Khám Triple test khi nào? Ý nghĩa của xét nghiệm này khi khám thai

Các mẹ bầu chắc hẳn đã không còn xa lạ với xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi mang tên Triple test khi khám thai. Xét nghiệm này có ý nghĩa rất quan trọng trong thai kỳ và cần được thực hiện đúng thời điểm khi các mẹ bầu bắt đầu quá trình khám thai. Tìm hiểu kỹ về xét nghiệm Triple test và việc khám Triple test khi nào, thai phụ có thể chủ động hơn trong việc kiểm soát các vấn đề của thai nhi, đảm bảo thai kỳ diễn ra bình thường, con yêu khỏe mạnh.

Bạn đang đọc: Khám Triple test khi nào? Ý nghĩa của xét nghiệm này khi khám thai

1. Triple test – Xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi mà mẹ bầu cần chú ý

Xét nghiệm Triple test là xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi được bác sĩ Sản khoa khuyến cáo các mẹ nên thực hiện trong quá trình khám thai, để đảm bảo việc thai nhi phát triển ổn định, phát hiện sớm nguy cơ dị tật từ trong bụng mẹ.

Đối với những mẹ bầu mang thai lần đầu, chưa từng thực hiện xét nghiệm Triple test cũng không cần lo lắng. Đây là một xét nghiệm không xâm lấn và hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ hay thai nhi.

Xét nghiệm này sử dụng máu của mẹ để kiểm tra một số vấn đề rối loạn bẩm sinh có thể gặp ở thai nhi. Các vấn đề sẽ được phát hiện qua nồng độ 3 chỉ số: AFP (Alpha-fetoprotein), uE3 (Unconjugated estriol) và Β-hCG (Beta Human Chorionic Gonadotropin).

Khám Triple test khi nào? Ý nghĩa của xét nghiệm này khi khám thai

Xét nghiệm Triple test là xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi qua phân tích mẫu máu của thai phụ

Cụ thể, sự thay đổi tăng hay giảm bất thường của các chỉ số này sẽ giúp bác sĩ dự đoán và đưa ra những nhận định chính xác về các dị tật bẩm sinh có thể xuất hiện ở thai nhi. Từ đó, mẹ bầu sẽ được nhận sự tư vấn phù hợp để có hướng xử lý hiệu quả và an toàn nhất trong buổi khám thai.

2. Mục đích, ý nghĩa của việc thực hiện xét nghiệm Triple test khi khám thai và thời điểm cần thực hiện

Xét nghiệm Triple test được thực hiện nhằm sàng lọc những dị tật bất thường của thai nhi từ sớm. Những hội chứng xuất hiện ở thai nhi mà Triple test có thể phát hiện được gồm: Hội chứng Down (thừa nhiễm sắc thể 21), Trisomy 18 (thừa nhiễm sắc thể 18) và dị tật ống thần kinh.

2.1. Mẹ bầu nên khám Triple test khi nào? Ý nghĩa của việc thực hiện xét nghiệm Triple test đúng thời điểm

Mẹ bầu cần hiểu xét nghiệm Triple test không thể đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác về tình trạng sức khỏe của thai nhi mà chỉ cho biết nguy cơ thai bị rối loạn nhiễm sắc thể do yếu tố di truyền có tồn tại hay không. Thông qua xét nghiệm này, các mẹ cũng sẽ được bác sĩ Sản khoa tư vấn việc có cần thiết phải thực hiện thêm các xét nghiệm chẩn đoán, sàng lọc khác không. Tương ứng với trường hợp nồng độ AFP tăng và giảm sẽ có những bất thường sau:

– Nồng độ AFP tăng: Thai nhi có nguy cơ gặp phải tình trạng dị tật ống thần kinh (cột sống chẻ đôi) hoặc bị khiếm khuyết phần não bộ (thai vô sọ). Tuy nhiên, điều quan trọng là tuổi thai cần phải được xác định chính xác, tránh trường hợp AFP được chẩn đoán tăng do xác định sai tuổi thai thực tế.

– Nồng độ AFP giảm: Ở trường hợp này, nếu nồng độ hCG và estriol đồng thời có định lượng bất thường thì thai nhi có nguy cơ gặp các hội chứng như Down, Edwards, một số bất thường về nhiễm sắc thể khác như dị tật ống thần kinh.

Tìm hiểu thêm: Lý giải tại sao ăn keto bị rối loạn kinh nguyệt?

