Vòng tránh thai và quy trình đặt vòng – Những điều chị em muốn biết

Đặt vòng là một biện pháp ngừa thai khá phổ biến hiện nay. Nhiều chị em thắc mắc quy trình đặt vòng thế nào? Có phải ai cũng có thể đặt vòng không? Liệu có ảnh hưởng gì sau khi đặt vòng?…Hãy cùng chị em giải đáp những thắc mắc trên trong bài viết.

Bạn đang đọc: Vòng tránh thai và quy trình đặt vòng – Những điều chị em muốn biết

1.Những điều cần biết về đặt vòng tránh thai là gì?

1.1. Cho những ai chưa biết vòng tránh thai là gì

Vòng tránh thai được làm bằng nhựa với kích thước nhỏ đủ để đưa vào tử cung. Loại vòng tránh thai phổ biến nhất và được nhiều người sử dụng là hình chữ T và cánh cung quấn sợi đồng.

Tác dụng của vòng tránh thai là ngăn tình trùng gặp trứng và không cho trứng là tổ trong tử cung. Bên cạnh đó, vòng tránh thai cũng có tác dụng làm giảm khả năng hợp tử làm tổ trong buồng tử cung. Đối với vòng tránh thai nội tiết còn có thêm một số tác dụng nữa như: giảm lượng máu kinh và giảm đau bụng kinh khi đến ngày “đèn đỏ”, giảm khả năng phát triển các loại u xơ tử cung.

Sau khi đặt vòng, thường sẽ có cảm giác đau bụng, nhói bụng khi ấn vào, có thể gây rong kinh. Một số tác dụng phụ khác khi đặt vòng là: sốt, tiểu rắt, đau khi quan hệ tình dục. Đôi khi vòng tránh thai có thể gây ra viêm nhiễm âm đạo, viêm vùng chậu, thai ngoài tử cung và hiếm muộn.

1.2. Vì sao phòng tránh thai lại ngừa được mang thai?

Nguyên tắc hoạt động của vòng tránh thai là khi được đặt vào tử cung sẽ gây nên phản ứng viêm cho niêm mạc tử cung, gây ra sự thay đổi về mặt sinh hóa của nội mạc tế bào, tạo ra ngăn trở không cho trứng được thụ tinh và làm tổ tại tử cung.

Vòng tránh thai và quy trình đặt vòng – Những điều chị em muốn biết

Đặt vòng là một phương pháp ngừa thai hữu hiệu

– Đối với vòng tránh thai bằng đồng: Có chứa đồng nên sẽ phóng những ion đồng vào buồng tử cung và gây ra phản ứng viêm cùng các cơn co thắt tử cung. Đồng còn có tác dụng làm chất nhầy ở cổ tử cung bị thay đổi tính chất về sinh hóa, thay đổi độ dày mỏng của niêm mạc tử cung, ngăn chặn sự làm tổ của trứng.

– Đối với vòng tránh thai bằng nội tiết tố chứa progesterone: Loại nội tiết tó này có tác dụng làm rối loạn hoạt động của nội mạc tử cung. Khi nồng độ progesterone lớn hơn estrogen sẽ gây khó khăn cho việc trứng được thụ tinh và di chuyển về làm tổ ở tử cung. Lượng progesterone cũng có tác dụng làm ức chế sự rụng trứng, hạn chế trứng rụng hàng tháng.

1.3.Thời điểm áp dụng quy trình đặt vòng tốt nhất

Có những thời điểm sau để áp dụng quy trình đặt vòng hiệu quả nhất:

– Đặt vòng sau khi sảy thai hoặc làm thủ thuật sau sảy thai. Khi đặt vòng thời điểm này cần đảm bảo tử cung được vệ sinh sạch sẽ, không còn xuất huyết nhiều, tử cung co giãn tốt thì mới được đặt vòng. Thời điểm này cổ tử cung vẫn còn mềm, rộng nên việc thực hiện đặt vòng sẽ dễ dàng hơn, bớt đau hơn cho chị em.

– Đặt vòng sau khi kết thúc kỳ kinh nguyệt: Sạch kinh từ 3-7 ngày là có thể tiến hành đặt vòng tránh thai được. Thời điểm này, cổ tử cung khá mềm nên việc đưa vòng vào dễ dàng hơn, giảm nguy cơ tổn thương và xuất huyết khi đặt vòng. Tuy nhiên, sau khi đặt vẫn nên dùng bao cao su hoặc những biện pháp tránh thai khác khi quan hệ tình dục trong một vài ngày, đề phòng vòng tránh thai chưa phát huy được tác dụng kịp thời.

– Đặt vòng tránh thai sau khi sinh được 6 tuần (sinh thường), 6 tháng (sinh mổ): Không nên đặt vòng sớm hơn thời điểm này dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Nên đợi qua mốc thời gian trên rồi mới nên đặt vòng để đảm bảo sức khỏe cho mẹ sau sinh. Trong thời gian chờ đợi để đặt vòng nên sử dụng các biện pháp tránh thai khác để ngăn ngừa có thai ngoài ý muốn.
Ngoài đặt vòng tránh thai thông thường, hiện nay còn có loại vòng tránh thai khẩn cấp sau 72h giờ. Loại vòng này là vòng tránh thai hoạt tính chứa ketone có tác dụng ngừa thai khẩn cấp.

