Mức độ nguy hiểm của nhổ răng cấm bị sâu nặng

Sâu răng là một bệnh lý thường gặp về răng miệng. Đặc biệt, răng cấm là vị trí rất dễ xảy ra tình trạng sâu. Sâu răng cấm cần được kiểm tra, điều trị sớm nếu không răng cấm bị sâu nặng có thể biến chứng, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng

Bạn đang đọc: Mức độ nguy hiểm của nhổ răng cấm bị sâu nặng

1. Nguyên do gây ra tình trạng sâu răng cấm

Có nhiều nguyên do dẫn tới tình trạng sâu răng. Trong đó, những nguyên do phổ biến nhất là:Mức độ nguy hiểm của nhổ răng cấm bị sâu nặng

1.1 Không thực hiện tốt vệ sinh răng miệng

Người bệnh có thể bị sâu răng nếu không thực hiện vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, nhất là vào thời điểm sau khi ăn. Khi không vệ sinh kỹ, những chiếc răng nằm ở vị trí trong sâu như răng cấm sẽ thường bị bỏ qua, không được đảm bảo sạch sẽ. Lâu dài, vi khuẩn sẽ tích tụ, tạo thành mảng bám và tập hợp nhiều vi khuẩn gây ra sâu răng.

1.2 Thức ăn mắc vào răng lâu ngày

Răng cấm là vị trí rất dễ bị mắc thức an do đây là răng đóng vai trò chủ đạo trong việc ăn nhai thức ăn. Bên cạnh đó, cấu tạo của răng cấm có bề mặt không bằng phẳng, nhiều rãnh nên dễ mắc thức ăn sau khi ăn. Đặc biệt, với những người có niềm đam mê với đồ ngọt hay thức uống có ga thì tình trạng răng cấm bị sâu càng dễ xảy ra. Đường và axit từ những loại thức ăn này sẽ nhanh chóng phá hủy răng.

1.3 Đặc điểm răng cấm dễ bị sâu

Đặc điểm của răng cấm thường có sự khác biệt với những răng khác. Cụ thể là về diện tích mặt nhai rộng cùng cấu tạo nhiều hố rãnh để có thể dễ dàng nghiền nát thức ăn. Vì vậy, nếu răng cấm có hố, rãnh quá sâu sẽ là điều kiện thuận lợi để thức ăn kẹt lại, vi khuẩn xâm nhập gây sâu răng.

2. Có nên nhổ bỏ răng cấm bị sâu nặng?

Có thể nhiều người chưa biết rằng răng cấm là những răng có vai trò quan trọng trên cung hàm. Đây không chỉ là những răng đảm nhận vai trò ăn nhai chủ đạo, đó còn là những răng tác động tới cấu trúc hàm. Điều này là bởi đây là chiếc răng vũng viễn đầu tiên mọc ở trên cung hàm. Do đó, nếu răng này mọc bị lệch hay sai vị trí sẽ gây ảnh hưởng tới toàn hàm. Thậm chí tình trạng sai khớp cắn có thể xảy ra.

Việc mất răng cấm sẽ gây thiếu hụt răng, hình thành khoảng trống ở vị trí răng đã bị mất. Điều này sẽ tác động tiêu cực tới toàn hàm. Những răng khác sẽ mọc ngày càng xô lệch, có xu hướng bị đổ nghiêng về phía khoảng trống. Từ đó, những biến chứng cấu trúc hàm sẽ xảy ra.

Ngoài ra, sau một thời gian nhổ răng cấm hay bất kỳ răng nào cũng sẽ gây nên hiện tượng bị tiêu xương hàm. Hiện tượng này xuất phát từ việc lực ăn nhai suy giảm nghiêm trọng. Từ đó dẫn tới tiêu xương hàm và nhiều biến chứng khác.

Chính vì những lý do trên, thông thường bác sĩ sẽ ưu tiên điều trị theo hướng bảo tồn răng. Nhổ răng cấm là biện pháp cuối cùng được chỉ định khi răng cấm bị sâu nặng, không thể điều trị phương pháp khác.

