Phí niềng răng tùy mỗi phương pháp kỹ thuật sẽ có những mức giá khác nhau. Bên cạnh đó, những khác biệt về quy mô cơ sở, đội ngũ bác sĩ cũng có thể là những nguyên nhân khiến giá của dịch vụ niềng răng ở mỗi bệnh viện, phòng khám cũng có sự khác biệt.
Bạn đang đọc: Tìm hiểu chi phí niềng răng của một số phương pháp cơ bản
1. Chi phí niềng răng đa dạng, không thống nhất
Chúng ta thường hay băn khoăn niềng răng hiện nay hết bao nhiêu tiền, nhưng lại không hề biết rằng, có rất nhiều phương pháp niềng răng. Mỗi phương pháp lại có cách tiến hành khác nhau, không chỉ về chất liệu mà còn về kỹ thuật, cơ chế. Chính vì thế mà mỗi phương pháp niềng răng hiện nay sẽ có những mức giá khác nhau.
Không chỉ vậy, mỗi hàm răng đều có thể có những vấn đề riêng: tình trạng răng khập khiễng, vấn đề sai lệch khớp cắn, số lượng răng và vấn đề răng cần xử lý trước,… Từ đó một phần tạo nên sự khác biệt về chi phí khi niềng răng.
Chi phí niềng mỗi loại răng sẽ có khác biệt cơ bản
Thêm vào đó, hiện nay, phí cho dịch vụ niềng răng hiện nay cũng có những khác biệt giữa các cơ sở thực hiện. Điều này có thể do sự khác biệt về trình độ nha sĩ thực hiện; máy móc trang thiết bị cho việc vệ sinh, kiểm tra, thăm khám; dịch vụ vệ sinh răng miệng trong thời gian niềng răng; dịch vụ tái khám trong quá trình niềng;…
Nhìn chung, chi phí niềng răng hiện nay có mức giao động khá lớn. Người bệnh có thể niềng răng tiết kiệm với chi phí chỉ tầm ngoài 20 triệu, nhưng cũng có thể dùng các dịch vụ và phương pháp niềng răng cao cấp giá đến 130.000.000 hoặc hơn thế tùy từng cơ sở cho hai hàm răng..
2. Giá thành 1 số dịch vụ niềng răng theo phương pháp kỹ thuật
Kỹ thuật niềng răng là vấn đề lớn nhất trong sự khác biệt về giá thành niềng răng. Một số phương pháp niềng và giá của chúng sẽ được cập nhật ngay dưới đây:
2.1. Niềng mắc cài kim loại
Sử dụng khung niềng mắc cài kim loại được khá nhiều người lựa chọn hiện nay. Với kết cấu vững chắc nhờ tác động lực giữa mắc cài và thun, khung cài này giúp chỉnh răng bệnh nhân niềng răng về vị trí cơ bản theo mong muốn dễ dàng hơn. Khung niềng kim loại cũng bền và ít xảy ra tình trạng bị hỏng, bể.
Niềng răng bằng mắc cài kim loại tùy bệnh viện, phòng khám, bác sĩ tư,… mà phương pháp này có thể có nhiều mức giá trên thị trường. Thông thường, niềng răng mắc cài kim loại có thể có mức giá từ 30 – 50 triệu tùy cơ sở.
Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm tầm soát ung thư vú bao lâu có kết quả?
Phí niềng răng mắc cài kim loại có thể từ 30 đến 50 triệu
2.2. Niềng mắc cài sứ
Niềng răng mắc cài sứ có ưu điểm lớn nhờ việc màu mắc cài và dây thun trùng với màu của răng nên tính thẩm mỹ của phương pháp này khá cao, giúp bệnh nhân tự tin hơn khi giao tiếp thông thường.
Niềng răng mắc cài sứ hiện nay, tùy từng cơ sở mà đang có giá tầm từ 50 triệu đến 62 triệu.
2.3. Niềng răng mặt trong/mặt lưỡi
Với phương pháp này, mắc cài được gắn ở mặt trong của răng, đảm bảo tính thẩm mỹ không bị lộ các đường mắc ra ngoài hay ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Tuy nhiên, cũng cần cẩn trọng những tổn thương mà phương pháp này gây cho lưỡi.
Hiện tại, phương pháp này có thể có giá từ 85 triệu đến 115 triệu tùy từng cơ sở bệnh viện hay phòng khám thực hiện phương pháp.
2.4. Niềng răng khay trong suốt
Niềng răng trong suốt là công nghệ mới trong niềng răng với tình thẩm mỹ cao, dễ dàng chủ động tháo lắp, vệ sinh răng miệng, đồng thời hạ chế được vấn đề thăm khám thường xuyên với nha sĩ. Phương pháp này sử dụng khay niềng trong suốt, ôm khít răng, tạo lực di chuyển và sắp xếp các vị trí răng đang không đúng.
Niềng răng khay trong suốt cũng có nhiều công nghệ và chất liệu. Chi phí của phương pháp này đang giao động khá lớn, từ 80 triệu cho đến 130 triệu đồng.
3. Lưu ý cần thiết để tiết kiệm chi phí khi niềng răng
Bên cạnh chi phí về dịch vụ kỹ thuật sử dụng niềng răng, thì quá trình niềng răng có thể phát sinh một số chi phí liên quan như: chi phí cho việc vệ sinh răng miệng, chi phí xử lý các vấn đề về răng trước khi niềng (răng thừa, răng sâu, răng viêm), chi phí dụng cụ đi kèm trong quá trình niềng răng,…
Để an tâm tiết kiệm những chi phí này cũng như giá thành của phương pháp niềng răng cho bản thân, người bệnh nên chọn lựa những địa chỉ nha khoa uy tín, có công khai niêm yết giá thành chi phí dịch vụ để an tâm không bị đội giá, đôn giá khi thăm khám, làm dịch vụ. Bên cạnh đó, các cơ sở uy tín với đội ngũ bác sĩ kinh nghiệm cũng là điều kiện giúp quá trình niềng răng của người bệnh được đảm bảo. Đồng thời, tại đây, bệnh nhân an tâm chi phí niềng răng đã trọn gói và không có phát sinh chi phí như các cơ sở nha khoa tự mở.
Một mẹo nhỏ để giúp bệnh nhân tiết kiệm thiết thực chi phí khi niềng răng, đó là theo dõi các cơ sở nha khoa và “săn sale” các dịp sinh nhật bệnh viện, ưu đãi đặc biệt,… để có thể tối ưu chi phí niềng răng cho bản thân.
>>>>>Xem thêm: Giải đáp: Quan hệ ngày đèn đỏ có thai không?
Nhiều cơ sở có thể có những chương trình ưu đãi giúp tiết kiệm phí niềng răng
4. Quy trình khi niềng răng có thể tham khảo
Bên cạnh vấn đề chi phí, người bệnh nên tham khảo quy trình niềng răng để đảm bảo được theo dõi, chăm sóc và thực hiện đúng cách trong quá trình niềng của mình.
Quy trình mẫu gồm:
Bước 1: Thăm khám răng, xương hàm, tổng quát và chụp X-quang hàm răng
Bước 2: Bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị và lấy dấu răng cho bệnh nhân để chuẩn bị thiết kế mắc cài
Bước 3: Thiết kế mắc cài phù hợp với bệnh nhân trong khoảng 7 ngày
Bước 4: Hẹn lịch bệnh nhân và gắn mắc cài lên răng bệnh nhân
Bước 5: Bệnh nhân tái khám định kỳ (sau khoảng 1 tháng) để điều chỉnh dây cung, mắc cài răng phù hợp
Bước 6: Tháo niềng sau khi răng đã về vị trí chuẩn và đeo hàm duy trì thêm một thời gian
Phí niềng răng thông thường đã bao gồm toàn bộ các chu trình và các bước trên đây, người bệnh không phải phát sinh thêm chi phí gì khác. Chính vì thế, hãy theo sát quyền lợi của mình trong quy trình niềng răng để không mất tiền sai cách khi thực hiện chỉnh nha.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.