2.Cách bác sĩ đặt vòng

2.1. Quy trình đặt vòng cho chị em phụ nữ

Những bước để đặt vòng tránh thai cho chị em như sau:

– Bước 1: Trước khi đặt, bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế sẽ tư vấn, giải thích và cung cấp những thông tin cần thiết về việc đặt vòng tránh thai cho người bệnh biết. Đồng thời cũng cung cấp những thông tin về lợi, hại, những tác dụng phụ khi đặt vòng để chị em nắm rõ và tự quyết định lựa chọn có đặt vòng không, đặt loại vòng nào…

Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về bệnh lý viêm chân răng có mủ

Vòng tránh thai và quy trình đặt vòng – Những điều chị em muốn biết

Bác sĩ sẽ tư vấn và cung cấp thông tin trước khi tiến hành đặt vòng

– Bước 2: Thực hiện đưa vòng tránh thai vào tử cung:

Đầu tiên bác sĩ sẽ chèn 2 ngón tay vào âm đạo, tay còn lại bác sĩ đặt trên bụng để cảm nhận các cơ quan trong vùng bụng dưới.
Sau khi xác định được vị trí của tử cung, bác sĩ sẽ dùng mỏ vịt để mở âm đạo ra. Bước tiếp theo là vệ sinh khử trùng âm đạo để làm giảm những nguy cơ bị nhiễm trùng sau khi đặt vòng. Đối với một số đối tượng có thể bác sĩ sẽ chỉ định gây tê làm lúc này.

Tiếp theo bác sĩ sẽ tiến hành đưa chiếc vòng tránh thai qua cổ tử cung để vào sâu hơn. Sau khi vào tử cung vòng tránh thai sẽ bung hai đâu ra thành hình chữ T.

Toàn bộ quy trình đặt vòng tránh thai chỉ mất vài phút. Người bệnh sẽ không cảm thấy đau đớn gì mà chỉ cảm thấy chút tức tức ở vùng bụng. Hầu hết mọi phụ nữ đều sẽ cảm thấy bình thường sau khi đặt vòng và có thể sinh hoạt làm việc như cũ. Sau đặt vòng nên đóng băng vệ sinh để tránh trường hợp xuất huyết một chút sau khi thao tác.

– Bước 3: Sau khi đã đặt vòng xong

Sau khi đặt vòng có thể bị rong một ít máu vì có thể khi vòng chui vào tử cung có thể có một chút tổn thương nên chảy máu. Tuy nhiên, nếu có hiện tượng máu chảy nhiều, chảy ồ ạt, kéo dài trong thời gian lâu thì nên đến gặp bác sĩ để thăm khám xem liệu vòng tránh thai có vấn đề gì không. Nhiều trường hợp vòng tránh thai bị lệch, tuột vào trong hoặc ra ngoài thì cần bác sĩ điều chỉnh lại.

2.2. Lưu ý đối với đặt vòng tránh thai

– Vòng tránh thai là một biện pháp tránh thai khá hữu hiệu. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể đặt vòng được. Có những trường hợp không hợp, bị dị ứng với vòng tránh thai có thể làm người đặt bị chảy máu, rong kinh nhiều ngày.

Vòng tránh thai và quy trình đặt vòng – Những điều chị em muốn biết

>>>>>Xem thêm: Bị rong kinh kéo dài – Cảnh báo bệnh lý phụ khoa nguy hiểm

Nếu đặt vòng không hợp thì cần đến tháo ngay

– Thời điểm đặt vòng xong mà có cảm giác ngứa ngáy, ra nhiều dịch màu xanh vàng, có mùi hôi thì nên đi khám để được tháo vòng ra vì có thể bạn đang không hợp hoặc dị ứng với vòng tránh thai.

– Nếu bị viêm âm đạo, phụ khoa trong thời điểm đang có vòng tránh thai thì có thể dẫn đến lây lan viêm nhiễm sang những vùng khác như tử cung, buồng trứng. Vì vậy, nếu có dấu hiệu viêm nhiễm cần đi điều trị ngay tránh để lây lan sang các vùng khác trong cơ quan sinh sản.

Những đối tượng sau sẽ được chỉ định chống đặt vòng tránh thai đó là:

– Chị em đang nghi ngờ có thai hoặc thật sự đang mang thai.

– Đang mắc các bệnh viêm nhiễm vùng chậu, các bệnh lây lan qua đường tình dục trong vòng 3 tháng trở lại đây.

– Đường sinh dục có các vấn đề về bệnh ác tính

– Hình dạng tử cung bị méo mó, không cân xứng do u xơ hoặc các nguyên nhân bẩm sinh khác.

– Có hiện tượng xuất huyết chưa rõ nguyên nhân.

– Tổn thương vùng chậu do các thủ thuật sản khoa chưa lành hẳn.

Trên đây là những thông tin về quy trình đặt vòng tránh thai cho những ai cần tìm hiểu, hy vọng sẽ giúp ích cho những chị em trên con đường tìm kiếm các biện pháp tránh thai phù hợp với mình.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *