Hôi miệng là một trong những triệu chứng có tác động tiêu cực nhất đến sức khỏe tinh thần của bệnh nhân viêm lợi. Tuy nhiên, rất may mắn, triệu chứng này cùng với bệnh lý nguyên nhân của nó không hề khó điều trị. Trong bài viết sau, Thu Cúc TCI xin chia sẻ với bạn những lưu ý cốt lõi trong khắc phục tình trạng viêm lợi bị hôi miệng. Nếu bạn đang gặp khó khăn với tình trạng này, đừng bỏ qua bài viết, bạn nhé!
Bạn đang đọc: 7 Cách khắc phục tình trạng viêm lợi bị hôi miệng
1. 7 Nguyên nhân phổ biến của tình trạng viêm lợi bị hôi miệng
Viêm lợi là bệnh lý nhiễm trùng nướu. Hôi miệng là một trong những triệu chứng điển hình của viêm lợi. Ngoài hôi miệng, viêm lợi còn biểu hiện thông qua tổ hợp những dấu hiệu khác như lợi sưng, đỏ, đau, lợi chảy máu khi nói chuyện, ăn uống, vệ sinh răng miệng, lợi tụt; răng ê buốt khi ăn uống thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, quá chua hoặc quá ngọt;…
Có nhiều nguyên nhân gây viêm lợi; cụ thể, một số nguyên nhân gây viêm lợi chính chúng ta có thể kể đến ở đây là:
– Mảng bám, cao răng: Trong hầu hết các trường hợp, viêm lợi xảy ra khi mảng bám và cao răng tích tụ trên răng, dưới lợi. Tình trạng tích tụ mảng bám chủ yếu phát sinh do không vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh răng miệng không cẩn thận. Như vậy, có thể nói, không vệ sinh răng miệng/vệ sinh răng miệng không cẩn thận cũng chính là nguyên nhân cốt lõi phổ biến nhất gây viêm lợi.
Viêm lợi có nguyên nhân cốt lõi phổ biến nhất là không vệ sinh răng miệng cẩn thận.
– Sử dụng chất kích thích: Các loại chất kích thích như thuốc lá, ma túy có tác động tiêu cực lên lợi. Sử dụng chúng làm gia tăng nguy cơ viêm lợi.
– Dinh dưỡng kém: Thiếu vitamin C có thể gây chảy máu và viêm lợi. Viêm lợi phát sinh do thiếu vitamin C được gọi là bệnh Scorbut.
– Các vấn đề sức khỏe khác, như bệnh tiểu đường, bệnh liên quan đến hệ miễn dịch,…
– Dị ứng hoặc tác động từ môi trường: Bụi nhà, bụi công nghiệp, hóa chất hoặc vật liệu nha khoa có thể gây viêm lợi ở một số người nhạy cảm.
– Chấn thương: Chấn thương vật lý tại răng, nướu có thể gây viêm lợi.
– Stress: Stress có thể gây một số vấn đề răng miệng, trong đó có viêm lợi.
2. Viêm lợi: Điều trị theo nguyên nhân phát sinh
Bởi hôi miệng là một triệu chứng của viêm lợi, điều trị triệt để viêm lợi là cách toàn diện nhất để khắc phục tình trạng hôi miệng. Bạn có thể yên tâm, điều trị triệt để viêm lợi không khó. Về căn bản, nếu bạn tuân thủ các lưu ý dưới đây, bệnh lý răng miệng này sẽ nhanh chóng được giải quyết.
2.1. Điều trị viêm lợi bị hôi miệng do mảng bám, cao răng
Để điều trị viêm lợi do mảng bám, cao răng, quan trọng nhất là bạn phải điều chỉnh thói quen vệ sinh răng miệng của bản thân. Theo đó, hãy vệ sinh răng miệng như sau:
– Sử dụng bàn chải: Vệ sinh răng miệng bằng bàn chải 2 – 3 lần mỗi ngày, mỗi lần trong 2 – 3 phút, sau ăn ít nhất nửa giờ. Bàn chải sử dụng để vệ sinh nên là bàn chải đầu nhỏ, lông mềm. Kem đánh răng sử dụng để vệ sinh nên là kem đánh răng kháng khuẩn. Chuyển động chải phải là chuyển động tròn hoặc dọc, không chải ngang. Thao tác chải nên nhẹ nhàng, tránh làm gia tăng tổn thương cho nướu.
