Chu kỳ kinh không đều gây phiền toái tới tâm lý, sức khỏe và chất lượng cuộc sống của rất nhiều chị em hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ các biểu hiện của kinh nguyệt không đều và các vấn đề liên quan đến bệnh lý này.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu về chu kỳ kinh không đều
1. Chu kỳ kinh nguyệt không đều là bệnh lý như thế nào?
Chu kỳ kinh nguyệt không đều là là biểu hiện của việc kinh nguyệt không theo một chu kỳ nhất định nào, ngày hành kinh có thể đến sớm hoặc đến muộn hay thậm chí là không có kinh.
Thông thường, mỗi kỳ kinh nguyệt kéo dài khoảng từ 28 – 30 ngày, có thể đến sớm hoặc muộn hơn khoảng từ 3 – 5 ngày, thời gian kéo dài có hành kinh từ 3 – 5 ngày. với những chị em có kinh nguyệt không đều sẽ có các biểu hiện như sau:
– Chu kỳ kinh nguyệt dưới 21 ngày hoặc nhiều hơn 35 ngày.
– Thời gian hành kinh chỉ dưới 3 ngày hoặc trên 7 ngày.
– Lượng máu kinh quá nhiều hoặc quá ít so với bình thường.
– Máu kinh có màu khác thường như màu đen và lẫn những cục máu đông.
– Bị ra máu khi đang ở giữa 2 kỳ kinh nguyệt.
– Giữa 2 kỳ kinh nguyệt có thể kéo dài tới vài tháng nhưng cũng có thể chỉ vài ngày, lượng máu kinh ra lúc nhiều lúc rất ít.
– Bị ngừng kinh nguyệt khoảng 6 tháng trở lên (hiện tượng vô kinh thứ phát) hoặc chưa từng có kinh (hiện tượng vô kinh nguyên phát).
– Bị đau bụng dữ dội, đau lưng, cơ thể mệt mỏi,… khi đến ngày hành kinh.
2. Độ tuổi nào thường bị chu kỳ kinh nguyệt không đều?
Hiện tượng chu kỳ kinh không đều thường xảy ra ở các bạn nữ đang ở độ tuổi dậy thì do nội tiết tố do hoạt động của buồng trứng giai đoạn này chưa ổn định. Điều này chỉ xuất hiện trọng khoảng 2 – 3 năm đầu từ khi có kinh nguyệt.
Chị em đang trong độ tuổi dậy thì và trong độ tuổi sinh sản thường bị chu kỳ kinh nguyệt không đều
Với những chị em đang trong độ tuổi sinh sản, kỳ kinh nguyệt không đều, kéo dài nhiều ngày có thể là biểu hiện của một số bệnh phụ khoa như: Viêm nội mạc tử cung, viêm cổ tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng,…
3. Các loại chu kỳ kinh nguyệt không đều
Tùy thuộc vào biểu hiện, kinh nguyệt không đều thường được được chia thành các loại như sau:
– Chu kỳ kinh sớm: Sớm khoảng từ 3 – 7 ngày hay thậm chí 1 tháng có đến 2 kỳ kinh.
– Chu kỳ kinh trễ: Chu kỳ trễ tới 10 ngày trở lên, trước đó có quan hệ tình dục thì rất có thể bạn đã mang thai.
– Rong kinh: Là hiện tượng ngày hành kinh kéo dài hơn 7 ngày.
– Thưa kinh: Là lúc bạn đã chậm kinh 2 tháng trở lên hay khoảng cách giữa 2 kỳ kinh nguyệt cách nhau 5 tháng.
– Vô kinh: Khi đã trên 6 tháng hoặc 1 năm nhưng bạn không có kinh.
4. Chu kỳ kinh nguyệt không đều có tác hại gì?
Dưới đây là những tác hại khi bị kinh nguyệt không đều mà chị em cần nắm được:
– Nội tiết tố nữ thay đổi làm ảnh hưởng đến nhan sắc ở phụ nữ trên 30 tuổi.
– Da xanh xao, không được mịn màng, dễ nổi mụn, tàn nhang, nám, lỗ chân lông to, lão hóa sớm.
– Thường xuyên bị mệt mỏi, giảm trí nhớ, nóng giận, nguy cơ mắc bệnh xương khớp.
– Mất máu nhiều làm cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, tim đập nhanh,… vì chu kỳ kinh nguyệt kéo dài.
– Có thể là biểu hiện của các bệnh phụ khoa cần lưu ý.
– Làm giảm khả năng thụ thai bởi hoạt động của buồng trứng thay đổi làm cho các nang trứng khó có thể chín để phóng đúng chu kỳ.
– Nguy cơ cao dẫn đến vô sinh hay hiếm muộn nếu mắc phải các bệnh phụ khoa nhưng không chữa trị kịp thời.
5. Chu kỳ kinh nguyệt không đều nguyên nhân do đâu?
5.1. Chu kỳ kinh không đều do mang thai
Khi mang thai, phụ nữ thường mất kinh hay ra ít máu. Nếu nhận thấy bản thân có những hiện tượng này cộng thêm việc trước đó có quan hệ tình dục nhưng không sử dụng biện pháp phòng tránh thì rất có thể bạn đã mang thai. Bạn nên đến cơ sở ý tế để kiểm tra sức khỏe phụ khoa.
5.2. Chu kỳ kinh không đều do dùng thuốc tránh thai nội tiết
Loại thuốc này có thể làm ra máu bất thường giữa các chu kỳ, gây hiện tượng kinh nguyệt không đều.
5.3. Phụ nữ đang cho con bú
Trong sữa mẹ có nhiều chất prolactin làm ức chế hormon sinh sản làm cho kinh nguyệt rất ít hoặc không có kinh trong giai đoạn cho con bú. Sau khi cai sữa cho con, chu kỳ kinh nguyệt của người mẹ sẽ trở lại bình thường.
5.4. Phụ nữ tiền mãn kinh
Thông thường, hiện tượng tiền mãn kinh có thể xuất hiện ở phụ nữ 40 tuổi hoặc có thể sớm hơn. Sự thay đổi về lượng estrogen trong thời gian này có thể là nguyên nhân làm cho chu kỳ kinh nguyệt của chị em dài hơn hoặc ngắn hơn.
5.5. Những người phụ nữ mắc phải hội chứng đa nang buồng trứng
Khi lượng androgen trong cơ thể tăng lên sẽ làm mất kinh hay ra máu quá nhiều trong ngày hành kinh.
5.6. Bệnh lý tuyến giáp
Tuyến giáp hoạt động kém có thể là nguyên nhân của việc kinh nguyệt kéo dài (suy giáp), nhiều hơn hoặc ngắn và ít hơn (cường giáp).
5.7. Bệnh lý u xơ tử cung
Các khối u xơ tử cung có thể khiến kinh nguyệt ra nhiều, làm đau bụng và thiếu máu ở chị em.
5.8. Bệnh lý lạc nội mạc tử cung
Tuy chỉ có khoảng 1/10 phụ nữ gặp phải bệnh lý này nhưng nó sẽ gây đau bụng dữ dội khi kinh đến, kinh nguyệt kéo dài, ra máu nhiều và có thể chảy máu giữa các chu kỳ kinh nguyệt.
5.9. Bị thừa cân hoặc giảm cân quá nhanh
Ở phụ nữ bị thừa cân, các hormon và insulin bị ảnh hưởng kéo theo cả chu kỳ kinh nguyệt không đều. Bên cạnh đó, hiện tượng tăng cân nhanh và kinh nguyệt không đều còn là dấu hiệu của hội chứng đa nang buồng trứng và suy giáp ở phụ nữ.
Tìm hiểu thêm: Nguyên nhân gây ra đau nửa đầu ở phụ nữ mang thai?
Tăng hoặc giảm cân nhanh bất thường là một trong những nguyên nhân của chu kỳ kinh nguyệt không đều
Trái lại, phụ nữ bị giảm cân quá nhanh cũng có thể gây mất kinh. Điều này khiến cơ thể mệt mỏi, rụng tóc, đau đầu,… Nếu không cấp đủ lượng calo cho cơ thể còn ảnh hưởng đến khả năng sản sinh hormone, gây hại đến việc rụng trứng.
5.10. Luyện tập thể dục quá sức
Điều này sẽ gây trở ngại tới các hormone liên quan đến kinh nguyệt. Bạn có thể cải thiện tình trạng kinh nguyệt không đều nếu giảm bớt cường độ luyện tập, tăng calo.
5.11. Bị stress
Điều này tác động đến não – cơ quan điều khiển các hormone tuyến yên làm cho quá trình trình dịch, rụng trứng không được ổn định gây kinh nguyệt không đều.
5.12. Tác dụng phụ của một số thuốc
Khi sử dụng thuốc, chị em nên tìm hiểu các loại thuốc gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt sau: Thuốc chống gây đông máu, thuốc chữa tuyến giáp, thuốc chữa trầm cảm, thuốc hóa trị, động kinh, aspirin và ibuprofen và một số liệu pháp thay thế hormone.
5.13. Bệnh lý ung thư cổ tử cung
Căn bệnh này sẽ gây hiện tượng ra máu giữa các kỳ kinh nguyệt, trong hoặc sau khi quan hệ tình dục, kinh nguyệt nhiều,…
>>>>>Xem thêm: Thực đơn cho người ung thư vòm họng cần chú ý những gì?
Khám phụ khoa để phát hiện và điều trị chu kỳ kinh nguyệt không đều
Chu kỳ kinh không đều gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, nhan sắc và cuộc sống của chị em. Lời khuyên dành cho chị em là nên luyện tập thể dục thường xuyên, uống nhiều nước, hạn chế sử dụng chất kích thích,… Ngoài ra, bạn nên thăm khám phụ khoa định kỳ và tới ngay cơ sở y tế ngay khi có các dấu hiệu bệnh trên.
Liên hệ tới Thu Cúc TCI để được tư vấn và thăm khám nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.