Đau bụng dưới và rong kinh có nguy hiểm không?

Đau bụng dưới và rong kinh ở phụ nữ là hiện tượng thường gặp ở chị em phụ nữ. Tuy nhiên, nếu hiện tượng đau trở nên dữ dội và không thuyên giảm thì rất có thể đó là báo hiệu cho các loại bệnh lý phụ khoa nguy hiểm.

Bạn đang đọc: Đau bụng dưới và rong kinh có nguy hiểm không?

1. Hiện tượng rong kinh và đau bụng dưới ở phụ nữ

1.1. Đau bụng dưới và rong kinh là biểu hiện của bệnh gì?

Hiện tượng rong kinh ở phụ nữ là một trong số những dấu hiệu báo động rằng kinh nguyệt của phụ nữ có sự rối loạn, mất cân bằng. Rong kinh là tình trạng xảy ra phổ biến, tuy nhiên, chị em cần có sự theo dõi và điều trị sớm để tránh xảy ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và chức năng sinh sản của bản thân. Hiện tượng rong kinh thường sẽ phát hiện ra bởi tình trạng kinh nguyệt tiết ra kéo dài trên 10 ngày, đi kèm với đó là lượng máu kinh nguyệt tiết ra nhiều hơn hoặc ít hơn so với bình thường.

Đau bụng dưới và rong kinh có nguy hiểm không?

Hiện tượng rong kinh ở phụ nữ là một trong số những dấu hiệu báo động rằng kinh nguyệt của phụ nữ có sự rối loạn, mất cân bằng

Đau bụng dưới khi hành kinh cũng là một hiện tượng thường thấy mỗi khi phụ nữ tới chu kỳ kinh nguyệt. Những cơn đau bụng này sẽ nhiều hoặc ít tùy vào cơ địa cũng như sức khỏe của từng người. Các cơn đau bụng hành kinh này được giải thích là do sự co bóp của tử cung trong kì kinh nguyệt gây nên.

1.2. Cần phân biệt các loại đau bụng dưới khi hành kinh

Có 2 loại đau bụng kinh nguyệt chị em cần phân biệt đó là:

– Đau bụng kinh do yếu tố nguyên phát: đây là cách giải thích khác cho tình trạng đau bụng sinh lý, có nghĩa là xảy ra do yếu tố sinh lý bình thường của cơ thể. Yếu tố sinh lý này có thể do tuổi tác, giai đoạn phát triển của cơ thể. Những bạn nữ đang trong tuổi dậy thì hoặc phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh có thể sẽ thường gặp các cơn đau bụng hành kinh nhiều hơn so với những đối tượng khác. Những cơn đau bụng nguyên phát thường sẽ nhẹ nhàng và nhanh hết, không gây nguy hiểm.

– Đau bụng kinh do yếu tố thứ phát: là cách gọi của việc đau bụng kinh xuất phát từ những nguyên nhân khác như: mắc bệnh phụ khoa nguy hiểm, cơ thể gặp vấn đề,..Những cơn đau này thường dữ dội và đau đớn hơn bình thường. Có thể chúng xuất phát từ vùng bụng dưới, sau đó có thể lan lên tới lưng hoặc vùng đùi. Đi kèm với các cơn đau có thể phụ nữ sẽ gặp tình trạng: đổ mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt,…

2. Những nguyên nhân khiến phụ nữ bị đau bụng dưới mỗi khi rong kinh

Khi tình trạng đau bụng dưới mỗi khi rong kinh trở nên dữ dội, gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của phụ nữ, thì chị em nên lưu ý có thể nguyên nhân sẽ xuất phát từ những bệnh nguy hiểm.

2.1. Đau bụng dưới và rong kinh có thể do bệnh lý lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là tên gọi của một trong những bệnh lý nguy hiểm của chị em phụ nữ. Các lớp niêm mạc ở khu vực tử cung không bong tróc và trôi đi theo lượng kinh nguyệt của mỗi chu kỳ, mà sẽ đi lạc sang các bộ phận khác như: ống dẫn trứng, khu vực buồng trứng, khu vực trực tràng,…

Bệnh lý này đặc biệt sẽ gây ra những cơn đau bụng phần bụng dưới dữ dội kèm theo triệu chứng rong kinh kéo dài. Bệnh lý này nếu không được kịp thời phát hiện và xử lý triệt để, thì chúng có khả năng dẫn tới một số ảnh hưởng khác như: viêm phần vùng chậu, vô sinh, khó có con,…

Một số đối tượng dễ mắc phải bệnh lý này đó là:

– Phụ nữ chưa từng trải qua quá trình sinh nở trước đó.

– Nhóm phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt khá ngắn (dưới 27 ngày).

– Những phụ nữ trung niên có thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh xảy ra muộn.

– Tiền sử gia đình có người đã từng mắc bệnh lý này.

– Gặp một số bất thường trong cơ quan, bộ phận sinh sản.

– Từng có tiền sử nạo, hút, thực hiện thủ thuật trong tử cung.

2.2. Bệnh lý phụ khoa lạc tuyến nội mạc tử cung

Tìm hiểu thêm: Độ tuổi dễ mắc ung thư thực quản

Đau bụng dưới và rong kinh có nguy hiểm không?

Đau bụng dưới đi kèm với rong kinh có thể do các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm

Bệnh lý này là tên gọi của việc các phần mô tuyến ở khu vực tử cung hình thành và phát triển bên trong lớp cơ tử cung thay vì lớp lót mạc tử cung như bình thường. Bệnh lý này cũng gây ra những biểu hiện tương tự với bệnh lý lạc nội mạc tử cung, gây ra những cơn đau phần bụng dưới dữ dội và đi kèm với tình trạng rong kinh kéo dài.

Bệnh lý này hiện chưa có bảng thống kê chính xác các nguyên nhân gây ra, tuy nhiên theo các bác sĩ, bệnh hình thành đa số do trường hợp phần tử cung đã có tổn thương do đã từng làm thủ thuật trước đó.

2.3. Bệnh lý u xơ tử cung

U xơ tử cung là một trong những bệnh lý khá phổ biến thường gặp ở chị em phụ nữ. Đây là trường hợp các khối u mềm mọc lên bất thường ở khu vực tử cung và xung quanh tử cung. Những khối u này thường xuất hiện do sự rối loạn của các hormone estrogen và progesterone trong cơ thể phụ nữ. Do đó, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh là những đối tượng dễ bị mắc u xơ tử cung nhất.

Theo đó, khi các khối u xơ này phát triển lớn hơn, chúng sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tới cơ thể, trong đó có hiện tượng rong kinh kéo dài đi kèm với đau bụng dưới. Ngoài ra, chúng còn có thể gây chèn ép tới các cơ quan, bộ phận khác, gây đau đớn, mệt mỏi cho chị em phụ nữ.

2.4. Các loại bệnh về viêm vùng chậu

Những loại bệnh liên quan đến viêm khu vực vùng chậu có thể kể tới đó là: nhiễm trùng tử cung, vòi trứng,…Bệnh lý này gây ra hiện tượng kết dính, đứt gãy vòi trứng, làm mất cân bằng các chức năng giải phóng trứng khỏi khu vực buồng trứng. Điều này khiến cho kinh nguyệt diễn ra không đều. Bệnh cũng có thể làm cho phụ nữ bị đau bụng dưới kéo dài, ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần.

2.5. Một số nguyên nhân khác là gì?

Ngoài ra, việc phụ nữ gặp phải tình trạng đau bụng phần dưới đi kèm với rong kinh có thể do các nguyên nhân sau:

– Gặp các bất thường liên quan tới bộ phận sinh dục: cổ tử cung bị hẹp, dị tật âm đạo,…

– Phụ nữ đã từng sử dụng các dạng thủ thuật, các biện pháp tránh thai như: đặt vòng, cấy que, sử dụng thuốc,…

– Phụ nữ mắc bệnh lý phụ khoa ung thư cổ tử cung.

– Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi chưa khoa học.

– Rối loạn hệ thống tuyến giáp và chức năng tuyến giáp.

3. Cần làm gì để cải thiện đau bụng dưới đi kèm với rong kinh kéo dài?

Đau bụng dưới và rong kinh có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì?

Có chế độ ăn uống, ngủ nghỉ điều độ, bổ sung đa dạng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng.

Để giúp cho tình trạng đau bụng dưới mỗi kì kinh nguyệt trở nên nhẹ nhàng hơn, chị em phụ nữu nên thực hiện một số điều sau:

– Có chế độ ăn uống, ngủ nghỉ điều độ, bổ sung đa dạng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng.

– Có thể sử dụng các bài thuốc giúp giảm đau tự nhiên như: trà gừng, ngải cứu,…

– Chăm sóc vệ sinh vùng kín cẩn thận, thường xuyên thay băng vệ sinh mỗi khi tới kỳ để đảm bảo không có vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo.

– Không nên sử dụng các loại thực phẩm, đồ uống lạnh.

– Không nên quan hệ tình dục trong giai đoạn bị rong kinh, để tránh gây viêm nhiễm.

– Nên chủ động đi thăm khám bác sĩ sản khoa để được tư vấn và điều trị sớm nhất.

Nếu chị em cũng đang gặp các vấn đề về đau bụng dưới và rong kinh kéo dài, vui lòng liên hệ với tổng đài của Thu Cúc TCI để được hỗ trợ và tư vấn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *