Khám trong bị ra máu là nỗi sợ của không ít mẹ bầu. Ngoài việc sợ cảm giác bị khám trong, mẹ bầu còn cảm thấy lo lắng không biết liệu việc chảy máu đó có ảnh hưởng gì đến thai nhi trong bụng không. Theo những số liệu thống kê, không quá hiếm những trường hợp bị chảy máu trong thai kỳ. Một số người bị chảy máu âm đạo trong giai đoạn đầu thai kỳ, cũng có người bị khi đến những tháng cuối. Việc chảy máu trong quá trình mang thai có thể là dấu hiệu nguy hiểm của em bé, cũng có thể chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể, không có gì đáng lo. Cũng có nhiều trường hợp mẹ bầu đi khám trong và bị chảy máu âm đạo. Chảy máu như vậy có liệu có đáng lo? Các mẹ bầu trả lời câu hỏi này trong bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Khám trong bị ra máu, mẹ bầu không nên quá lo lắng!
1. Khi nào xảy ra tình trạng chảy máu sau khám
1.1. Khám trong bị ra máu do chuyển dạ
Thời điểm các mẹ bầu được chỉ định khám trong thường là những tuần cuối của thai kỳ. Lúc này mẹ sẽ đi khám với tần suất khá dày, 1 tuần/lần. Đây là lúc có thể mẹ sắp sinh và có thể việc chảy máu là do chuyển dạ. Nếu muốn biết chính xác nguyên nhân chảy máu âm đạo, mẹ cần quan sát màu sắc của máu. Trường hợp chuyển dạ, máu âm đạo sẽ có màu hồng nhạt mà nhiều người quen gọi là “máu cá”, kèm theo chất nhầy màu nâu đỏ, đây là nút nhầy thường bịt ở cổ tử cung để bảo vệ cho buồng thai bên trong.
1.2. Khám trong bị ra máu do bị chảy máu từ trước
Khi mang thai phần tử cung sẽ mềm hơn và cũng dễ tổn thương hơn, nhất là những tuần cuối thai kỳ. Ở thời điểm này, nếu có quan hệ tình dục có thể gây nên hiện tượng chảy máu nhẹ bên trong âm đạo do xây xước. Nhưng vì quá ít máu nên máu vẫn đọng ở trong tử cung không chảy ra ngoài. Sau khi khám trong, lượng máu đó mới ra ngoài theo đường khám nên nhiều người nghĩ là do khám trong. Thực tế, âm đạo mẹ đã bị chảy máu từ trước chứ không phải do khám mới bị. Do vậy, sau khi đi khám thai mà thấy ra máu, mẹ cũng cần thời gian để theo dõi tình hình, đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
1.3. Do thao tác khi khám âm đạo
Thường khi bắt đầu vào tháng cuối thai kỳ, thai phụ sẽ được chỉ định khám âm đạo và khám trong. Khám âm đạo để xác định mẹ có những bệnh phụ khoa hay nấm ký sinh nào không.
Nếu bị viêm nhiễm, bệnh phụ khoa mẹ sẽ cần chữa trị dứt điểm trường ngày sinh. Nếu không chữa mẹ có thể không được phép sinh thường mà phải sinh mổ để tránh khả năng lây sang cho con. Khám trong để bác sĩ xác định chiều cao cổ tử cung, độ mở của cổ tử cung, từ đó có thể xác định thời điểm chuyển dạ và sinh con của thai phụ.
Không ít mẹ bầu bị ra máu sau khi khám trong
Kỹ thuật khám trong là bác sĩ sẽ dùng ngón tay để đưa vào bên trong âm đạo kiểm tra. Điều này làm cho nhiều thai phụ cảm thấy hoảng sợ nên không thể thả lỏng người, dẫn đến tử cung bị co cứng lại, thao tác khám sẽ gặp khó khăn hơn vì sẽ gây tổn thương cho tử cung. Từ đó gây ra co thắt nhẹ ở âm đạo và chảy máu.
Có một số mẹ bầu có chỉ định làm xét nghiệm PAP là xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung trong giai đoạn đầu thai kỳ, xét nghiệm này có thể gây xước tử cung và chảy máu khi lấy mẫu.
Cuối thai kỳ, nhiều mẹ có tử cung bị lộ tuyến, điều này làm tử cung dễ bị chảy máu hơn. Sau khi bác sĩ khám trong càng dễ dàng có nguy cơ chảy máu.
Như vậy, có thể thấy việc chảy máu sau khi khám trong là hiện tượng thường thấy và không có gì quá đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu chảy máu nhiều và chảy máu kèm theo các triệu chứng khác như sốt, đau bụng, tiêu chảy, chuột rút thì cần thận trọng.
