Tiểu đường thai kỳ là một bệnh lí khá phổ biến mà bất kì phụ nữ mang thai nào cũng có thể gặp phải. Bệnh này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng cho cả mẹ và bé vậy nên việc khám tiểu đường thai kỳ là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên một số mẹ chưa có kinh nghiệm chắc hẳn sẽ thắc mắc khám vào thời điểm nào, quy trình ra sao. Vì vậy, Thu Cúc TCI xin được giải đáp cho các mẹ ở bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Mọi điều cần biết về khám tiểu đường thai kỳ: Thời điểm và quy trình
1. Tiểu đường thai kỳ là gì? Nguyên nhân tiểu đường thai kỳ
Bệnh tiểu đường thai kỳ hay còn có tên tiếng Anh là “Gestational Diabetes”. Bệnh này gây ra việc lượng đường trong máu cao hơn bình thường, ảnh hưởng không tốt trực tiếp tới mẹ và thai nhi. Nó thường bắt đầu khi mang thai và biến mất khi đã sinh con, dù vậy nếu mẹ bị tiểu đường thai kỳ thì sẽ có nguy cơ cao mắc tiểu đường tuýp 2. Cho nên việc phải kiểm tra, theo dõi và điều trị tiểu đường thai kỳ vô cùng quan trọng mà các mẹ không được chủ quan mà bỏ qua. Đặc biệt với những mẹ bầu đang bị tiểu đường tuýp 1, tuýp 2 mà có thai cũng cần theo sát chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu cao hơn mức tiêu chuẩn
Nguyên nhân gây nên tiểu đường thai kỳ vẫn chưa được biết chính xác. Nhưng theo một số nghiên cứu cho rằng do hormone mà nhau thai của mẹ sản xuất trong lúc mang bầu. Nó giúp em bé phát triển nhưng cũng có thể ngăn insulin thực hiện công việc của mình. Đường trong máu của mẹ sẽ không di chuyển ra khỏi máu vào tế bào như bình thường, cũng không thể chuyển hóa thành năng lượng trong tế bào. Điều này được gọi là kháng insulin dẫn đến đường trong máu tăng. Nồng độ hormone tỉ lệ thuận với trọng lượng thai. Từ tuần 24 tiểu đường thai kỳ bắt đầu xuất hiện và có thể gây dị tật cũng như ảnh hưởng không tốt sự phát triển của thai nhi.
2. Thời điểm khám tiểu đường thai kỳ
2.1. Khám tiểu đường thai kỳ ngay trong lần khám thai đầu tiên
Việc này thật sự cần thiết với một số mẹ đã có tiền sử tiểu đường thai kỳ, tiểu đường tuýp 1,2 hoặc nguy cơ cao bị thừa cân béo phì. Một số trường hợp nếu các mẹ xuất hiện những triệu chứng dưới đây cũng nên đi khám thai, xét nghiệm đường huyết để sàng lọc sớm tiểu đường thai kỳ:
– Có hiện tượng đi tiểu nhiều bất thường
– Khát nước, cảm thấy rất đói ngay kể cả khi vừa ăn xong
– Xuất hiện những vết thương, vết xước khó lành
– Mờ mắt
– Vùng kín xuất hiện tình trạng nấm men hay ngứa ngáy không rõ nguyên nhân
Với những mẹ đã có tiền sử bị bệnh tiểu đường thai kỳ nên đi xét nghiệm ít nhất 3 năm/1 lần để xem có sự phát triển tiểu đường không.
2.2. Khám tiểu đường thai kỳ khi thai 24 – 28 tuần tuổi
Tiểu đường thai kỳ có thể xảy ra trong bất kì thời điểm nào trong khi mang thai nhưng nó thường xuất hiện ở tuần thứ 24 – tuần thứ 28. Do đó, đây cũng là thời điểm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ tốt nhất trong lộ trình khám thai. Kể cả khi mẹ đã cẩn thận xét nghiệm từ lần khám thai đầu tiên thì vẫn nên làm thêm phương pháp dung nạp đường để kiểm tra lại, sàng lọc tiểu đường thai kỳ muộn. Phương pháp này sẽ kiểm tra lúc đói đồng thời đánh giá nguy cơ thai phụ mắc tiểu đường thai kỳ hay tăng đường huyết.
