Ngày nay không hiếm để bắt gặp những mẹ sau sinh bị tắc sữa và luôn phải tìm cách để thông tắc sữa mẹ. Vậy tại sao có nhiều mẹ bị tắc sữa như vậy, việc tắc sữa có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và bé hãy không, cần điều trị bằng cách nào…Hãy cùng trả lời những câu hỏi trên với bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Muôn kiểu thông tắc sữa mẹ hiệu quả phụ nữ sau sinh nên thử
1.Cho những ai chưa biết tắc sữa mẹ là gì?
1.1. Tình trạng sữa mẹ bị tắc là như thế nào?
Sữa mẹ được sản xuất từ các nang sữa, dồn về ống dẫn sữa để chảy về xoang chứa sau quầng vú. Thời kỳ cho con bú, vú mẹ luôn làm nhiệm vụ tiết sữa để nuôi em bé. Vì một lý do nào đó mà ống vận chuyển sữa mẹ bị thu hẹp lại cho chèn ép hoặc bít tắc có thể khiến cho mẹ gặp phải tình trạng tắc sữa. Đây là tình trạng gây đau đớn và ảnh hưởng đến nhiều mặt mà nếu không được giải quyết nhanh có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng hơn như:
– Sữa tiết ra ít dần và dẫn đến mất sữa.
– Bị viêm tuyến vú, áp xe bầu vú, lâu dần chỗ tắc có thể chuyển hóa thành các cục u xơ trong vú dẫn đến ung thư vú.
– Những cơn đau đớn do tắc sữa sẽ hành hạ mẹ ngày đêm khiến cho mẹ dễ bị trầm cảm sau sinh.
– Bé không đủ sữa mẹ để uống hoặc mất hoàn toàn sữa để uống.
1.2 Nguyên nhân tắc sữa
Tắc sữa không phải là bệnh lý, cũng không quá mức nguy hiểm đến tính mạng của mẹ. Nhưng những hệ lụy của nó khá nghiêm trọng. Nguyên nhân của việc mẹ sau sinh bị tắc sữa đó là:
– Mẹ mới sinh con nên bị tắc sữa. Đây là hiện tượng khá bình thường mà hầu như mẹ sau sinh nào cũng phải trải qua. Sau sinh 1 vài ngày có thể nhiều mẹ chưa thấy sữa chảy ra nhưng ngực sẽ xuất hiện hiện tượng căng tức, đau nhức. Đấy chính là những dòng sữa non đầu tiên mà cơ thể mẹ sản sinh ra nhưng chưa thể giải phóng ra ngoài do thiếu hoóc môn oxytocin. Sau một thời gian đủ hoóc môn này, sữa sẽ tự chảy ra ngoài nên các mẹ không cần quá lo lắng.
Tắc sữa làm bé không có đủ sữa mẹ để ăn
– Mẹ để sữa dư trong bầu ngực quá nhiều. Những mẹ nhiều sữa thường gặp tình trạng này do bé còn nhỏ, bú không hết được lượng sữa mẹ sản sinh ra nhưng mẹ lại không hút hết những phần sữa dư ra ngoài. Lâu dần hình thành những phần sữa kết đông tạo thành cục tắc.
– Bé ngậm sai khớp, mẹ cho bú không đúng tư thế cũng là nguyên nhân gây tắc sữa. Vì bé bú sai nên đã không bú đủ lượng sữa mà bé cần, dẫn đến còn dư thừa nhiều sữa mẹ trong bầu ngực gây tắc sữa.
– Bộ ngực của mẹ bị chịu nhiều áp lực do áo ngực quá chật hoặc mẹ nằm sấp khiến cho các ống dẫn sữa bị thu hẹp lại làm cho dòng chảy sữa bị tắc.
– Một nguyên nhân tắc sữa nữa là do mẹ bị căng thẳng thần kinh khiến cho lượng hóc môn tiết sữa bị giảm, sữa không thể tiết ra bên ngoài được .
Biết được nguyên nhân do đâu mẹ bị tắc sữa có thể giúp mẹ tránh được việc bị tắc bằng cách thay đổi, loại bỏ những yếu tố có thể gây tắc sữa. Các “mẹ sữa” cũng nên nhớ, cần phải phát hiện sớm khả năng bị tắc sữa để được xử trí kịp thời, tránh tình trạng tăng nặng hơn.