3. Những lưu ý sau khi nhổ răng cấm bị sâu nặng

Sau đây là những điều cần chú ý để đảm bảo quá trình phục hồi sau nhổ răng:

– Không sử dụng thuốc lá: Hút thuốc lá có thể gây tình trạng kích ứng khu vực răng vừa nhổ. Bệnh nhân sẽ tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.

– Không sử dụng ống hút: Điều này có thể gây nên tình trạng đánh bật cục máu đông và tăng nguy cơ dẫn tới nhiễm trùng.

– Tránh súc miệng quá mạnh: Việc súc miệng mạnh có thể khiến cục máu đông bật ra, nguy cơ nhiễm trùng tăng cao.

– Không thực hiện ăn nhai tại vị trí răng mới nhổ: Hành động này sẽ gây áp lực lên vị trí vừa nhổ răng. Từ đó, bệnh nhân có thể bị đau, chảy máu và nhiễm trùng.
– Tránh thực hiện vận động mạnh: Vận động mạnh có thể khiến tăng lưu lượng máu lên vị trí mới nhổ răng. Từ đó, bệnh nhân sẽ dễ bị chảy máu ở vị trí mới nhổ răng,

– Không sử dụng các loại thức uống có cồn: Cồn trong đồ uống có thê gây tình trạng kích ứng vị trí răng vừa nhổ. Hiện tượng bị nhiễm trùng có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, để quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng, bệnh nhân nên nghỉ ngơi nhiều hơn. Hãy ăn những món ăn mềm, uống nhiều nước, vệ sinh răng miệng nhẹ nhàng, tái khám đúng hẹn.

4. Những cách điều trị răng cấm bị sâu khác

Để điều trị răng cấm bị sâu dứt điểm, việc điều trị nha khoa là không thể tránh khỏi. Đầu tiên, bác sĩ cần kiểm tra tổng quát để xác định tình trạng răng miệng. Nếu cần thiết, người bệnh cần tiến hành chụp X-quang để có thể đánh giá thương tổn.

Tiếp đến, tùy theo tình trạng, bác sĩ sẽ xây dựng một phác đồ điều trị phù hợp. Thông thường, quá trình điều trị sâu răng sẽ gồm 2 giai đoạn:

4.1 Xử lý phần răng bị sâu

Ở giai đoạn thứ nhất, bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ phần răng bị sâu. Trong trường hợp răng sâu đã vào tới tủy gây viêm tủy, hoại tử, bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp lấy tủy răng. Phần các mô bị viêm sẽ được làm sạch.

4.2 Phục hình thẩm mỹ

Hiện tại có 2 phương pháp phục hình thẩm mỹ răng thường được áp dụng:

Tìm hiểu thêm: Nhổ răng khôn để lại lỗ và những ảnh hưởng

Mức độ nguy hiểm của nhổ răng cấm bị sâu nặng

Nếu răng sâu không quá nghiêm trọng, bác sĩ sẽ loại bỏ phần sâu sau đó mới hàn trám

– Trám răng thẩm mỹ: Với những trường hợp răng cấm sâu không quá nặng, bác sĩ sau khi đã nạo vết sâu có thể tiến hành trám răng bằng vật liệu chuyên dụng. Việc hàn trám răng giống như tạo một tấm chắn bảo vệ cho mô răng tránh khỏi vi khuẩn. Từ đó, nguy cơ tái sâu sẽ được hạn chế.

Mức độ nguy hiểm của nhổ răng cấm bị sâu nặng

>>>>>Xem thêm: Tác hại từ việc làm răng sâu tự rụng tại nhà

Với trường hợp răng sâu quá nghiêm trọng, việc bọc sứ sẽ giúp đảm bảo không tái sâu và cả tính thẩm mỹ

– Bọc răng sứ: Đối với trường hợp răng cấm sâu đã chết tủy, sau khi điều trị răng sẽ không còn chắc khỏe như trước. Răng khá giòn và trở nên dễ gãy, vỡ. Trong những trường hợp đó, bệnh nhân nên thực hiện bọc răng sứ. Điều này giúp bảo vệ cho răng thật, tránh tình trạng bị mất răng.

Như vậy, răng cấm bị sâu nặng có thể xử lý bằng nhiều cách tùy theo tình trạng cụ thể. Để tìm ra phương pháp phù hợp, bệnh nhân nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, tư vấn cụ thể.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *