Nẹp răng cửa hay niềng răng cửa là giải pháp thường được sử dụng để nắn chỉnh các hàm răng có răng cửa không đều, khấp khểnh. Thế nhưng có nên nẹp răng cửa hay không? Có những phương pháp nào nẹp răng hiệu quả? Thắc mắc về niềng răng cửa của bạn sẽ được giải đáp chi tiết trong bài viết này.
Bạn đang đọc: Giải đáp có nên nẹp răng cửa không và phương pháp hiệu quả
1. Các trường hợp có thể nẹp răng cửa
Răng cửa nằm ở vị trí “mặt tiền”, quyết định tính thẩm mỹ của cả hàm răng. Việc sở hữu hàm răng có răng cửa thưa, khấp khểnh… có thể khiến bạn tự ti hơn mỗi khi ăn uống, nói, cười… Do đó, phương pháp nẹp răng cửa, hay còn gọi là niềng răng cửa, đã ra đời để giúp bạn khắc phục những chiếc răng cửa chưa đều và đẹp.
Niềng răng là phương pháp nắn chỉnh giúp tăng tính thẩm mỹ cho cả hàm răng
Thông thường, phương pháp niềng răng cửa sẽ áp dụng với từ hai chiếc răng cửa trở lên, và áp dụng cho các trường hợp sau:
1.1. Răng cửa mọc lệch
Răng cửa mọc lệch là tình trạng những chiếc răng cửa mọc bênh hẳn so với cung răng và các răng bên cạnh. Thường thì răng cửa mọc có thể bị lệch 1, 2 hay 3 cái. Tình trạng răng cửa mọc bị lệch sẽ khiến cả hàm răng của bạn trở nên kém duyên hơn, dễ dẫn tới tâm lý tự ti gây nhiều hạn chế trong giao tiếp. Với trường hợp này, nắn chỉnh răng cửa là điều cần thiết để hàm hàm răng của bạn được đều và đẹp hơn.
1.2. Răng cửa bị thưa không đẹp
Răng cửa mọc bị thưa không đẹp là tình trạng hai hay những chiếc răng cửa mọc với khoảng cách khá xa nhau trên cung hàm. Nguyên nhân có thể do răng bị mọc thưa bẩm sinh vì răng mọc ngầm hoặc thiếu răng. Dù không ảnh hưởng tới chức năng ăn nhai nhưng răng cửa mọc thưa cũng sẽ khiến giảm thẩm mỹ cho cả hàm răng. Do đó, không ít người đã tìm đến dịch vụ niềng răng cửa.
1.3. Răng cửa bị hô
Răng cửa mọc bị hô là tình trạng các răng cửa có xu hướng chìa ra nhiều hơn so với những răng khác trên cùng cung hàm. Tình trạng này sẽ khiến cho các răng cửa hàm trên và hàm dưới sai điểm tiếp xúc mỗi khi ăn nhai, giảm hiệu quả cắn xé thức ăn. Hơn thế, răng cửa mọc hô còn khiến nụ cười của bạn kém thẩm mỹ hơn. Niềng răng cửa là giải pháp có thể giúp bạn khắc phục tình trạng này.
2. Có nên niềng răng cửa không?
Tìm hiểu thêm: Đẻ thường xong nên làm gì để nhanh phục hồi?
Niềng răng giúp bạn sở hữu hàm răng đẹp, tăng phần tự tin trong cuộc sống
Xuất phát từ nhu cầu của khách hàng, nhiều cơ sở nha khoa đã cung cấp dịch vụ niềng răng cửa. Phương pháp niềng răng cửa có thể áp dụng với từ 2 chiếc răng cửa trở nên. Tuy nhiên, nhiều người vẫn nghi ngờ về hiệu quả của phương pháp này và thắc mắc: có nên niềng răng cửa không?
Theo các chuyên gia chỉnh nha, việc niềng từ 2 chiếc răng cửa là điều hoàn toàn có thể thực hiện được. Thế nhưng, nếu chỉ niềng răng cửa thì khó có thể mang lại hiệu quả cao nhưng mong muốn. Bởi về nguyên tắc, các răng trong cùng 1 hàm có cấu trúc liên kết chặt chẽ với nhau. Việc chỉ tác động lực để chỉnh một vài răng cửa có thể gây ảnh hưởng tới các răng kế cận, thậm chí toàn hàm. Thậm chí, cách này có thể tiềm ẩn rủi ro khiến hai khớp cắn hàm trên và dưới bị lệch, không khớp.
Cách tốt nhất để đạt hiệu quả tối ưu về thẩm mỹ và đảm bảo chức năng ăn nhai là bạn nên niềng cả hàm răng. Với các hàm răng có răng cửa mọc lệch, thưa, hô ở mức độ nhẹ, thời gian niềng sẽ ngắn, chi phí không cao. Còn đối với mức độ nặng, giải pháp chỉ niềng răng cửa rất khó đạt hiệu quả, giải pháp niềng cả hàm khi này vẫn sẽ cho hiệu quả tối ưu hơn.
3. Các phương pháp nắn chỉnh răng cửa hiệu quả hiện nay
Hiện nay, có 3 cách nắn chỉnh răng cửa và răng cả hàm được áp dụng phổ biến, cho hiệu quả cao: niềng răng bằng mắc cài kim loại nắp tự động, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng mắc cài trong suốt.
3.1. Niềng răng mắc cài kim loại nắp tự động
>>>>>Xem thêm: Đặt vòng tránh thai bị đau bụng có nguy hiểm không?
Niềng răng mắc cài kim loại là phương pháp nắn chỉnh răng phổ biến hiện nay
Niềng răng mắc cài kim loại nắp tự động là phương pháp phổ biến, có giá tối ưu, áp dụng để nẹp răng cửa hay cả hàm răng đều rất hiệu quả. Phương pháp này có ưu điểm là loại bỏ được dây chun ra khỏi bộ niềng răng, tăng tính thẩm mỹ hơn hẳn phương pháp niềng răng mắc cài kim loại thông thương.
3.2. Niềng răng mắc cài bằng sứ
Phương pháp niềng răng mắc cài sứ sử dụng chất liệu sứ tự nhiên, màu sắc tương đương với răng thật nên vừa cho hiệu quả tốt lại đảm bảo tính thẩm mỹ cao. Hơn thế, tại các cơ sở uy tín như Thu Cúc TCI, mắc cài sứ có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo lành tính và an toàn với sức khỏe khách hàng. Do đó, phương pháp này hiện được rất nhiều người lựa chọn để nẹp răng cửa và nẹp cả hàm răng.
Tuy nhiên, so với phương pháp niềng răng mắc cài kim loại nắp tự động, niềng răng sứ sẽ có giá cao hơn. Bên cạnh đó, phương pháp niềng răng mắc cài để đạt hiệu quả như ý thì đòi hỏi bác sĩ phải có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm để có thể điều chỉnh mắc cài sứ chuẩn xác.
3.3. Niềng răng Invisalign
Đây là công nghệ niềng răng trong suốt Invisalign không sử dụng mắc cài. So với 2 phương pháp niềng răng mắc cài kim loại và mắc cài sứ thì niềng răng trong suốt Invisalign có tính thẩm mỹ đẹp hơn hẳn, đồng thời mang lại cảm giác thoải mái hơn. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có chi phí cao hơn nhiều.
Thực tế, cả 3 phương pháp niềng răng mắc cài, sứ và Invisalign đều có những ưu – nhược điểm riêng, đều là giải pháp hiệu quả để nắn chỉnh răng được đẹp và đều hơn. Thế nhưng, hiệu quả đạt được cũng sẽ được quyết định một phần bởi bác sĩ chỉnh nha cho bạn. Do đó, khi có nhu cầu niềng răng, bạn nên chọn địa chỉ nha khoa uy tín.
Khoa Răng hàm mặt của Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI hiện là một trong những địa chỉ nha khoa tin cậy, nhận được đánh giá cao của các khách hàng đã trải nghiệm sử dụng dịch vụ. Không chỉ chỉnh răng thẩm mỹ, nơi đây hiện còn cung cấp tất cả các dịch vụ khám chữa về răng hàm mặt. Hơn thế, với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất khang trang, thiết bị y tế tiên tiến và hiện đại, bạn có thể thêm an tâm khi chọn chỉnh tại Khoa Răng hàm mặt Thu Cúc TCI.
Trên đây, bài viết đã giải đáp tới bạn thắc mắc có nên nẹp răng cửa hay không. Hy vọng bạn đã có được thông tin tham khảo hữu ích để tìm ra phương pháp phù hợp giúp hàm răng của mình đều và đẹp, để bản thân thêm tự tin hơn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.