2.Muôn kiểu thông tắc sữa mẹ
2.1. Thông tắc sữa mẹ bằng phương pháp dân gian
Đường uống:
– Dùng nước lá bồ công anh: Lấy 1 lạng lá cây bồ công anh rửa sạch thái nhỏ rồi đun với 150ml nước trong tầm 20 phút. Chắt nước để uống thay nước lọc, còn phần bã để đắp vào chỗ tắc. Phần nước uống nên để ấm nóng sẽ có hiệu quả hơn. Uông như vậy trong 5 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Tìm hiểu thêm: Phát hiện sớm ung thư gan mật chỉ với một lần khám
Có nhiều cách dân gian nhưng khá hiệu quả
– Nấu nước xơ mướp khô. Đun các loại: Xơ mướp hương, của hành tươi hoặc hành khô, gai bồ kết đun với hai chén nước. Đun đến khi rút lại còn 1 chén thì chắt lấy nước uống. Mẹ cần uống 1 ngày 2 bát nước trên và uống trong 2-3 ngày.
– Nước lá cây đinh lăng: Sao vàng 1 nắm lá cây đinh lăng,hạ thổ, sau đó đun nước để uống thay nước lọc.
– Đun nước thông thảo rồi lấy để nấu canh hoặc cháo cũng là một cách dân gian dùng để chữa tắc tia sữa.
Đường đắp:
– Dùng lá bắp cải tươi để nguyên lá rửa sạch để ráo nước. Hơ lá bắp cải lên lửa nóng, đắp một chiếc khăn vải lên ngực rồi để lá bắp cải lên trên. Khi lá bớt nóng thì lại hơ tiếp, lá héo thì thay lá mới. Đắp như vậy trong 30′.
– Củ hành tím to xắt lát sau đó đắp lên hai bầu ngực, trừ phần đầu ti rồi dùng khăn mềm băng lại. Ngày đắp 2 lần trong 4 ngày là khỏi.
– Lá mít bánh tẻ chọn khoảng 18 lá to đẹp rửa sạch để ráo nước rồi hơ nóng và đắp mỗi bên bầu ngực 9 lá. Dùng tay xoa bóp, day vuốt từ trên xuống dưới. Khi thấy sữa bắt đầu chảy ra thì hút bằng máy hoặc cho bé bú.
– Xôi nếp nóng bọc vào khăn vải rồi chườm lên ngực từ ngoài vào trong cho đến khi bọc xôi nguội hẳn.
– Cắt lát đu đủ non rồi nướng lên và đắp vào hai bầu ngực vừa giúp giảm đau vừa thông sữa.
Với cách làm theo phương pháp dân gian, thường phù hợp cho các mẹ chớm bị tắc sữa hoặc tắc nhẹ có thể thử. Tuy nhiên mẹ nên tránh sử dụng các phương pháp này mà không được hướng dẫn từ chuyên gia y tế.
2.2. Thông tắc sữa mẹ bằng phương pháp hiện đại
Khi bắt đầu nhận thấy những dấu hiệu của việc tắc tia sữa, mẹ cần nhanh chóng tìm cách thông tia sớm nhất có thể. Sữa mẹ vẫn liên tục sinh ra mà cục tắc không được thông thì sữa sẽ ngày càng ứ đọng lại khiến cho việc tắc sữa trở nên nghiêm trọng hơn.
>>>>>Xem thêm: Kể tên các bệnh tình dục nam thường gặp?
Nếu tình trạng tắc nặng nên đi khám
Tại cơ sở y tế chuyên môn mẹ sẽ được:
– Thăm khám bên ngoài để đánh giá mức độ tắc.
– Siêu âm để đánh giá tình trạng viêm tuyến vú.
– Xây dựng phác đồ điều trị thông tắc sữa mẹ, thông tia bằng chiếu đèn hoặc thủ thuật nếu bị áp xe.
Tắc sữa là một tình trạng gây ra nhiều mệt mỏi cho các mẹ sau sinh. Tuy không quá nguy hiểm nhưng lại cần xử trí nhanh, kịp thời, tránh để tình trạng nặng thêm sẽ có thể dẫn đến nhiều hậu quả lâu dài về sau. Mẹ sau sinh tinh thần và sức khỏe có nhiều suy giảm lại càng cần phải nhanh chóng điều trị triệt để hơn.
Một địa điểm tin cậy các mẹ hay đến để điều trị thông tắc sữa mẹ là Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI. Tại đây các mẹ sẽ được:
-Thăm khám kỹ càng bởi các chuyên gia về sản khoa
-Được siêu âm để đánh giá mức độ viêm
-Điều trị bằng các máy móc hiện đại như máy hồng ngoại, máy sóng ngắn theo chỉ định của bác sĩ để giải quyết tình trạng tắc tia.
Liên hệ ngay hôm nay để được tư vấn về các dịch vụ của bệnh viện.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.