Tầm soát ung thư có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Bên cạnh vấn đề về giá, thời gian thăm khám cũng là một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm khi đi khám tầm soát ung thư cổ tử cung. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu và giải đáp câu hỏi: Tầm soát ung thư cổ tử cung bao lâu có kết quả?
Bạn đang đọc: Hỏi đáp: Tầm soát ung thư cổ tử cung bao lâu có kết quả?
1. Ung thư cổ tử cung và những điều cần biết
Ung thư cổ tử cung là dạng ung thư thường gặp ở nữ giới, chỉ đứng sau ung thư vú. Tại Việt Nam, cứ 100.000 phụ nữ thì có 20 trường hợp mắc ung thư cổ tử cung và 11 trường hợp tử vong. Ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi gần như 100% nếu được phát hiện kịp thời. Để có thể thực hiện điều này thì bạn cần có nhận thức về những dấu hiệu cảnh báo ung thư sớm cũng như khám tầm soát ung thư định kỳ.
Dấu hiệu cơ bản để nhận biết ung thư cổ tử cung là chảy máu bất thường ở khu vực âm đạo. Các trường hợp chảy máu âm đạo bất thường bao gồm: chảy máu khi chưa tới kỳ kinh nguyệt, thời gian kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn so với chu kỳ bình thường, chảy máu trong hoặc sau khi khi quan hệ. Khi ung thư phát triển, người bệnh có thể bao cảm thấy đau vùng chậu, việc tiểu tiện có những dấu hiệu bất thường, chân sưng phù.
Khám tầm soát ung thư cổ tử cung là hoạt động được nhiều chuyên gia khuyến khích. Tuy nhiên, tại Việt Nam thì điều này vẫn còn là một vấn đề nhạy cảm và nhiều người khá ái ngại khi khám phụ khoa nói chung. Đây cũng là một trong những lý do khiến ung thư cổ tử cung thường chỉ được phát hiện khi bệnh đã tiến triển, gây nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe.
Ung thư cổ tử cung phổ biến thứ 2 ở nữ giới, chỉ sau ung thư vú
2. Tìm hiểu: Tầm soát ung thư cổ tử cung bao lâu có kết quả?
Với sự phát triển của y học hiện đại, chúng ta đã có rất nhiều phương pháp để tầm soát ung thư cổ tử cung một cách hiệu quả. Mỗi phương pháp sẽ có những ưu – nhược điểm khác nhau và theo đó thời gian cho kết quả chẩn đoán cũng sẽ khác nhau.
2.1. Chẩn đoán hình ảnh trong tầm soát ung thư cổ tử cung bao lâu có kết quả?
Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh dùng để tầm soát ung thư bao gồm siêu âm đầu dò, siêu âm ổ bụng, nội soi cổ tử cung. Các phương pháp này đều có thể giúp bác sĩ đánh giá được hình ảnh phía trong vùng kín của người bệnh. Trong đó, phương pháp được sử dụng phổ biến nhất để sàng lọc ung thư cổ tử cung là siêu âm đầu dò.
Siêu âm đầu dò có thể hỗ trợ bác sĩ kiểm tra chi tiết các cơ quan gồm: tử cung, buồng trứng, vòi dẫn trứng, âm đạo. Phương pháp này được đánh giá có mức độ an toàn cao, không gây xâm lấn, ít tạo cảm giác đau đớn và có chi phí hợp lý.
Hoạt động trên nguyên tắc phát và thu sóng âm trực tiếp, do đó hình ảnh kết quả siêu âm đầu dò cũng được hiển thị trực tiếp. Vì thế, kết quả chẩn đoán sẽ có ngay sau khi bạn hoàn tất quy trình siêu âm. Đây cũng là ưu điểm chung của các phương pháp chẩn đoán hình ảnh.
Tìm hiểu thêm: Mách bạn cách thử thai tại nhà nhanh chóng và chính xác
Siêu âm đầu dò thường được sử dụng để tầm soát ung thư cổ tử cung
2.2. Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bao lâu có kết quả?
Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bao gồm nhiều loại xét nghiệm khác nhau và thời gian cho kết quả cũng có sự khác biệt nhất định. Dưới đây là một số phương pháp xét nghiệm phổ biến trong tầm soát ung thư cổ tử cung.
– Phương pháp xét nghiệm Pap smear: Phương pháp này còn được gọi là xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung. Xét nghiệm Pap smear là một xét nghiệm tế bào học giúp xác định những thay đổi về tế bào chủ yếu do virus HPV gây ra ở cổ tử cung. Quá trình lấy mẫu xét nghiệm được thực hiện khá nhanh chóng, chỉ khoảng 5 phút và bạn có thể nhận lại kết quả trong vòng 1 ngày.
– Xét nghiệm Cobas test: Phương pháp này giúp phát hiện và xác định 2 chủng HPV phổ biến là type 16 và 18. Đây là 2 chủng virus HPV có mặt trong 70% trường hợp ung thư cổ tử cung. Đồng thời, xét nghiệm Cobas còn chúng ta phát hiện khoảng 12 chủng HPV khác nhằm đánh giá nguy cơ mắc bệnh phụ khoa nói chung. Thời gian có kết quả của xét nghiệm này là khoảng 7 – 10 ngày.
– Xét nghiệm Thinprep: Đây là xét nghiệm phết cổ bào cổ tử cung Pap smear được cải tiến. Ưu điểm của phương pháp Thinprep là giảm nguy cơ bỏ sót mẫu tế bào bất thường, qua đó có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ âm tính giả và nâng cao hiệu sàng lọc ung thư. Phương pháp Thinprep thường có kết quả sau 1 tuần.
– Xét nghiệm HPV DNA: Phương pháp này sẽ tách chiết DNA và sử dụng công nghệ giải trình để phân tích nhằm xác định sự có mặt của nhiều chủng HPV khác nhau. Phương pháp phân tích DNA sử dụng công nghệ hiện đại và cho kết quả khá nhanh, trong khoảng 2 ngày.
>>>>>Xem thêm: Điểm danh các triệu chứng ung thư đường ruột không thể bỏ qua
Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung cho kết quả khá chính xác
3. Lưu ý sau khi thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung
Phụ nữ sau khi thực hiện khám sàng lọc ung thư hoàn toàn có thể vận động, ăn uống như bình thường. Một số trường hợp sẽ bị chảy máu âm đạo sau khi thăm khám. Tuy vậy, đây là hiện tượng bình thường vì các công cụ thăm khám có thể cọ xát làm tổn thương bề mặt niêm mạc và gây chảy máu. Cơ thể chúng ta có khả năng tự cầm máu nên các chị em không cần quá lo lắng. Nếu bạn thấy máu chảy quá nhiều và trong thời gian dài thì nên thông báo với bác sĩ để kiểm tra tình trạng xuất huyết.
Sau khi nhận kết quả xét nghiệm, nếu có sự xuất hiện của tế bào bất thường thì người bệnh không nên quá lo lắng. Bởi có nhiều trường hợp tế bào bất thường xuất hiện không phải là ung thư. Để biết chính xác các tế bào bất thường ấy có khả năng phát triển thành tế bào ung thư hay không thì bạn cần xét nghiệm theo dõi hoặc thực hiện khám thêm với các phương pháp khác.
90% phụ nữ Việt Nam mắc các bệnh phụ khoa và có tới 50% phụ nữ đã ít nhất 1 lần nhiễm HPV. Đây là điều kiện để nhiều bệnh viêm nhiễm phụ khoa phát triển, và khi không được điều trị kịp thời thì nguy cơ bệnh tiến triển thành ung thư phụ khoa là rất cao. Do đó, bạn hãy quan tâm chăm sóc cơ thể bằng việc vệ sinh sạch sẽ vùng kín và thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là khám sức khỏe sinh sản.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.