Tìm hiểu thêm: Giảm cân nhanh – đừng vội mừng!
24 đến 28 tuần là thời điểm tốt nhất để khám tiểu đường thai kỳ
Nếu đường huyết ở mức cao thì bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp để điều trị, theo dõi tình trạng cũng như phòng ngừa biến chứng do bệnh gây nên.
3. Quy trình xét nghiệm tiểu đường thai kỳ cho mẹ bầu
Mỗi bác sĩ có thể sử dụng các loại xét nghiệm sàng lọc khác nhau. Nhiều bác sĩ dùng phương pháp tiếp cận hai bước, bắt đầu bằng xét nghiệm thử glucose. Xét nghiệm này xác định khả năng mắc chứng rối loạn của mẹ.
3.1 Xét nghiệm sàng lọc thử glucose
Đầu tiên, các mẹ sẽ được bác sĩ cho uống glucose dạng dung dịch và lấy máu để xét nghiệm sau đó 1 giờ.
Nếu lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường, trên 140mg/dl hoặc 7,8mmol/l thì mẹ có nguy cơ cao đã bị tiểu đường thai kỳ. Lúc này cần phải tiến hành phương pháp dung nạp glucose để xác định tình trạng của mình.
3.2 Xét nghiệm dung nạp glucose
Một số bác sĩ bỏ qua xét nghiệm sàng lọc thử glucose và chỉ thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose.
Xét nghiệm trên là đo thử phản ứng của cơ thể với glucose. Nó được sử dụng để xác định cơ thể mẹ xử lý glucose tốt như thế nào sau bữa ăn. Nó được thực hiện như sau:
– Bác sĩ đo lượng đường trong máu lúc đói của mẹ ( bác sĩ sẽ yêu cầu nhịn ăn qua đêm, ít nhất là 8 tiếng )
– Sau đó sẽ cho các mẹ uống một lượng glucose dưới dạng dung dịch.
– Bác sĩ đo nồng độ glucose ( mức đường ) của mẹ 1 lần/1 giờ trong ba giờ tiếp theo.
Lúc chưa ăn: 95mg/dL
Sau 1 giờ uống: >180mg/dL
Sau 2 giờ uống: >155mg/dL
Sau 3 giờ uống: >140mg/dL
Trong 3 phép đo ở trên, nếu hai trong số đó vượt quá ngưỡng an toàn thì mẹ đã bị tiểu đường thai kỳ.
4. Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ ở Thu Cúc TCI
Tiểu đường thai kỳ xuất hiện khá phổ biến và đang có xu hướng gia tăng. Nếu không được thăm khám kịp thời, căn bệnh này sẽ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm cho thai nhi. Vậy nên các mẹ bầu nhất là các mẹ đã có tiền sử bị tiểu đường thai kỳ nên đi khám thai đúng thời gian, đồng thời chọn một địa chỉ uy tín để được tư vấn và cho kết quả chính xác nhất.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về sinh thiết gan dưới hướng dẫn siêu âm
Thu Cúc TCI luôn đồng hành cùng mẹ bầu trong suốt quá trình thai kỳ
Thu Cúc TCI có Thai sản trọn gói với đầy đủ các dịch vụ khám thai, xét nghiệm tiểu đường thai kỳ nhanh chóng, kịp thời và chính xác sẽ đảm bảo cho các mẹ một thai kỳ khỏe mạnh, “mẹ tròn con vuông”. Ngoài ra, ở đây còn được các mẹ bầu tìm đến và đánh giá cao bởi những yếu tố sau:
– Đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao, thâm niên công tác tại các bệnh viện tuyến đầu, dày dặn kinh nghiệm.
– Các mẹ sẽ được thăm khám, tư vấn chi tiết để đảm bảo mẹ và bé đều an toàn, mạnh khỏe trong suốt thai kì.
– Khi đăng ký và mua gói Thai sản TCI, các mẹ được khám thai không giới hạn, áp dụng bảo hiểm bảo lãnh và bảo hiểm Y tế.
Chần chờ gì mà không đặt trọn niềm tin để Thu Cúc TCI đồng hành cùng mẹ và bé. Mọi chi tiết về thai sản nói chung và khám tiểu đường thai kỳ nói riêng xin liên hệ để được tư vấn tận tình và nhanh nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.