Những điều cần biết về ung thư tụy sau phẫu thuật 

Phẫu thuật là một trong những phương pháp được áp dụng trong điều trị bệnh ung thư tụy. Vậy bệnh nhân ung thư tụy sau phẫu thuật nên được chăm sóc như thế nào và tiên lượng sống là bao nhiêu? Đi tìm lời giải đáp qua bài viết này bạn nhé!

Bạn đang đọc: Những điều cần biết về ung thư tụy sau phẫu thuật 

1. Cảnh giác với căn bệnh ung thư tuyến tụy

Tuyến tụy là cơ quan có chiều dài khoảng 15,24 cm nằm ẩn phía sau dạ dày. Cơ quan có vai trò quan trọng trong hỗ trợ đường tiêu hóa và kiểm soát lượng đường trong máu. Ung thư tuyến tụy xảy ra khi tế bào trong tuyến tụy sản sinh vượt quá tầm kiểm soát và phát triển thành khối u. Bệnh lý này mặc dù hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm. Theo thống kê của Tổ chức Ung thư toàn cầu ung thư tuyến tụy đứng thứ 8 – 9 về số lượng người mắc trên toàn cầu. Tại Việt Nam, năm 2018 có gần 1.000 người mắc mới, trong số đó trường hợp tử vong lên đến 900 người. Ung thư tuyến tụy được coi là “sát thủ thầm lặng” bởi thường không có dấu hiệu ở giai đoạn đầu. Cũng bởi không rõ nguyên nhân nên người bệnh thường bỏ qua giai đoạn tốt nhất để điều trị.

Mặc dù không có biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu nhưng nếu xuất hiện các dấu hiệu dưới đây bạn nên tham gia tầm soát ung thư để phát hiện sớm và đề phòng bệnh lý nguy hiểm này:

– Đau bụng thường xuyên.

– Sút cân.

– Ăn không ngon miệng.

– Đi ngoài, nôn ói.

– Đái tháo đường.

– Vàng da, nước tiểu sẫm màu.

Những điều cần biết về ung thư tụy sau phẫu thuật 

Vàng da có thể là dấu hiệu của ung thư tụy

2. Ung thư tụy có nên phẫu thuật không?

Ung thư tụy có 4 giai đoạn chính và thường ở giai đoạn sớm sẽ không có dấu hiệu gì đặc biệt. Bệnh thường phát triển âm thầm nên nhiều người không để ý, chỉ đến giai đoạn cuối khi các dấu hiệu đã xuất hiện rõ ràng mới có thể phát hiện. Tuy nhiên lúc này đã quá muộn vì thông thường ở giai đoạn 4 hầu như không thể thực hiện được phẫu thuật.

Đối với bệnh ung thư tụy, phương pháp phẫu thuật được coi là biện pháp hiệu quả nhất có khả năng chữa khỏi nếu phát hiện ở giai đoạn sớm khi tổ chức khối u chưa di căn. Các biện pháp khác chỉ tạm thời làm giảm triệu chứng và kéo dài thời gian sống cho người bệnh. Tuy nhiên không phải bệnh nhân nào cũng có thể thực hiện phẫu thuật, tùy thuộc vào từng thể trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phù hợp. Một số phương pháp điều trị bệnh nhân ung thư tụy bao gồm:

– Phẫu thuật: Phương pháp này được áp dụng cho người bệnh ở giai đoạn 1, 2 hoặc mới bước vào giai đoạn 3.

– Xạ trị: Đây là phương pháp được áp dụng cho bệnh nhân ung thư tuyến tụy nếu không thực hiện được phẫu thuật. Xạ trị này giúp giảm nhẹ triệu chứng đau đớn, vàng da, cải thiện chất lượng cuộc sống. Phương pháp này cũng được áp dụng để ngăn ngừa bệnh tái phát sau phẫu thuật.

– Hóa trị: Đây là phương pháp cuối cùng để áp dụng nếu cả xạ trị và phẫu thuật không còn phù hợp với tình trạng của người bệnh. Hóa trị là phương pháp giúp người bệnh kéo dài sự sống, giảm đau đớn và khó chịu ở giai đoạn cuối.

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về gây tê ngoài màng cứng trong chuyển dạ

Những điều cần biết về ung thư tụy sau phẫu thuật 

Phương pháp phẫu thuật được áp dụng cho người bệnh ở giai đoạn 1, 2 hoặc mới bước vào giai đoạn 3.

3. Ung thư tụy sau phẫu thuật và những điều cần biết

3.1. Cách chăm sóc bệnh nhân ung thư tụy sau phẫu thuật

Sau khi phẫu thuật, người nhà bệnh nhân cần chú ý tới chế độ chăm sóc sức khỏe để giúp người bệnh phục hồi tốt nhất. Bệnh nhân ung thư tụy sau khi phẫu thuật nếu không có cấm kỵ gì thì có thể đi đứng nhẹ nhàng sau 1 tuần. Lúc này, người nhà cần hỗ trợ người bệnh tập đi, dìu đỡ để bệnh nhân phục hồi nhanh hơn. Trong trường hợp người bệnh chưa thể đi đứng do vết mổ lớn kèm theo sức khỏe yếu thì người nhà cần giúp bệnh nhân tập một vài động tác chân, tay, trở mình qua lại nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần được bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp để duy trì sức khỏe. Một số thực phẩm nên bổ sung như rau củ, trái cây và các thực phẩm giàu protein. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư tụy sau khi phẫu thuật cũng cần hạn chế đồ ăn ngọt, thức uống có ga và các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất kích thích,…

Những điều cần biết về ung thư tụy sau phẫu thuật 

>>>>>Xem thêm: Biện pháp phòng ngừa những bệnh lây qua quan hệ bằng miệng

Người bệnh sau phẫu thuật ung thư tủy cần được bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp để duy trì sức khỏe

3.2. Tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư tụy sau phẫu thuật

Bệnh nhân mắc ung thư tụy có tiên lượng sống rất thấp, có thể nói rằng thấp nhất trong các bệnh lý ung thư:

– Đối với người bệnh đã loại bỏ khối u ác tính hoàn toàn bằng phẫu thuật thì tỷ lệ sống 5 năm là 20 – 30%.

– Tại thời điểm phẫu thuật, nếu như các hạch bạch huyết được phát hiện chứa tế bào ung thư thì tỷ lệ sống 5 năm giảm còn 10%.

– Tỷ lệ bệnh nhân ung thư tụy khi đã bổ sung hóa trị liệu sau phẫu thuật sẽ có khả năng sống trong 5 năm là 10%.

– Đối với bệnh nhân mắc ung tụy tiến triển tại chỗ thì tỷ lệ sống quá 3 năm là rất thấp.

– Với các bệnh nhân đã xuất hiện di căn kèm các triệu chứng sút cân, vàng da,… thì cơ hội sống sót trong 1 năm là dưới 20% đối với bệnh nhân thực hiện hóa trị và dưới 5% đối với bệnh nhân không thực hiện hóa trị.

– Riêng đối với bệnh nhân đã bước vào giai đoạn nguy hiểm không thể phẫu thuật thì thời gian sống trung bình từ 8 – 12 tháng, nếu tế bào di căn rộng thì tỷ lệ sống chỉ còn từ 3 – 6 tháng.

Như vậy, ung thư tụy là bệnh lý rất nguy hiểm nên hãy tham gia tầm soát ung thư sớm để phòng tránh và điều trị kịp thời nếu có bệnh bạn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *