Thai nhi ở tuần 16 sẽ phát triển thế nào? Khám thai 16 tuần tuổi gồm những công việc gì? Lời khuyên cho mẹ bầu khi đi khám thai ở giai đoạn này?
Bạn đang đọc: Toàn bộ thông tin cho mẹ khi khám thai 16 tuần tuổi
1. Mẹ và thai nhi 16 tuần sẽ như thế nào?
1.1. Thai nhi 16 tuần phát triển ra sao?
Ở tuần thứ 16 của thai kỳ, em bé của bạn đang có sự phát triển mạnh mẽ ở cơ khu vực lưng và xương sống, điều này khiến cho đầu và cổ của em bé cứng cáp hơn và có thể ngóc thẳng hơn. Mắt của em bé lúc này đã có sự chuyển động chậm, tai của bé cũng đang hoàn thiện dần, cấu trúc xương nhỏ trong tai em bé đã bắt đầu hoạt động để con có thể cảm nhận được âm thanh bên ngoài.
Thai nhi 16 tuần đã có những sự phát triển nhất định
Hai tay hai chân của em bé có thể đã chuyển động cùng với nhau và bác sĩ có thể đã nhìn thấy trong quá trình siêu âm. Tuy nhiên, thai phụ khó có thể cảm nhận được những chuyển động này vì kích thước của em còn khá nhỏ. Những chuyển động mà thai phụ cảm nhận được còn được gọi là thai máy.
Thai nhi ở tuần tuổi này sẽ có cân nặng khoảng 150gr và chiều dài khoảng 14-15 cm.
1.2. Khám thai 16 tuần tuổi mẹ sẽ nhìn thấy gì?
Sang tuần thứ 16, em bé có thể có sự thay đổi khá rõ khi nhìn vào hình ảnh siêu âm. Cụ thể như:
– Em bé phát triển hơn và có nhiều thay đổi về kích thước , trọng lượng. Chiều dài đầu mông khoảng 12cm và trọng lượng trên 100gr. Tim em bé có thể bơm 25 lít máu mỗi ngày để nuôi cơ thể và lượng máu sau này sẽ còn tăng lên nhiều hơn.
– Cấu tạo xương của em bé đã trở nên cứng cáp hơn, chân tay dài hơn, có móng ở ngón tay chân. Bé cũng sẽ hình thành một số phản xạ với tay chân như khua khoắng tay chân, mút ngón tay…
– Giai đoạn này mắt của bé không còn ở quá xa nhau nữa mà đã dần di chuyển về phía trước mặt, sát gần nhau hơn. Ngoài ra mắt bé có thể chuyển động, đảo từ bên này sang bên kia mặc dù mí mắt vẫn đóng chặt.
– Tai của bé cũng có sự phát triển vượt trội khi bắt đầu hoạt động và có khả năng cảm nhận được âm thanh bên ngoài.
– Trên khuôn mặt của bé cũng có những sự thay đổi, bé có nhiều biểu cảm hơn như ngáp hoặc há miệng.
1.3. Cơ thể mẹ bầu khi 16 tuần tuổi
Mẹ bầu trong giai đoạn 16 tuần cũng sẽ có những thay đổi nhất định như:
– Ngực của mẹ sẽ to dần lên với các nang sữa bắt đầu phát triển, mẹ có thể cảm thấy đau nhức, tức ngực, đây hoàn toàn là hiện tượng sinh lý bình thường và mẹ không cần cảm thấy lo lắng về điều này.
– Tình trạng táo bón xuất hiện hoặc nặng hơn. Ngoài nguyên nhân do nội tiết tố, thời gian này em bé phát triển với kích thước to hơn, tạo áp lực lên đại tràng khiến cho triệu chứng táo bón của mẹ sẽ nặng hơn. Mẹ nên uống nhiều nước để có thể cải thiện tình trạng này.
Tìm hiểu thêm: Bọc răng sứ có đau không? Quy trình các bước bọc răng sứ
Cơ thể mẹ bầu cũng có những thay đổi ở tuần thai này
– Dịch tiết âm đạo tăng nhiều hơn mang lại cảm giác khó chịu cho nhiều mẹ bầu.Lúc này mẹ cần phải giữ vệ sinh vùng âm đạo, tránh khả năng nhiễm các bệnh phụ khoa.
– Khi thai nhi lớn dần, mẹ có thể cảm thấy tình trạng đau lưng nhiều hơn do thai to áp lực lên các dây thần kinh ở lưng. Massage nhẹ nhàng và ngâm mình trong nước ấm có thể giúp các mẹ cảm thấy dễ chịu hơn.
– Một số mẹ bầu còn bị tình trạng chảy máu chân răng do nguyên nhân nội tiết.
2. Khám thai ở tuần 16 là làm những gì?
Nhiều mẹ bầu lần đầu mang thai còn bỡ ngỡ không biết khi khám thai tuần 16 sẽ được thăm khám những hạng mục gì. Thông thường, giai đoạn này các mẹ bầu sẽ được thăm khám như sau:
2.1 Kiểm tra cho mẹ bầu về sức khỏe tổng quát
Cho dù bạn khám thai ở tuần thai nào thì bước đầu tiên cũng là bước kiểm tra sức khỏe tổng quát cho mẹ. Mẹ sẽ được đo cân nặng, đo chiều cao, kiểm tra huyết áp…để nắm được thể trạng của mẹ có gì đáng lưu ý hay không.
2.2 Siêu âm để khám thai 16 tuần tuổi
Bước tiếp theo khi thăm khám đó là tiến hành siêu âm. Bác sĩ sẽ sử dụng máy siêu âm để theo dõi sự phát triển của em bé thể hiện qua những chỉ số trên hình ảnh siêu âm.
Thời điểm này, mẹ cũng có thể biết được giới tính của em bé nếu bé không che chắn hoặc chuyên môn siêu âm của bác sĩ tốt. Có nhiều bé bị dây rốn che mất cơ quan sinh sản hoặc kẹp chân lại thì cũng không thể xác định được là bé trai hay bé gái.
2.3 Thực hiện các xét nghiệm máu, nước tiểu khi đến tuần 16
– Xét nghiệm máu bao gồm xét nghiệm các chỉ số máu cơ bản để biết nhóm máu mẹ, RH(-) hay RH(+), mẹ có bị thiếu máu không, có những bất thường gì trong máu mẹ không, mẹ có đang mắc phải bệnh gì không…Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ hướng xử lý những tình trạng không tốt mà chẳng may mẹ gặp phải.
>>>>>Xem thêm: Cách phát hiện ung thư vú sớm hiệu quả và an toàn ít ai biết
Thực hiện xét nghiệm để kiểm tra sức khỏe mẹ và bé
– Xét nghiệm nước tiểu có thể giúp xác định các tình trạng bệnh lý của mẹ trong giai đoạn mang thai như: có protein trong nước tiểu là dấu hiệu của bệnh tiền sản giật, lượng glucose cao ẩn chứa khả năng đái tháo đường thai kỳ và một số bệnh khác.
2.4 Làm Triple Test
Triple Test là một xét nghiệm sàng lọc sơ sinh khá quan trọng, giúp tầm soát phát hiện những bệnh khá nặng về đột biến nhiễm sắc thể như: Down , Edwards, Patau, dị tật ống thần kinh… Xét nghiệm này thực hiện bằng cách lấy máu của mẹ nên không xâm lấn đến thai nhi và rất an toàn cho bé và mẹ.
Xét nghiệm này thường sẽ được bác sĩ chỉ định khi mẹ nằm trong nguy cơ cao: Mẹ trên 35 tuổi, gia đình có tiền sử gặp các bệnh về bất thường nhiễm sắc thể, dị tật bẩm sinh, thai phụ từng sinh con dị tật hoặc tiền sử thai lưu, sinh non, sảy thai nhiều lần.
3. Mẹ cần chuẩn bị gì khi đi khám thai ở tuần 16
Trước khi đi khám thai ở tuần thai này, mẹ bầu cần chuẩn bị những công việc sau:
– Kiểm tra và xác nhận lại lịch khám thai với cơ sở y tế. Có thể từ lần đi khám thai trước, lịch hẹn của mẹ đã có sự thay đổi. Vì vậy, trước khi đi khám thai hãy xác nhận lại với bên phòng khám để không có gì nhầm lẫn và báo trước để không cần chờ đợi lâu khi khám.
– Giai đoạn trước đây khi đi khám mẹ sẽ được yêu cầu uống nước để siêu âm chính xác hơn. Nhưng từ tuần thai thứ 16, mẹ sẽ cần làm trống bàng quang của mình trước khi siêu âm. Vì thế hãy đi vệ sinh trước khi đi khám.
– Mẹ không nên ăn quá nó trước khi đi khám, cũng không nên để đói bụng dễ hạ đường huyết. Nếu phải làm xét nghiệm đường, mẹ cần phải nhịn đói trước khi lấy máu.
– Mẹ nên chọn cho mình những trang phục thoải mái, thuận tiện cho việc thăm khám.
– Khi đi khám đừng quên mang theo những giấy tờ, kết quả khám thai những tuần trước. Việc này sẽ giúp cho bác sĩ chẩn đoán tình trạng thai kỳ của mẹ chính xác hơn.
Trên đây là những chia sẻ dành cho mẹ bầu về việc khám thai 16 tuần tuổi, hy vọng những thông tin trên đây sẽ có ích cho các mẹ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.