Đẻ mổ có tốt không? Những rủi ro khi mẹ bầu đẻ mổ

Trước mỗi kỳ vượt cạn, các mẹ bầu thường có mối băn khoăn “Đẻ mổ có tốt không?”. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin, giúp các mẹ trả lời cho câu hỏi này.

Bạn đang đọc: Đẻ mổ có tốt không? Những rủi ro khi mẹ bầu đẻ mổ

1. Sinh mổ là hình thức như thế nào?

Sinh mổ là hình thức phẫu thuật mà qua đó các bác sĩ đưa thai nhi ra ngoài, thay thế cho phương pháp sinh thường qua đường âm đạo. Thông thường, trong quá trình sinh mổ các mẹ đều tỉnh táo và không đau đớn.

Đẻ mổ có tốt không? Những rủi ro khi mẹ bầu đẻ mổ

Sinh mổ là hình thức phẫu thuật mà qua đó các bác sĩ đưa thai nhi ra ngoài, thay thế cho phương pháp sinh thường qua đường âm đạo

Hiện nay, có rất nhiều mẹ lựa chọn hình thức sinh mổ bởi các ưu điểm sau:

– Các mẹ không phải chịu cơn đau chuyển dạ, mẹ bầu có thể nhìn thấy con chỉ sau khoảng 30 phút lên bàn mổ.

– Mẹ bầu không phải thấp thỏm lo âu trước ngày dự sinh mà có thể chủ động sinh em bé theo kế hoạch.

– Tính an toàn cho thai nhi cao hơn, đặc biệt với những trường hợp thai nhi quá lớn hoặc mẹ mắc phải một số vấn đề sức khỏe.

– Trong trường hợp mẹ bầu và thai nhi đều có nguy cơ cao, bác sĩ đều khuyên nên sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

2. Những trường hợp nào được chỉ định nên sinh mổ?

Các bác sĩ chuyên khoa Sản khuyên rằng mẹ bầu lựa chọn sinh thường nếu mẹ khỏe mạnh, không gặp vấn đề gì về sức khỏe trong thời gian mang thai và trong quá trình chuyển dạ. Bởi lẽ trong trường hợp này, việc sinh thường sẽ đảm bảo an toàn hơn, giúp mẹ hạn chế được các nguy cơ xảy ra biến chứng, tốt cho khả năng sinh sản của mẹ trong tương lai.

Tìm hiểu thêm: Núm vú bị tụt vào – dấu hiệu cảnh báo ung thư vú bạn cần cảnh giác

Đẻ mổ có tốt không? Những rủi ro khi mẹ bầu đẻ mổ

Trong một số trường hợp khuyến khích mẹ sinh mổ nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi

Ngược lại, bác sĩ sẽ chỉ định, khuyến khích mẹ sinh mổ nhằm đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi nếu rơi vào các trường hợp như sau:

– Cổ tử cung của mẹ không thể mở đủ rộng để thai nhi ra ngoài bằng đường âm đạo.

– Thai nhi có nhịp tim bất thường, dây rốn có thể bị chèn ép.

– Mang đa thai, có thể là thai đôi, thai ba,… trở lên.

– Nhau thai gặp vấn đề.

– Thai nhi quá lớn.

– Ngôi thai nằm ngang, bị ngược.

– Mẹ bầu bị các bệnh nhiễm trùng, bệnh Herpes lây nhiễm qua đường tình dục và các bệnh mãn tính như tim mạch, gan, cao huyết áp,…

Ngoài ra, một số ít trường hợp mẹ bầu đang chuyển dạ sinh thường nhưng gặp phải sự cố làm cho việc sinh thường gây nguy hiểm cho cả mẹ và em bé. Khi đó, bác sĩ có thể chỉ định mổ cấp cứu nhằm đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

3. Sinh mổ mang lại những rủi ro gì?

Dù là sinh thường hay sinh mổ thì đều có những ưu và nhược điểm riêng. Với sinh mổ, mẹ và bé phải chịu những rủi ro sau:

3.1. Với người mẹ, đẻ mổ có tốt không?

Khi thực hiện mổ đẻ, đồng nghĩa với việc thai phụ phải chấp nhận những nguy cơ như:

– Có thể gây tác dụng phụ hay tai biến, ảnh hưởng đến tính mạng mẹ và bé do gây tê, gây mê.

– Mẹ sinh mổ có nguy cơ bị mất máu nhiều hơn so với sinh thường, nguy cơ băng huyết sau sinh tăng.

– Vết sẹo mổ ở tử cung sẽ có ảnh hưởng đến lần mang thai sau (nguy cơ cao bị tai biến trong quá trình mang thai, chuyển dạ), gây mất thẩm mỹ.

– Hầu hết các cuộc phẫu thuật ở ổ bụng đều có nguy cơ bị dính các cấu trúc trong ổ bụng, xuất huyết và nhiễm trùng.

– So với sinh thường, thời gian hồi phục của các mẹ sinh mổ kéo dài hơn, việc chăm sóc mẹ sau sinh mổ phức tạp, vất vả hơn.

– Sản phụ sinh mổ thường tiết sữa chậm và ít hơn nên em bé sinh mổ được bú sữa mẹ chậm hơn so với sinh thường.

3.2. Với em bé, đẻ mổ có tốt không?

Đồng thời, em bé được sinh ra bằng hình thức sinh mổ sẽ phải chịu một số rủi ro như:

– Trẻ sơ sinh được sinh mổ thường chậm phát triển hệ miễn dịch, chậm hình thành các vi khuẩn đường ruột có lợi do không được tiếp xúc với các vi khuẩn có lợi của người mẹ.

– Trẻ sơ sinh được sinh mổ dễ bị khò khè vì chậm hấp thu dịch phổi hơn, dễ mắc các bệnh về hô hấp hơn trẻ sinh thường.

– Em bé có nguy cơ hít phải nước ối của mẹ.

– Có thể bị va chạm dẫn đến bị thương trong quá trình mổ đẻ.

– Có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe do tác dụng phụ của thuốc gây mê.

4. Mẹ bầu nên sinh mổ ở đâu uy tín?

Phương pháp sinh nở nào thì cũng đều có những khó khăn riêng. Đặc biệt, sinh mổ có tốt không còn dựa vào việc lựa chọn cơ sở y tế để thực hiện hành trình vượt cạn lại quan trọng hơn hết, giảm bớt những khó khăn và nguy cơ cho mẹ và bé. Đến với các dịch vụ thai sản trọn gói của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI sẽ giúp mẹ bầu an tâm, an toàn trong suốt quá trình mang thai và vượt cạn.

Đẻ mổ có tốt không? Những rủi ro khi mẹ bầu đẻ mổ

>>>>>Xem thêm: Mẹ đẻ thường ở cữ bao lâu thì được ra ngoài?

Thu Cúc TCI luôn là lựa chọn được đa số các mẹ tin tưởng để cùng đồng hành suốt thai kỳ và vượt cạn thành công

Tại đây quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên khoa Sản đầu ngành từ các bệnh viện lớn với nhiều năm kinh nghiệm thực hiện nhiều ca đẻ mổ khó. Họ luôn nhiệt tình thăm khám, đưa ra những lời khuyên phù hợp cho sức khỏe mẹ và bé. Bên cạnh đó, các y tá, điều dưỡng luôn sàng hỗ trợ, chăm sóc các mẹ trước và sau khi sinh 24/24. Mẹ và gia đình không cần quá lo lắng trong quá trình lưu tại viện.

Ngoài ra, bệnh viện được trang bị đầy đủ hệ thống các trang thiết bị hiện đại, tiên tiến như máy siêu âm 5D, máy Doppler, máy Monitor, hệ thống xét nghiệm robot tự động,… Điều này sẽ giúp bác sĩ sớm phát hiện được các vấn đề về sức khỏe của mẹ bầu và các dấu hiệu bất thường ở thai nhi để có phương pháp giải quyết kịp thời, phù hợp. Bên cạnh đó, hệ thống phòng mổ vô khuẩn được Thu Cúc TCI trang bị hiện đại giúp mẹ bầu vượt cạn an toàn, nhanh chóng.

Chính vì vậy, Thu Cúc TCI luôn là lựa chọn được đa số các mẹ tin tưởng để cùng đồng hành suốt thai kỳ và vượt cạn thành công.

Mong rằng, bài viết đã giúp các mẹ có thể trả lời cho câu hỏi “Đẻ mổ có tốt không?” để vững vàng hơn trong hành trình đón bé yêu chào đời. Nếu còn băn khoăn hay vấn đề gì cần giải đáp, mẹ có thể liên hệ Thu Cúc TCI để được hỗ trợ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *