Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI tiến hành mổ lấy thai khẩn cấp cho trường hợp sản phụ 27 tuổi được chẩn đoán nước ối xanh bẩn, có khả năng thai suy. Đây là trường hợp mổ cấp cứu kịp thời nên đã đảm bảo tính mạng cho cả mẹ và bé.
Bạn đang đọc: Nước ối xanh bẩn – Tình huống nguy cấp cần nhập viện ngay
1.Cấp cứu kịp thời ca nước ối xanh, thai suy tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI
Sản phụ Trần Thị Thùy Dương được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI trong tình trạng rỉ ối, tình trạng nước ối đục. Nhận thấy tình trạng bệnh nhân có nhiều nguy cơ nên các bác sĩ của bệnh viện đã chỉ định làm một số xét nghiệm cần thiết.
Sản phụ Trần Thị Thùy Dương đến viện với tình trạng rỉ ối
Kết quả cho thấy sản phụ bị vỡ ối sớm ở tuần thai thứ 37 nhưng không có cơn gò, nước ối xanh và thai suy. Không những thế, những xét nghiệm trước đây chỉ ra rằng chị Dương còn bị thiếu máu hồng cầu nhỏ. Đây là tình huống vô cùng khẩn cấp cần phải tiến hành phẫu thuật lấy thai ngay, không được đợi qua 24 giờ vì có thể gây ra biến chứng nguy hiểm cho cả sản phụ và em bé.
Bác sĩ Sáu và ekip đang tiến hành mổ lấy thai
Chịu trách nhiệm phẫu thuật chính cho ca mổ là bác sĩ Phan Đình Sáu và bác sĩ Mai. Rất nhanh chóng, ca mổ đã được tiến hành và không ngoài dự đoán, nước ối của sản phụ có màu xanh bẩn, nếu để lâu chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của em bé. Thai suy, ối xanh bẩn nên em bé sau khi sinh đã được đặt sonde dạ dày, rửa dạ dày sau đó được ghép mẹ sau 2 tiếng phẫu thuật.
Tìm hiểu thêm: Điều trị ung thư buồng trứng ở đâu?
Cả em bé và sản phụ đều an toàn khỏe mạnh sau ca mổ
Bác sĩ Sáu đã có một vài chia sẻ về tình trạng của sản phụ Trần Thị Thùy Dương sau ca mổ: “Sản phụ vỡ ối sớm ở tuần 37, ối xanh bẩn và thai suy là rất nguy hiểm. Rất may mắn là chị Dương đã đến viện chúng tôi kịp thời nên tính mạng và sức khỏe của mẹ và con đều ổn. Có nhiều trường hợp phát hiện và đi viện muộn dẫn đến nhiều ảnh hưởng rất nặng nề. Hoặc là em bé sinh ra có thể bị khiếm khuyết về nhận thức, chậm phát triển, hoặc là có thể ảnh hưởng đến tình mạng.”
2.Cảnh báo nguy hiểm với nước ối xanh
2.1. Nước ối và các bất thường của ối
Nước ối là dịch nhầy lỏng bao bọc thai nhi trong quá trình mang thai. Bên ngoài là lớp màng ối để giữ nước ối lại thành một bọc có thai nhi nằm bên trong. Thành phần của nước ối là các chất dinh dưỡng có khả năng thẩm thấu, tái tạo và trao đổi giữa thai nhi và cơ thể mẹ. Nước ối có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của thai nhi.
Sau khi thụ thai, nước ối sẽ xuất hiện bắt đầu từ ngày thứ 12.Lúc này nước ối có công dụng để bảo vệ che chở cho thai nhi khỏi những chấn động, va chạm, di chuyển mạnh. Đồng thời nước ối cũng là môi trường vô trùng đối với em bé.
Ở đầu thai kỳ, nước ối sẽ có màu trắng trong, về sau nước ối sẽ dần chuyển sang màu trắng đục.Sang tuần thai thứ 36, nước ối thường có màu trắng như nước vo gạo thì được coi là nước ối bình thường khỏe mạnh, an toàn cho thai nhi.
