Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng “vàng” đối với sự phát triển của trẻ. Do vậy, ít nhất 6 tháng đầu đời mẹ hãy cho con bú để đảm bảo sự hoàn thiện để kháng, hệ tiêu hóa cũng như trí thông minh. Nếu mẹ đang gặp phải tình trạng tắc tia sữa hay hoang mang không biết tắc tia sữa phải làm thế nào hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây, để có thể nắm được nguyên nhân, biết được tắc tia sữa điều trị thế nào và khám ở đâu tốt nhé.
Bạn đang đọc: Tắc tia sữa phải làm thế nào? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
1. Tắc tia sữa là gì?
Tắc tia sữa là hiện tượng sữa mẹ bị giữ lại bên trong các ống dẫn sữa ở bầu ngực không chảy ra được. Ảnh hưởng đến việc cho con bú hay hút sữa để tích trữ, việc bị tắc tia sữa khiến mẹ gặp nhiều đau đớn dẫn đến việc có thể bị mất sữa và phải nuôi con bằng sữa ngoài.
“Tắc tia sữa là gì?” hay “Tắc tia sữa phải làm thế nào?” là câu hỏi rất nhiều mẹ sau sinh thắc mắc
Nếu tình trạng tắc tia sữa để lâu kéo dài không được xử lí triệt để và hiệu quả mẹ còn có thể bị viêm tuyến vú, áp xe tuyến vú lâu dần thành các dải xơ hóa hay u xơ tuyến vú.
2. Nguyên nhân và những dấu hiệu của tắc tia sữa
2.1 Những nguyên nhân thường gây nên tắc tia sữa
Ở mỗi mẹ lại có một nguyên nhân bị tắc tia sữa khác nhau, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc này có thể kể đến như:
– Mẹ quá nhiều sữa hoặc bé bú quá ít: Trường hợp này rất nhiều mẹ gặp phải, nguyên nhân là do mẹ nhiều sữa quá bé bú no hoặc bé bú ít mà mẹ nhiều sữa thì cũng dẫn tới sữa còn dư trong bầu ngực gây ra tắc nghẽn hoặc có hiện tượng đông kết.
– Mẹ không cho bú thường xuyên hoặc không hút hết sữa: chỉ cần khoảng 6 tiếng- 1 ngày sữa còn tồn đọng trong ngực mẹ là sẽ gây đến tắc tia sữa. Nếu máy hút sữa lực yếu không hút hết sữa thì cũng là nguyên nhân bị tắc tia sữa
– Nhiễm khuẩn: đây là trường hợp vi khuẩn xâm nhập do mẹ không để ý vệ sinh sạch sẽ núm vú hay cũng có thể do bé ngậm vú mẹ không đúng cách làm nứt đầu vú. Sau khi nhiễm khuẩn, ống dẫn sữa bị viêm và khiến sữa không chảy ra ngoài được. Lâu dần sữa tích tụ gây tắc tia sữa.
– Núm vú của mẹ bị thụt vào trong làm bé khó bú, sữa khó chảy ra ngoài gây ứ đọng.
– Ngực chịu áp lực: Khi nằm sấp lúc ngủ, mặc áo ngực chật,. cũng gây ra tình trạng trên
– Tâm lí căng thằng, stress: làm chậm sản sinh hormone oxytocin có nhiệm vụ kích thích vú tiết sữa.
2.2 Dấu hiệu cho thấy rằng có thể mẹ đã bị tắc tia sữa
Nếu thấy một số dấu hiệu dưới đây, mẹ nên cẩn trọng vì có thể đã bị tắc tia sữa:
– Ngực bị căng tức, cứng và to hơn bình thường. Xuất hiện tình trạng đau nhức
– Khi sờ vào bầu vú, có thể thấy một số điểm cứng
– Sữa ra ít hơn hoặc không tiết ra nữa.
– Một số mẹ sẽ bị sốt nếu gặp tình trạng tắc tia sữa
3. Tắc tia sữa phải làm thế nào? Cách điều trị tắc tia sữa
Tắc tia sữa ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và tình trạng sữa nuôi bé. Để lâu ngày có thể gây một số biến chứng nguy hiểm và tăng khả năng mất sữa. Vậy nên dưới đây là một số biện pháp điều trị tắc tia sữa mà các mẹ có thể tham khảo
3.1 Nếu bị tắc tia sữa phải làm thế nào? Cách điều trị tại nhà
Điều trị tại nhà giành cho các mẹ bị tắc tia sữa nhưng bị nhẹ, không quá nghiêm trọng.
– Tiếp tục cho bé bú: Nhiều mẹ khi gặp tắc tia sữa sẽ ngưng ngay việc hút sữa hay cho con bú. Nhưng việc đó là cực kì sai lầm, nó sẽ khiến sữa vẫn tiết ra nhiều mà lại không được ra ngoài. Nên dù có đau mẹ vẫn nên hút sữa và tiếp tục bé bú.
– Massage, day ép bằng tay: khi mẹ thấy những dấu hiệu của việc có thể đã bị tắc tia sữa như đã nói bên trên thì nên có những biện pháp để cải thiện luôn tình trạng này. Không phải xoa mà là day ép, hành động này mạnh hơn, dùng 1 bàn tay vừa day vừa ép để làm tan sữa đông kết trong bầu ngực. Nên day theo vòng tròn, lặp lại khoảng 20-30 lần rồi ngực lại. Nên làm nhiều lần, không nhẹ quá như “xoa” nhưng cũng đừng làm mạnh quá, hãy thực hiện trong phạm vi đau mà bản thân có thể chịu được nhé các mẹ
Tìm hiểu thêm: Phẫu thuật ung thư dạ dày sống được bao lâu?
Massage, day ép ngực có thể giúp cải thiện tình trạng tắc tia sữa ở mẹ
– Chườm nước nóng: sẽ giúp những vùng sữa đông tan dần, khai thông tia sữa cho mẹ. Mẹ có thể dùng túi chườm ấm hay chườm vào các kì kinh nguyệt ( tránh tình trạng nóng quá dẫn đến bỏng ), hãy để nóng vừa đủ rồi lăn nên nơi bị tắc tia sữa. Hay cũng có thể ngâm mình trong bồn nước nóng rồi dùng tay massage nhẹ ngực, vùng bị tắc tia sữa.
– Giúp bé bú đúng cách, thay đổi nhiều tư thế bú: Ở mỗi một tư thế, sẽ tác động lên những tia sữa khác nhau dễ khai thông dòng chảy tia sữa.
– Vệ sinh đầu ngực của mẹ đúng cách, sạch sẽ: điều này nhỏ nhưng các mẹ thường không chú trọng và hay bỏ qua. Trước và sau khi cho bé bú các mẹ cần vệ sinh sạch đầu ngực để làm sạch cặn sữa còn sót lại, ngăn ngừa các loại vi khuẩn không tốt xâm nhập vào. Có thể dùng khăn thấm nước muối ấm và lau sạch nhé.
– Dùng máy hút sữa: đây là dạng máy mô phỏng như bé đang bú mẹ nên sẽ hút được sữa có trong bầu ngực. Ngoài ra sẽ hạn chế tình trạng giống như bé tự bú sai cách, bé bú ít quá,..dòng chảy của sữa sẽ đều hơn, ra ngoài hết giúp mẹ tránh tình trạng tắc tia sữa. Mẹ nên lựa chọn tư thế thoải mái nhất, tiếp đó massage nhẹ nhàng để kích thích xuống sữa. Đặt phễu đúng bị vị trí và bắt đầu với một bên, xong thì kết thúc với bên còn lại. Các mẹ hút ở áp lực hút thấp sau đó tăng dần đến khi cảm thấy thoải mái nhé.
Các mẹ nên lưu ý, mỗi một phương pháp lại có hiểu quả khác nhau tùy vào cơ địa từng mẹ. Các biện pháp này cần thực hiện khi mới phát hiện bị tắc tia sữa, càng để lâu hiệu quả càng giảm dần.Nếu trong quá trình áp dụng các phương pháp trên mà tình trạng tắc tia sữa không thuyên giảm, còn có xu hướng nặng hơn thì mẹ nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời nhé.
3.2 Tắc tia sữa phải làm thế nào? Điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI
Tắc tia sữa kéo dài trở thành viêm nhiễm nặng, hình thành áp xe tuyến vú thì cần dùng kháng sinh toàn thân dưới hai dạng tiêm hoặc uống. Sau đó bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng áp xe vú tiến triển tốt hay không, nếu không sẽ phải trích tháo mủ ở vú để điều trị tiếp
Quy trình điều trị tắc tia sữa tại Thu Cúc TCI diễn ra như sau:
– Bước 1: Bác sĩ chuyên khoa có chuyên môn cao sẽ tiến hành thăm khám, xác định mức độ của viêm tắc. Sau đó sẽ tìm ra nguyên nhân để có biện pháp điều trị tốt và phù hợp nhất với từng mẹ.
– Bước 2: Làm sạch bầu ngực, vùng cần thông tắc sau đó dùng máy để massage thông ống dẫn sữa và tuyến sữa.
– Bước 3: Các bác sĩ sẽ dùng các tia hồng ngoại với bước sóng ngắn để làm mềm các cục sữa kết đông trong ngực
– Bước 4: Dùng máy hút sữa, hút hết lượng sữa còn tồn đọng ra ngoài
– Bước 5: Dùng các dụng cụ kích sữa để kích thích các tuyến sữa mới về.
>>>>>Xem thêm: Các biện pháp phòng tránh bệnh giang mai hiệu quả
Thu Cúc TCI tự hào là địa chỉ chữa tắc tia sữa uy tín của nhiều mẹ
Bên cạnh đó, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI, có nhiều lý do để các mẹ tìm đến và lựa chọn để sử dụng các dịch vụ về chăm sóc sức khỏe cũng như là điều trị tắc tia sữa,
– Đội ngũ y bác sỹ, điều dưỡng chuyên khoa giàu kinh nghiệm và tận tâm hỗ trợ bệnh nhân trong quá trình điều trị tắc tia sữa.
– Hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại, được nhập khẩu từ nước ngoài giúp tăng cao hiệu quả điều trị.
– Mang đến chất lượng dịch vụ và kết quả điều trị cao cho người bệnh. Việc điều trị sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe hai mẹ con.
– Sau khi chữa khỏi tắc tia sữa, mẹ sẽ được tư vấn của bác sĩ để phòng ngừa tắc tia sữa quay lại và nâng cao chất lượng sữa mẹ.
Trên đây là các phương pháp giúp mẹ đỡ lăn tăn về việc tắc tia sữa phải làm thế nào và cung cấp những kiến thức bổ ích về điều trị tắc tia sữa. Nếu các mẹ có bất kì thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài để được tư vấn và giải đáp miễn phí.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.