Hôi miệng là vấn đề khá phổ biến mà mọi đối tượng đều có khả năng gặp phải. Có nhiều kiểu hôi miệng khác nhau, trong đó đáng chú ý là hôi miệng có mùi tanh. Đây rất có thể là dấu hiệu của tình trạng mắc một số bệnh lý. Sau đây, ta hãy tìm hiểu về tình trạng hôi miệng này cùng những cách giúp khắc phục hiệu quả.
Bạn đang đọc: Hôi miệng có mùi tanh và cách khắc phục
1. Nguyên nhân khiến hôi miệng có mùi tanh
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng hơi thở có mùi hôi tanh
1.1 Do vừa ngủ dậy
Thông thường, nước bọt đóng vai trò giúp làm sạch khoang miệng. Từ đó, nguy cơ có mùi hôi miệng sẽ được giảm thiểu. Thế nhưng sau khi ngủ một giấc dài, lượng nước bọt tiết ra không đủ khiến vi khuẩn có cơ hội phát triển nhiều hơn. Từ đó, tình trạng hơi thở có mùi tanh dễ xảy ra. Nếu sau đó, ta thực hiện vệ sinh răng miệng đủ, đúng cách thì vấn đề này không đáng ngại, không ảnh hưởng tới sức khỏe.
1.2 Do thực hiện vệ sinh răng miệng không tốt
Với những người lười thực hiện vệ sinh răng miệng hay thực hiện nhưng không đúng cách cũng sẽ làm xuất hiện tình trạng mùi tanh trong hơi thở. Điều này có thể dễ dàng khiến ta gặp phải những vấn đề về răng miệng.
1.3 Do thức ăn
Một số loại gia vị được sử dụng để nấu ăn được xác định có khả năng gây hôi miệng có mùi tanh. Thế nhưng, mùi tanh do thực phẩm sẽ hết sau khoảng 1-2 tiếng. Tuy nhiên ta cần lưu ý, nếu bị ợ hay nói chuyện thì mùi hôi này có thể vẫn chưa hết hoàn toàn.
1.4 Do một số thói quen xấu
Bên cạnh những nguyên nhân trên, một số thói quen xấu như hút thuốc lá, sử dụng rượu, bia, chất kích thích, … cũng có thể hình thành mùi hôi miệng. Thậm chí, hút thuốc lá còn khiến gia tăng hợp chất tạo mùi ở trong khoang miệng. Đồng thời, nước bọt cũng tiết ra ít hơn bình thường. Đối với việc uống rượu, khoang miệng sẽ trở nên nặng mùi. Điều này là do hàm lượng cồn ở trong rượu cao dẫn tới tình trạng bị khô miệng, miệng có mùi tanh. Tình trạng này đặc biệt rõ hơn lúc thức dậy sau khi uống rượu trước đó.
2. Hơi thở có mùi tanh có nguy hiểm không?
Tìm hiểu thêm: Cách chăm sóc răng sứ thẩm mỹ kéo dài tuổi thọ
Hôi miệng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý
2.1 Các bệnh lý về răng miệng
Khi hơi thở xuất hiện mùi hôi tanh kèm triệu chứng dễ chảy máu khi vệ sinh răng miệng, nhiều vôi răng, có lỗ đen trên bề mặt răng, … thì có thể là báo động cho sức khỏe răng miệng. Có thể, một số bệnh lý đang xảy ra như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng, …
2.2 Nhiễm trùng đường miệng
Tình trạng nhiễm trùng đường miệng di nấm gây ra. Với sự gia tăng của các loại nấm trong miệng khiến hơi thở trở nên hôi, có mùi tanh khó chịu. Bệnh này còn được biết đến là bắt nguồn từ nấm Candida. Khi con người nhiễm nấm này có thể xuất hiện thêm một số triệu chứng như mảng trắng xuất hiện ở lưỡi, vòm miệng, má trong, … Vị giác có thể bị mất và gặp khó khăn khi nuốt.
2.3 Bệnh thận
Một trong những biểu hiện của bệnh thận chính là hơi thở mùi tanh nồng. Thậm chí, mùi tanh xuất hiện có thể giống mùi cá tanh. Nguyên nhân bởi thận gặp những vấn đề trong quá trình thải độc. Khi đó, người bệnh cần phải sớm tới gặp bác sĩ để kiểm tra, điều trị kịp thời.
2.4 Bệnh phổi
Những bệnh lý liên quan tới phổi như bệnh viêm phổi, viêm phế quản, … có thể gây hiện tượng khó thở kèm hơi thở có mùi tanh. Tình trạng mùi hơi thở sẽ ở mức độ khác nhau tùy theo từng tình trạng bệnh. Đặc biệt, với những người mặc bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối thì hơi thở sẽ có mùi tanh rõ rệt.
3. Cách điều trị tình trạng hơi thở mùi tanh
Với những trường hợp hơi thở có mùi tanh thì có thể áp dụng phương pháp vệ sinh răng miệng cẩn thận hơn để cải thiện. Cụ thể, ta cần xem xét quy trình thực hiện đã đúng chưa. Nếu quy trình chưa đúng ta cần điều chỉnh, thực hiện 2 lần mỗi ngày. Đồng thời, phần lưỡi cũng cần được vệ sinh sạch sẽ, sử dụng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng để làm sạch hiệu quả hơn.
Nếu đã thực hiện theo những quy trình trên nhưng tình trạng hơi thở vẫn còn mùi hôi tanh, ta cần tới bệnh viện để được thăm khám. Các bác sĩ sẽ giúp xác định chính xác nguyên nhân và chỉ định điều trị hợp lý:
– Nguyên nhân do những mảng bám cao răng: Bác sĩ sẽ thực hiện cạo vôi răng. Từ đó, các nguy cơ gây bệnh viêm nướu, viêm nha chu, … sẽ được ngăn ngừa.
– Nguyên nhân do bệnh lý toàn thân: Ta cần tới bệnh viện thăm khám, xét nghiệm kỹ để có thể xác định nguyên nhân, tìm ra giải pháp điều trị thích hợp.
4. Những phương pháp giúp cải thiện hôi miệng có mùi tanh tại nhà
>>>>>Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Mổ đẻ có đặt vòng được không?
Vệ sinh răng miệng, vệ sinh lưỡi cẩn thận sẽ hỗ trợ giảm thiểu hôi miệng
Để có thể cải thiện mùi hôi miệng tanh nồng, ta cần lưu ý thực hiện những phương pháp sau:
– Thực hiện vệ sinh răng miệng cẩn thận, kỹ lưỡng.
– Thực hiện vệ sinh lưỡi, lấy cao răng định kỳ.
– Hạn chế tối đa ăn các loại thực phẩm gây mùi như tỏi, hành, hạt tiêu, … uống cà phê, rượu, bia, … hay sử dụng chất kích thích.
– Hạn chế ăn những món ăn có chứa nhiều đường. Hàm lượng đường cao trong thức ăn sẽ thúc đẩy sự phát triển của những vi khuẩn gây hại trong khoang miệng.
– Tăng cường thêm các loại rau xanh, trái cây tươi vào khẩu phần ăn để cơ thể được bổ sung thêm những vitamin và khoáng chất thiết yếu. Đặc biệt là các loại táo, lê, cà rốt, dâu, … giúp giảm tình trạng hôi miệng rất tốt.
– Thay đổi những thói quen không tốt như hút thuốc lá, uống nhiều nước lọc.
– Hình thành và duy trì thói quen kiểm tra răng miệng định kỳ 6 tháng một lần. Điều này sẽ giúp đảm bảo về sức khỏe răng miệng. Bên cạnh đó, nếu có bất kỳ vấn đề nào, bác sĩ cũng có thể phát hiện và xử lý sớm, tránh biến chứng về sau.
Trên đây là những thông tin về tình trạng hôi miệng có mùi tanh cùng những phương pháp khắc phục. Trong trường hợp, những phương pháp áp dụng tại nhà không đem lại hiệu quả, ta cần tới ngay bệnh viện, cơ sở y tế để được thăm khám trực tiếp. Qua đó, bác sĩ sẽ xác định được chính xác nguyên nhân, chỉ định điều trị phù hợp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.