2. Hiện tượng khám xong bị ra máu liệu có nguy hiểm?
2.1. Khi nào ra máu là không nguy hiểm?
Bị ra máu sau khi khám trong là một tình trạng khá phổ biến. Vậy, khi nào hiện tượng này không đáng lo và khi nào là đáng lo?
– Vào những tuần cuối thai kỳ, sau khi khám trong có nhiều người phát hiện có một lượng máu nhỏ xuất hiện ở đáy quần lót của mình. Thường khi này máu sẽ ra với lượng ít vừa phải, màu sắc không giống với máu tươi mà có màu hồng nhạt hoặc nâu nhạt. Đồng thời, khi đó mẹ không cảm thấy có bất ổn gì về sức khỏe cả, thai nhi trong bụng vẫn hoạt động bình thường thì không cần quá lo lắng về hiện tượng này.
Tìm hiểu thêm: Phụ nữ dễ mắc ung thư sau tuổi mãn kinh
Nhiều trường hợp ra máu nhưng không nguy hiểm
– Nếu lượng máu ra ngoài nhiều bất thường hoặc có màu sắc đỏ tươi thì cần lưu ý để theo dõi thêm. Khi thấy máu chảy kèm đau bụng hoặc các hiện tượng khác thì cần nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám và được xử trí kịp thời.
2.2.Khi nào cần lo lắng nếu chảy máu sau khám?
Tuy có nhận định rằng, chảy máu sau khám trong những tháng cuối thai kỳ là hiện tượng phổ biến và có thể lành tính, nhưng các mẹ bầu cũng không nên chủ quan không quan sát và lắng nghe cơ thể mình. Mẹ vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, không nên tự phán đoán các hiện tượng mà cơ thể gặp phải, tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra. Lúc này, việc siêu âm có thể giúp các bác sĩ chẩn đoán xem liệu hiện tượng chảy máu có đáng lo ngại hay không. Đồng thời tìm ra nguyên nhân gây chảy máu cho các mẹ bầu, để mẹ yên tâm hơn.
Những trường hợp chảy máu như sau có thể được coi là đáng báo động, mẹ cần chú ý:
– Chảy máu kèm với đau bụng từng cơn, có xuất hiện cơn co tử cung, thai nhi đạp nhiều. Đây là dấu hiệu sinh non mẹ cần ghi nhớ. Ngoài ra, nó cũng có thể là dấu hiệu của những biến chứng nguy hiểm mà thai nhi đang đối mặt. Mẹ cần nhanh chóng đến viện để được kiểm tra ngay.
– Chảy máu âm đạo sau khi khám trong nhưng kèm với cảm giác đau đớn ở vùng âm đạo. Có thể xuất hiện khí hư màu xanh, vàng, khí hư có bọt hoặc bột như bã đậu, có mùi hôi khó chịu. Kèm theo đó có thể là tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt…Đây đều là những dấu hiệu của các bệnh lý phụ khoa nghiêm trọng mà mẹ cần phải đi khám để được chữa trị dứt điểm trước khi chuyển dạ.
>>>>>Xem thêm: Sinh mổ bao lâu thì có kinh lại và những lưu ý dành cho mẹ
Nếu thấy bất ổn cần nhanh chóng đi khám ngay
– Nếu mẹ bị chảy máu kèm theo chuột rút, sốt, đau bụng dữ dội thì cần tới ngay bệnh viện để khám vì đây đều là những biểu hiện nguy hiểm cho thai nhi.
– Ngoài ra nếu mẹ bầu gặp những triệu chứng sau cũng cần được đưa đi khám: Mẹ chảy máu nhiều, dữ dội, không thấy thuyên giảm; Mẹ có cảm giác choáng và chóng mặt, lảo đảo; Mẹ bị đau vùng vai và cảm thấy khó thở; mẹ bị tăng thân nhiệt và có những cơn co bất thường với tần suất nhiều.
2.3. Những việc cần làm nếu bị chảy máu sau khám
– Việc mẹ cần làm đầu tiên là cần nằm xuống nghỉ ngơi tuyệt đối, không được vận động mạnh. Trong lúc đó cần quan sát lượng máu và các dấu hiệu khác của cơ thể.
– Ăn uống nhẹ nhàng, ăn những loại thức ăn dễ tiêu hóa, những loại thực phẩm an thai như cháo cá chép, uống nhiều nước.
– Tuyệt đối không nên quan hệ tình dục vào thời điểm này.
– Nên vệ sinh sạch sẽ bên ngoài âm đạo, tránh viêm nhiễm sau khi chảy máu.
– Nếu tình trạng đỡ hơn vẫn nên đi khám để được theo dõi thêm. Nếu tình trạng không đỡ mà có triệu chứng tăng lên thì cần đi khám gấp.
Trên đây là những thông tin về việc mẹ bầu khám trong bị ra máu, hy vọng các mẹ có thêm nhiều kiến thức hơn để giải quyết những tình huống như trên.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.