Nước ối sẽ được coi là bất thường khi chuyển sang màu xanh hoặc màu vàng:
– Màu vàng xanh: Nước ối có màu vàng xanh là dấu hiệu của hiện tượng tán huyết thai nhi hoặc thai kém phát triển.
– Màu xanh rêu: Đây là dấu hiệu của nhiễm trùng nước ối, thai nhi có nguy cao sẽ bị nhiễm trùng nếu như không được thúc sinh hoặc sinh mổ kịp thời.
Nước ối có màu vàng hoặc xanh là dấu hiệu nguy hiểm
Cả hai dấu hiệu trên của nước ối đều được xếp và tình trạng nguy hiểm, nếu không được phát hiện và cấp cứu, xử trí kịp thời có thể dẫn đến tình trạng nguy hiểm, thậm chí là tử vong khá cao.
2.2. Nước ối xanh bẩn hơi vàng – Dấu hiệu tán huyết thai nhi
Thiếu máu tán huyết thai nhi là hiện tượng thiếu máu ở mẹ khi lượng hồng cầu thấp hơn mức bình thường. Nếu mẹ bị bệnh thiếu máu tán huyết (thalassemia) khả năng cao con sẽ bị di truyền từ mẹ.
Những trường hợp thiếu máu tán huyết ở mẹ đa phần là ở thể lặn (mang gen bệnh nhưng không phát bệnh). Khi đó chồng thai phụ sẽ cần làm xét nghiệm xem có mang bệnh hoặc mang gen bệnh hay không. Nếu chồng có bệnh thì khả năng cao thai nhi cũng bị bệnh tan máu bẩm sinh. Sau khi sinh ra, em bé cần truyền máu suốt đời. Nếu chồng không mắc bệnh thì con sinh ra sẽ không bị bệnh, nếu có mang gen thì cũng chỉ ở thể gen lặn, không cần truyền máu mà vẫn có cuộc sống bình thường.
2.3. Nước ối xanh bẩn – Dấu hiệu nhiễm trùng ối
Nguy cơ ối bị nhiễm trùng có thể từ 2 nguyên nhân:
– Khi thai phụ bị rỉ ối hoặc vỡ ối sớm: Lúc này tác nhân vi khuẩn bên ngoài xâm nhập dễ dàng qua màng ối và làm nước ối chuyển màu xanh, dấu hiệu của nước ối đã bị nhiễm khuẩn. Để lâu sẽ thành hiện tượng nhiễm trùng ối, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thai nhi.
– Khi em bé ị phân su vào nước ối sẽ có hiện tượng nước ối xanh và sền sệt. Lúc này, thai nhi có thể bị suy và thiếu ôxy trầm trọng, cần phải được cấp cứu nếu không em bé sinh ra có thể bị khuyết tật về thần kinh, chậm phát triển và rối loạn khả năng ngôn ngữ.
>>>>>Xem thêm: U xơ cổ tử cung là gì?
Khi nước ối có vấn đề cần đi khám ngay để có hướng xứ trí
Nước ối là thành phần rất quan trọng bởi nó bảo vệ thai nhi trong suốt thai kỳ. Nước ối trong, lượng ối đủ thể hiện em bé đang phát triển khỏe mạnh và ngược lại. Nếu nhận thấy nước ối có bất kỳ vấn đề gì như nước ối xanh bẩn, nước ối đục cần phải được điều trị và xử lý kịp thời để cải thiện một phần hoặc hoàn toàn tình trạng này. Không được chủ quan, tránh tình trạng nặng hơn sẽ nguy hiểm cho tính mạng của em bé.
Bên cạnh đó, thai phụ cần phải đi thăm khám, siêu âm thường xuyên để kiểm tra lượng nước ối, chất lượng nước ối có ổn không. Để chẩn đoán chính xác, thai phụ cũng cần chọn cho mình một cơ sở khám thai uy tín, các bác sĩ có chuyên môn, tay nghề cao để có được một kết quả chính xác nhất, đảm bảo an toàn cho bé yêu của mình.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.