Khám Triple test khi nào? Ý nghĩa của xét nghiệm này khi khám thai

Thông qua xác định nồng độ AFP tăng hay giảm có thể qua xét nghiệm Triple test, phát hiện sớm một vài dị tật như hội chứng Down, Edwards, dị tật ống thần kinh,…

Kết quả xét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi Triple test chỉ có độ chính xác từ 85 đến 90%. Để có thể nâng cao khả năng tầm soát chính xác về nguy cơ dị tật thai nhi, cần phải kết hợp kết quả xét nghiệm Triple test cùng với nhiều yếu tố khác như tuổi của mẹ, các chỉ số sinh tồn, tiền sử bệnh lý của thai phụ, thói quen sinh hoạt, thai đơn hay đa thai, tuổi thai ở thời điểm tiến hành xét nghiệm, tiền sử sản khoa.

Bởi vậy, việc xét nghiệm Triple test ở đúng thời điểm cần thiết vô cùng quan trọng. Xét nghiệm Triple test đúng thời điểm sẽ cho kết quả sàng lọc có độ chính xác cao hơn. Đồng thời, việc này cũng sẽ giúp các mẹ bầu được nhận sự hỗ trợ, tư vấn tốt nhất từ bác sĩ Sản khoa.

2.2. Thực hiện khám Triple test khi nào là tốt nhất?

Triple test được bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo thực hiện khi thai nhi đủ 15 đến 20 tuần tuổi. Tuy nhiên, để có kết quả sàng lọc chính xác nhất thì nên thực hiện xét nghiệm Triple test vào tuần thai thứ 16 đến 18.

Khám Triple test khi nào? Ý nghĩa của xét nghiệm này khi khám thai

>>>>>Xem thêm: GIẢI ĐÁP: Nhổ răng giá bao nhiêu?

Khám triple test khi nào là tốt nhất? Để có kết quả sàng lọc chính xác nhất thì nên thực hiện xét nghiệm Triple test vào tuần thai thứ 16 đến 18

Với những trường hợp kết quả xét nghiệm Triple test cho thấy nguy cơ dị tật thai nhi cao, mẹ bầu sẽ được hướng dẫn để thực hiện thêm một vài xét nghiệm chuyên sâu hơn như chọc ối, sinh thiết gai nhau hoặc xét nghiệm NIPT.

Xét nghiệm Triple test là xét nghiệm sàng lọc dị tật cần được thực hiện trong quá trình khám thai. Đặc biệt, các mẹ bầu thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ dị tật thai do rối loạn nhiễm sắc thể cao sau đây rất cần được tiến hành xét nghiệm này:

– Có tiền sử dị tật trong gia đình.

– Thai phụ đã quá 35 tuổi.

– Trước hoặc trong quá trình mang thai, mẹ có sử dụng một số loại thuốc, các chất có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

– Mẹ có tiền sử, mắc tiểu đường và có sử dụng insulin.

– Mẹ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm trùng do virus trong thời gian mang thai.

– Sinh sống, làm việc, thường xuyên tiếp xúc với môi trường nhiễm hóa chất độc hại.

– Thai phụ có tiền sử sảy thai không rõ nguyên nhân.

Hiện nay, có rất nhiều đơn vị, cơ sở y tế chuyên khoa cung cấp dịch vụ xét nghiệm sàng lọc trước sinh cho thai phụ. Tuy nhiên, chị em vẫn nên lựa chọn cho mình một địa chỉ xét nghiệm, theo dõi và quản lý thai kỳ uy tín, chất lượng, đảm bảo về hệ thống cơ sở vật chất, máy móc và đội ngũ y bác sĩ có đủ kinh nghiệm, trình độ chuyên môn thực hiện.

Một số mẹ bầu thắc mắc về việc thực hiện Triple test có cần nhịn ăn hay không. Các bác sĩ chuyên khoa Sản cho biết, xét nghiệm này không yêu cầu mẹ nhịn ăn, nhịn uống. Triple test là xét nghiệm dựa trên mẫu máu của mẹ, nhưng chất hóa sinh cần được lấy để định lượng, sàng lọc rối loạn nhiễm sắc thể gây dị tật thai nhi là các chỉ số sinh hóa tự nhiên có sẵn trong máu, không bị ảnh hưởng bởi thực phẩm được dung nạp vào cơ thể. Vì vậy, nếu buổi khám thai không đi kèm với những xét nghiệm sàng lọc khác, mẹ bầu sẽ không cần nhịn ăn, uống trước khi thực hiện.

Vậy là qua những thông tin trên, các mẹ bầu đã có thể hiểu rõ hơn về việc thực hiện xét nghiệm, ý nghĩa của khám thai, làm Triple test trong thai kỳ và đặc biệt nắm rõ nên khám Triple test khi nào. Đồng thời, mẹ cũng nên thực hiện xét nghiệm sàng lọc này ở thời điểm phù hợp, giúp đảm bảo hơn về kết quả thực hiện cũng như có thể nhận được sự hỗ trợ, lời khuyên, chỉ định tốt nhất từ bác sĩ chuyên khoa.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *