Tình trạng răng nhọn mọc giữa 2 răng cửa thường khá hiếm gặp. Tuy không gây ra những vấn đề quá nguy hiểm nhưng nếu không xử lý phù hợp, đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới nhiều ảnh hưởng trong cuộc sống hàng ngày. Tùy vào từng tình trạng răng mọc và sức khỏe cụ thể, mỗi người sẽ có phương pháp điều trị phù hợp riêng,
Bạn đang đọc: Khắc phục tình trạng răng nhọn mọc giữa 2 răng cửa
1. Nguyên nhân xuất hiện răng nhọn mọc giữa 2 răng cửa
Người trưởng thành sẽ thường có tất cả 32 chiếc răng gồm 16 răng hàm trên và 16 răng hàm dưới tính cả răng khôn. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp mọc chiếc răng số 33, 34 được gọi là răng thừa. Đa phần những răng thừa này mọc ở hàm trên và thường thấy nhất ở vị trí giữa 2 răng cửa.
Về nguyên nhân của hiện tượng này, rất nhiều giả thuyết đã được đưa ra. Trong đó, những nguyên nhân sau được nhiều chuyên gia công nhận:
– Mầm răng được nhân đôi dẫn tới tình trạng mọc răng thừa. Sau đó, răng thừa sẽ mọc lên cung với mầm răng gốc tạo thành chiếc răng cửa thứ 3.
– Do di truyền, những người có cha, mẹ hay ông, bà từng có răng thừa thì khả năng cao cũng sẽ có răng thừa.
– Do trong quá trình thay răng khi con nhỏ, mầm răng va chạm với nhau dẫn tới tình trạng răng bị mọc sai chỗ gây nên thừa, thiếu răng.
– Do hội chứng hoặc bệnh lý hiếm gặp gây mọc răng thừa.
– Do bệnh sứt môi.
2. Hậu quả của mọc răng giữa 2 răng cửa
2.1 Tính thẩm mỹ bị ảnh hưởng
Về tính thẩm mỹ, răng thừa mọc giữa 2 răng cửa sẽ gây cảm giác mất cân đôi hàm. Từ đó, nụ cười cũng sẽ bị ảnh hưởng. Lâu ngày, sự tự tin sẽ bị cản trở, ảnh hưởng tới giao tiếp và công việc hàng ngày.
Nhiều trường hợp răng thừa giữa 2 răng cửa không được xử lý, chăm sóc phù hợp dễ bị sâu răng. Vị trí răng thừa sâu bị đen, gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng.
2.2 Sức khỏe răng miệng bị ảnh hưởng
Đối với sức khỏe răng miệng, răng thừa mọc không khít, sát với răng ở xung quanh. Thậm chí răng thừa có thể mọc ra ngoài làm nên một khoảng trốn. Điều này dẫn tới khi ăn, thức ăn dễ bị mắc vào và nếu không được thực hiện vệ sinh cẩn thận, đây sẽ là vị trí vi khuẩn dễ phát triển, gây bệnh lý. Những căn bệnh như viêm nha chu, sâu răng, viêm nướu, …
2.3 Chức năng ăn nhai suy giảm
Tình trạng mọc răng thừa ở giữa 2 răng cửa còn có thể làm khớp cắn không chuẩn. Từ đó, chức năng ăn nhai của hàm có thể bị suy giảm. Tình trạng này kéo dài sẽ gây nên những hậu quả nguy hiểm, ảnh hưởng tới nhiều cơ quan khác như hệ tiêu hóa.
3. Cách khắc phục tình trạng mọc răng giữa 2 răng cửa
Khi nhận thấy tình trạng mọc răng thừa giữa 2 răng cửa, bệnh nhân nên lập tức tới nha khoa để kiểm tra. Sau khi đã xác định tình trạng, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
3.1 Nhổ răng
Đây là phương pháp được khá nhiều người tin tưởng và áp dụng hiện nay. Thời gian thực hiện của phương pháp này sẽ khá lâu với phác đồ 3 giai đoạn cụ thể:
– Giai đoạn 1: Nhổ răng
Giai đoạn này thường kéo dài tới 30 phút. Trong suốt quá trình thực hiện, bệnh nhân sẽ cần được gây tê. Nhờ vậy, người bệnh sẽ gần như không thấy đau đớn hay khó chịu. Tiếp đó, tùy vào thể trạng người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thời điểm chỉnh nha.
– Giai đoạn 2: Chỉnh nha
Sau khi đã nhổ răng thừa, bác sĩ sẽ tiến hành chỉnh nha để làm khít lại các kẽ răng hợp lý.
Chỉnh nha được tiến hành để làm khít lại các kẽ răng hợp lý
– Giai đoạn 3: Trồng răng
Để đảm bảo về tính thẩm mỹ, việc trồng răng sẽ được tiến hành. Răng giả sẽ được trồng vào những vị trí hở ở trên cung hàm. Trong trường hợp hàm răng của bệnh nhân không bị thưa thì giai đoạn này có thể bỏ qua.
3.2 Niềng răng cửa
Niềng răng được nhiều người đánh giá là giải pháp hữu hiệu để đưa những chiếc răng về đúng vị trí. Tuy phương pháp này cần thời gian thực hiện khá dài nhưng đổi lại, kết quả có thể được duy trì đến trọn đời với chế độ chăm sóc phù hợp.
Thực tế cho thấy niềng răng cũng là phương pháp phù hợp để có thể cải thiện tình trạng mọc răng thừa giữa 2 răng cửa. Thế nhưng bước nhổ bỏ ra răng thừa trước đó vẫn cần thực hiện mới có thể đảm bảo hiệu quả thẩm mỹ, không ảnh hưởng cấu trúc răng cửa cũng như toàn hàm.
3.3 Hàn trám răng cửa
Tìm hiểu thêm: Phụ nữ bị đau lưng sau khi mổ đẻ, khắc phục ra sao?
Niềng răng sẽ giúp đưa những chiếc răng về đúng vị trí, hàm đều, đẹp hơn
Trám răng thường được thực hiện để khắc phục tình trạng mọc răng thừa giữa 2 răng cửa khá hiệu quả. Ưu điểm của phương pháp này chính là nhanh chóng và chi phí thấp. Trám răng cũng có thể giúp thay đổi hình dạng, kích thước răng, cải thiện tính thẩm mỹ..
Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có hiệu quả tạm thời từ 1-2 năm. Vì vậy đây chỉ là giải pháp phù hợp với ai muốn khắc phục nhanh chóng chứ không lâu dài.
3.4 Bọc sứ răng cửa
>>>>>Xem thêm: Đặt vòng có dùng cốc nguyệt san được không?
Bọc răng sứ không chỉ giúp đảm bảo chức năng răng được bảo toàn mà còn cả tính thẩm mỹ của hàm răng
Bọc răng sứ cho răng cửa cũng là một giải pháp tốt cho tình trạng mọc răng thừa giữa 2 răng cửa. Đây là phương pháp được đông đảo khách hàng tin chọn bởi nhiều ưu điểm. Thời gian tiến hành bọc răng sứ nhanh chóng, có thể dễ dàng khắc phục tình trạng răng thừa. Cùng với đó, phương pháp này đem lại hiệu quả cao về tính thẩm mỹ, hàm răng đều, đẹp tự nhiên.
Đặc biệt, răng sứ còn đem lại khả năng ăn nhai thoải mái như răng thật. Do đó, người bệnh hoàn toàn cố thể yên tâm về độ bền và tiện lợi. Sau khi phục hình bằng răng sứ, hàm răng chắc chắn sẽ đều, đẹp, khớp cắn chuẩn hơn với màu sắc tự nhiên. Đây cũng là yếu tố giúp tăng sự tự tin của con người trong giao tiếp, hỗ trợ trong công việc hàng ngày.
Trên đây là những điều cần biết về tình trạng răng nhọn mọc giữa 2 răng cửa. Có thể thấy đa phần phương pháp nhổ bỏ răng thừa sẽ được áp dụng. Tuy nhiên, một số trường hợp lại cho thấy việc nhổ răng lại không thật sự cần thiết do không gây ra ảnh hưởng đáng ngại. Người bệnh nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và chỉ định điều trị phù hợp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.