– Sử dụng chỉ nha khoa: Sử dụng thêm chỉ nha khoa để vệ sinh những vùng răng miệng bàn chải không thể tiếp cận. Việc sử dụng chỉ nha khoa cần tuân thủ một số lưu ý như: Không tiết kiệm chỉ nha khoa (dùng một đoạn dài 45 – 60cm), không dùng lực quá mạnh, để tránh làm tổn thương lợi.
– Sử dụng nước súc miệng: Sử dụng thêm nước súc miệng sau khi vệ sinh răng miệng bằng bàn chải và chỉ nha khoa để củng cố hiệu quả vệ sinh. Nước súc miệng sử dụng nên là nước súc miệng kháng khuẩn. Không ăn sau khi sử dụng nước súc miệng trong ít nhất 30 phút.
Tìm hiểu thêm: Bị áp xe vú kiêng ăn gì, nên ăn gì để nhanh hồi phục?
Sử dụng nước súc miệng để củng cố hiệu quả vệ sinh răng miệng.
2.2. Điều trị viêm lợi bị hôi miệng do các nguyên nhân khác
– Viêm lợi do sử dụng chất kích thích: Ngừng sử dụng chất kích thích là phương pháp thích hợp để điều trị viêm lợi trong trường hợp này.
– Viêm lợi do dinh dưỡng kém: Bổ sung vitamin C như cam, quýt và các loại rau lá xanh vào chế độ ăn uống của bạn để tăng cường sức đề kháng cho nướu.
– Viêm lợi do các vấn đề sức khỏe khác: Kiểm soát chặt chẽ bệnh tiểu đường, bệnh liên quan đến hệ miễn dịch để giải tỏa căng thẳng cho nướu.
– Viêm lợi do dị ứng và tác động từ môi trường: Hạn chế để nướu tiếp xúc với bụi nhà, bụi công nghiệp, hóa chất,… bằng cách đeo khẩu trang khi cần thiết và vệ sinh răng miệng sau tiếp xúc với chúng.
– Viêm lợi do chấn thương: Tránh các hoạt động hoặc từ bỏ các thói quen gây chấn thương cho nướu, chẳng hạn như nhai kẹo cao su hay sử dụng kem đánh răng chứa hạt.
– Viêm lợi do stress: Tìm kiếm các phương pháp thư giãn và thực hiện chúng.
Bạn nên nhớ, dù phát sinh do nguyên nhân gì, trong những trường hợp nghiêm trọng, viêm lợi cũng cần điều trị bằng kháng sinh. Chính vì vậy, nếu áp dụng các phương pháp trên và tình trạng viêm lợi không thuyên giảm hoặc thậm chí trở nên trầm trọng hơn, tốt nhất là bạn hãy đến ngay phòng nha uy tín gần nhất để được nha sĩ thăm khám và chỉ định sử dụng kháng sinh, cũng như các thuốc cần thiết khác để điều trị viêm lợi hiệu quả.
>>>>>Xem thêm: Lý do cần chọn nha khoa uy tín cấy ghép Implant
Nếu viêm lợi không thuyên giảm, thăm khám với nha sĩ ngay.
Phía trên là nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng viêm lợi bị hôi miệng. Theo đó, viêm lợi gây hôi miệng có thể phát sinh do mảng bám, cao răng; sử dụng chất kích thích, thiếu Vitamin C, một số bệnh lý toàn thân như tiểu đường, dị ứng với các tác nhân từ môi trường, chấn thương và stress. Điều trị viêm lợi bị hôi miệng phụ thuộc chủ yếu với nguyên nhân phát ính.
Hy vọng rằng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết này, bạn sẽ bảo vệ được sức khỏe răng miệng của bản thân. Nếu còn băn khoăn về vấn đề viêm lợi và hôi miệng, liên hệ Thu Cúc TCI để được giải đáp chi tiết một cách nhanh chóng, bạn nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.