4D ở giai đoạn này còn nhằm giúp mẹ bầu nắm được các chỉ số như tuổi thai, chiều dài, cân nặng, ngày sinh dự tính của thai nhi,… Từ đó, bác sĩ có thể đưa ra những lời khuyên hữu ích về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt cho mẹ.

2. Các xét nghiệm cần làm khi thai ở tuần thứ 12

Không chỉ siêu âm để nắm được hình ảnh và các chỉ số phát triển của thai nhi, ở lần khám thai tuần 12, mẹ bầu còn cần phải thực hiện một số xét nghiệm cơ bản sau:

2.1. Xét nghiệm máu ở lần khám thai tuần thứ 12

Việc xét nghiệm máu nhằm xác định 2 yếu tố: nhóm máu của mẹ và công thức máu.

– Về xét nghiệm nhóm máu của mẹ khi mang thai ở tuần thứ 12 tức là xét nghiệm nhóm máu ABO và Rh. Đây là 2 hệ nhóm máu có vai trò quan trọng trọng thực hiện truyền máu. Tuy hiếm gặp nhưng hiện tượng bất đồng nhóm máu Rh giữa mẹ và thai nhi sẽ dẫn đến tán huyết, gây nguy hiểm cho thai nhi. Nếu trẻ sơ sinh bị tán huyết (Rh) nhưng không được phát hiện và chữa trị kịp thời thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

– Về xét nghiệm công thức máu khi mang thai ở tuần thứ 12, nhằm xác định các chỉ số sau:

+ Số lượng hồng cầu trong cơ thể mẹ bầu để phát hiện có bị thiếu máu hay không. Từ đó bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp cho quá trình mang thai và sinh đẻ.

+ Số lượng bạch cầu (bạch cầu đơn, bạch cầu trung tính, lymphocytes, eosinophils, basophils) nhằm chẩn đoán mắc một số bệnh nhiễm trùng của mẹ.

+ Số lượng tiểu cầu có thể gây ra khả năng đông máu ở mẹ bầu, giúp quá trình chuyển dạ được thuận lợi.

2.2. Xét nghiệm nước tiểu ở lần khám thai tuần thứ 12

Xét nghiệm nước tiểu trong thai kỳ nhằm giúp bác sĩ có thể phát hiện dấu hiệu của bệnh lý đái tháo đường thai kỳ. Bệnh lý này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và bé.

Ngoài ra, đây có thể là dấu hiệu khi mẹ bầu bị nhiễm trùng kèm theo cao huyết áp, gây nguy cơ tiền sản giật ở mẹ. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể điều trị bằng cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

2.3. Xét nghiệm các bệnh có thể truyền nhiễm

Ở lần khám thai của tuần thứ 12, mẹ bầu cần thực hiện các xét nghiệm nhằm phát hiện một số bệnh có khả năng lây nhiễm qua đường máu, lây nhiễm khi quan hệ tình dục hay lây từ mẹ sang con như HIV, lậu, giang mai, viêm gan B,… Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng có khoảng 50 – 60% các bệnh lây từ mẹ sang con phần lớn xảy ra trong quá trình chuyển dạ.

Tìm hiểu thêm: Phương pháp điều trị tủy răng chưa đóng chóp

Mẹ bầu cần làm gì khi khám thai tuần thứ 12?

Mẹ bầu cần thực hiện một số xét nghiệm khi khám thai ở tuần 12 thai kỳ

Bởi trong quá trình này, những em bé được sinh thường sẽ tiếp xúc trực tiếp với dịch âm đạo hoặc máu của người mẹ hoặc xảy ra hiện tượng trao đổi máu của mẹ và thai nhi. Ngoài ra, với một số trường hợp mẹ khó sinh thì nguy cơ bị lây nhiễm lại càng cao hơn bình thường.

2.4. Hai xét nghiệm Triple test và xét nghiệm Double test

Đây là 2 loại xét nghiệm sàng lọc trước sinh nhằm phát hiện, tầm soát nguy cơ dị tật đối với thai nhi. Các xét nghiệm này đều không xâm lấn và đều dễ thực hiện.

– Xét nghiệm Double test nhằm phát hiện nguy cơ mắc bệnh của hội chứng Down. Double test được thực hiện bằng cách lấy máu của người mẹ và kết hợp với kết quả đo độ mờ da gáy đã thực hiện khi siêu âm để xác định được nguy cơ thai nhi mắc bệnh. Trong trường hợp thai nhi có nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh ở mức giữa ranh giới, mẹ bầu cần thực hiện thêm Triple test ở giai đoạn quý thứ 2 của thai kỳ nhằm xác định chắc chắn hơn nguy cơ dị tật.

– Xét nghiệm Triple test được thực hiện nhằm phát hiện phát hiện và chắc chắn hơn về nguy cơ mắc phải hội chứng Down, dị tật ống thần kinh của não hoặc tủy sống, dị tật 3 nhiễm sắc thể 18 của thai nhi. Nói cách khác, mục đích xét nghiệm Triple test là để khẳng định lại kết quả của xét nghiệm Down test nhờ 3 chỉ số là hCG, AFP, Estriol.

Như vậy, Double test nhằm phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh Down còn Triple test nhằm xác định nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Nếu cả 2 xét nghiệm này đều cho kết quả nguy cơ cao, bác sĩ sẽ chọc ối để xét nghiệm.

2.5. Xét nghiệm Rubella IgM và xét nghiệm Rubella IgG

Xét nghiệm này giúp bác sĩ tìm ra kháng thể Rubella IgM và Rubella IgG ở phụ nữ có thai. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, nếu mẹ bầu nhiễm Rubella lần đầu thì em bé sinh có đến 90% ra sẽ mắc một số triệu chứng như tim bẩm sinh, mù, điếc, não nhỏ. Vì vậy, xét nghiệm sớm Rubella sẽ giúp tránh các biến chứng gây ra nguy hiểm ở thai nhi.

Tóm lại, khám thai tuần thứ 12 là có vai trò vô cùng quan trọng. Vì thế, mẹ bầu cần chủ động thăm khám đầy đủ, đúng thời gian. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần lựa cho mình cơ sở khám thai uy tín, đảm bảo kết quả được chính xác.

Mẹ bầu cần làm gì khi khám thai tuần thứ 12?

>>>>>Xem thêm: Có thai ăn rau muống được không?

Thu Cúc TCI là một trong những địa chỉ khám thai uy tín tại Hà Nội

Hệ thống Y tế Thu Cúc là một trong những địa chỉ khám thai uy tín tại Hà Nội với 4 cơ sở khang trang, thuận tiện cho các mẹ thăm khám. Tại đây, với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa nhiều năm kinh nghiệm cùng hệ thống máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại mang lại kết quả khám chính xác, được hàng ngàn mẹ bầu tin tưởng.

Liên hệ ngay tới Thu Cúc TCI để được tư vấn, đăng ký gói khám thai phù hợp mẹ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *