Phương pháp xử lý cao răng sữa cho trẻ hiệu quả

Do còn nhỏ nên trẻ chưa thể tự ý thức được về vấn đề răng miệng. Điều này dẫn tới cao răng tích tụ ngày càng nhiều. Lâu ngày, tình trạng này có thể gây ra nhiều nguy cơ nghiêm trọng. Vậy ta có nên lấy cao răng sữa cho trẻ không?

Bạn đang đọc: Phương pháp xử lý cao răng sữa cho trẻ hiệu quả

1. Nguyên nhân cao răng sữa hình thành

Trên thực tế, cao răng được hình thành nên do sau quá trình ăn uống, răng không được vệ sinh sạch sẽ. Từ đó, những mảng bám, vi khuẩn được hình thành và theo thời gian, chúng sẽ tạo thành vôi răng gây nhiều ảnh hưởng tới khoang miệng.

Trẻ em thuộc nhóm đối tương thiếu ý thức tự giác vệ sinh răng miệng. Bên cạnh đó, trẻ thường ăn nhiều đồ ngọt, nước có ga, … dễ dính vào răng. Do đó, việc hình thành cao răng sữa ở trẻ là dễ hiểu.

Bên cạnh đó, thực tế cho ta thấy rằng dù có vệ sinh răng miệng sạch cũng chỉ có thể ngăn chặn tới 80% vi khuẩn hình thành cao răng. Do đó cao răng sữa ở trẻ vẫn có thể hình thành như bình thường.

2. Những tác hại của cao răng với trẻ nhỏ

Phương pháp xử lý cao răng sữa cho trẻ hiệu quả

Cao răng lâu ngày không được xử lý phù hợp sẽ gây nên nhiều tác hại cho răng trẻ

Nếu không thực hiện xử lý cao răng phù hợp, lâu ngày chúng sẽ dẫn tới nhiều bệnh lý gây nguy hiểm cho hàm răng:

2.1 Răng sâu

Khi những vi khuẩn ở mảng bám xâm nhập, tấn công vào răng sẽ gây nên những lỗ sâu nhỏ. Chúng dần ăn sâu vào bên trong sẽ phá hủy men răng, tủy răng cùng ngà răng. Tình trạng nghiêm trọng hơn là viêm tủy hoặc chết tủy có thể xảy ra.

2.2 Viêm nướu

Một trong những biểu hiện thường thấy của bệnh viêm nướu răng là phần nướu bị sưng lên. Kèm theo đó, chân răng bị chảy máu và đau nhức. Lâu ngày, viêm nướu sẽ dẫn tới viêm nha chu và gây tụt chân răng, răng lung lay.

2.3 Nguy cơ rụng răng sớm

Trong một số trường hợp, cao răng đã gây những tổn thương nghiêm trọng tới nướu và răng. Từ đó, răng không cong nguyên vẹn và buộc phải nhổ bỏ. Một số cha mẹ cũng lựa chọn cho con chờ răng sữa tự lung lay, gãy rụng. Tuy nhiên điều này sẽ sớm hơn dự kiến và vẫn ảnh hưởng nhất định tới quá trình mọc về sau.

2.4 Phát âm không chuẩn

Nếu như tình trạng trẻ có cao răng sữa làm trẻ bị rụng răng sớm sẽ gây ảnh hưởng quá trình phát triển. Việc phát âm và nói chuyện  của trẻ trong tương lai sẽ co những sai lầm.

2.5 Ảnh hưởng tính thẩm mỹ

Những mảng bám cao răng rất dễ bị nhìn thấy. Đó là bởi những chấm nâu nằm ở ngay trên răng, xung quanh nướu và gây tình trạng hổi miệng. Điều này sẽ là một trở ngại lớn trong giao tiếp, làm giảm sự tự tin và tính thẩm mỹ trên gương mặt trẻ.

2.6 Gây một số bệnh lý răng miệng khác

Cao răng có thể gây nên những bệnh lý răng miệng. Hậu quả của chúng có thể khiến trẻ bị tiêu xương hàm, mất răng, hôi miệng, …. Hay những trạng tháu không tốt như chán ăn, mất ngủ, … Thậm chí nguy hiểm hơn, răng của trẻ có thể bị lung lay, rụng hàng loạt.

3. Có nên lấy cao răng sữa cho trẻ?

Tìm hiểu thêm: U nang buồng trứng có gây vô sinh không?

Phương pháp xử lý cao răng sữa cho trẻ hiệu quả

Lấy cao răng cho trẻ là cần thiết

Việc lấy cao răng cần được thực hiện định kỳ để có thể loại bỏ những mảng bám, vi khuẩn. Từ đó, răng sẽ được đảm bảo khỏe mạnh, bệnh lý răng miệng sẽ được ngăn ngừa. Với trẻ em, khi có những dấu hiệu như mọc răng sữa, các bậc phụ huynh nên cho con tới gặp bác sĩ để kiểm tra, theo dõi. Nhờ vậy, trường hợp có những dấu hiệu không tốt sẽ được phát hiện sớm. Cũng bắt đầu từ giai đoạn này, cha mẹ có thể cho trẻ tiến hành đi lấy cao răng nhằm tránh những nguy cơ tổn hại răng miệng sau này.

Trường hợp cao răng lâu ngày khiến răng sữa gãy sớm khi chưa hình thành nên chân răng vĩnh viễn sẽ làm răng mới khó mọc hơn hoặc mọc lâu, mọc lệch. Bên cạnh đó, răng sữa của trẻ ngoài thực hiện chức năng ăn nhai còn có vai trò định hướng và giữ chỗ cho những răng vĩnh viễn mọc lên, hỗ trợ trẻ phát âm, nói. Khi răng sữa bị hỏng sớm dẫn tới phải nhổ răng khi chân răng bên dưới chưa kịp mọc lên có thể làm trẻ nói ngọng.

Ngoài ra, lấy cao răng chỉ là một thủ thuật nha khoa giúp làm sạch răng miệng đơn giản. Quá trình này không can thiệp sâu tới cấu trúc răng và cũng không phải một ca tiểu phẫu. Do đó, trẻ khi lấy cao răng không cần dùng tới thuốc tê. Tình trạng của trẻ khi thực hiện lấy cao răng sẽ được đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, việc đi lấy cao răng không nên bị lạm dụng để tránh răng ngày càng nhạy cảm.

4. Bao nhiêu lâu trẻ nên đi lấy cao răng một lần?

Phương pháp xử lý cao răng sữa cho trẻ hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Ung thư tuyến tụy có di truyền không?

Ta không nên lạm dụng việc lấy cao răng để tránh men răng bị tổn thương

Theo như ý kiến bác sĩ đưa ra, định kỳ 3-6 tháng ta nên lấy cao răng một lần tại nha khoa. Đây chính là khoảng thời gian cao răng có khả năng được hình thành, phát triển.

Ngoài ra, nếu như quá lâu mới đi cạo cao răng sẽ khiến chúng đóng nhiều. Điều này ảnh hưởng tới quá trình lấy cao răng của bác sĩ. Tình trạng bị chảy máu, ê buốt do những tác động mạnh mới loại bỏ hết cao răng sẽ dễ xảy ra.

Cao răng nếu không được lấy đi sạch sẽ bám chắc vào răng khiên mô quanh răng, nướu răng, nha chu có thể bị viêm. Bên cạnh đó, nhiều tình trạng khác có thể xảy ra như tiêu xương ổ răng, tụt nướu, răng bị gãy rụng, … Do đó, việc thực hiện lấy cao răng định kỳ là rất cần thiết với cả người lớn và trẻ nhỏ.

Trên thực tế có khá nhiều người lo ngại việc lấy vôi răng thường xuyên sẽ tổn hại men răng của trẻ. Tuy nhiên ta có thể yên tâm về vấn đề này nếu như quá trình lấy cao răng được thực hiện ở những nha khoa uy tín. Khi đó, lấy cao răng sẽ được đảm bảo thực hiện với những bác sĩ tay nghề cao, trang thiết bị hiện đại, đảm bảo vệ sinh, an toàn, không xâm lấn.

Trên đây là một số điều cần biết về tình trạng cao răng sữa ở trẻ. Hy vọng qua đó, cha mẹ đã lưu lại được những thông tin cần thiết để hỗ trợ thực hiện chăm sóc, bảo vệ răng miệng trẻ tốt hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *