Giải đáp: Chữa viêm chân răng bằng lá lốt có hiệu quả không?

Viêm chân răng là một bệnh lý răng miệng, ảnh hưởng đến nướu và các mô cấu trúc xung quanh răng. Theo dân gian, viêm chân răng có thể chữa bằng lá lốt. Vậy, chữa viêm chân răng bằng lá lốt có hiệu quả không? Nếu bạn nghi ngờ bản thân viêm chân răng và đang có ý định dùng lá lốt để chữa bệnh lý này, đọc ngay bài viết sau của Thu Cúc TCI, bạn nhé!

Bạn đang đọc: Giải đáp: Chữa viêm chân răng bằng lá lốt có hiệu quả không?

1. Nguyên nhân phát sinh viêm chân răng là gì?

Nguyên nhân dẫn đến viêm chân răng thường liên quan đến sự tích tụ vi khuẩn trong mảng bám trên bề mặt răng. Ngoài ra, viêm chân răng cũng có thể phát sinh do một vài nguyên nhân khác. Theo đó, dưới đây là một số nguyên nhân khởi phát viêm chân răng:

– Mảng bám: Mảng bám là một màng mỏng chứa vi khuẩn, thức ăn thừa và một số vật chất khác. Nếu màng này không được loại bỏ bằng bàn chải, chỉ nha khoa, nước súc miệng đều đặn, vi khuẩn có thể phát triển và gây viêm chân răng.

– Yếu tố di truyền: Các yếu tố di truyền liên quan đến hệ miễn dịch hoặc cấu trúc nướu có thể là nguyên nhân khiến một số người có nguy cơ bị viêm chân răng cao hơn những người khác.

– Sự thay đổi hormone: Một số giai đoạn sống đặc biệt như thai kỳ, chu kỳ kinh nguyệt có thể làm thay đổi nướu và các mô cấu trúc xung quanh răng, tạo điều kiện cho viêm chân răng xuất hiện.

– Bệnh lý khác: Các bệnh lý khác như tiểu đường, cường giáp hay suy giảm miễn dịch cũng có thể làm tăng nguy cơ viêm chân răng.

– Áp lực cơ học: Sử dụng lực quá lớn khi vệ sinh răng miệng bằng bàn chải hoặc sử dụng bàn chải quá cứng có thể gây tổn thương cho nướu, dẫn đến viêm chân răng.

– Hút thuốc: Hút thuốc lá có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây viêm chân răng.

Giải đáp: Chữa viêm chân răng bằng lá lốt có hiệu quả không?

Hút thuốc lá tạo điều kiện cho viêm chân răng phát sinh.

2. Làm thế nào để nhận biết viêm chân răng?

Có một số dấu hiệu mà bạn có thể sử dụng để nhận biết viêm chân răng. Những dấu hiệu đó là: Nướu sưng, đỏ, chảy máu khi vệ sinh răng miệng hoặc thậm chí là chỉ khi ăn uống, miệng hôi, nướu tụt, răng lộ nhiều, nướu đau, rát, răng ê buốt khi ăn đồ quá nóng, quá lạnh, quá ngọt hoặc quá chua, răng lung lay,…

3. Viêm chân răng biến chứng ra sao?

Viêm chân răng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của cơ thể. Theo đó, một số biến chứng tiêu biểu của viêm chân răng chúng ta có thể kể đến ở đây là:

– Suy yếu răng: Từ các tổn thương nướu và các mô cấu trúc xung quanh răng, viêm chân răng có thể làm răng trở nên nhạy cảm hơn.

– Mất răng: Nếu không được điều trị kịp thời, viêm chân răng có thể gây tổn thương xương hàm, dẫn đến mất răng.

– Tác động tới tim: Vi khuẩn gây viêm chân răng có thể lan vào máu, ảnh hưởng đến tim, làm tăng nguy cơ các bệnh lý tim mạch.

– Suy thận: Các tác nhân nhiễm trùng ở miệng có thể ảnh hưởng đến chức năng thận, gây suy thận.

– Suy yếu miễn dịch

– Tác động tới thai kỳ

4. Chữa viêm chân răng bằng lá lốt có hiệu quả không?

4.1. Thực hư hiệu quả phương pháp chữa viêm chân răng bằng lá lốt

Lá lốt được sử dụng trong một số phương pháp chăm sóc răng miệng truyền thống của một số dân tộc. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, chưa có bằng chứng khoa học đủ mạnh nào thừa nhận rõ ràng hiệu quả của việc sử dụng lá lốt trong điều trị viêm chân răng.

Tìm hiểu thêm: Mẹ bầu bị sốt xuất huyết rồi có bị lại không và những lưu ý

Giải đáp: Chữa viêm chân răng bằng lá lốt có hiệu quả không?

Chưa có bằng chứng thừa nhận hiệu quả của lá lốt trong điều trị viêm chân răng.

4.2. Phương pháp chữa viêm chân răng tốt nhất

Nếu bạn có ý định sử dụng lá lốt để điều trị viêm chân răng, tốt nhất, hãy thảo luận cẩn thận với nha sĩ trước khi tiến hành. Thực tế, điều trị viêm chân răng cần phải dựa trên những phương pháp đã được kiểm chứng như vệ sinh răng miệng hay trong một số trường hợp nghiêm trọng hơn, điều trị chuyên sâu tại các cơ sở y tế chuyên khoa răng hàm mặt:

– Vệ sinh răng miệng: Vệ sinh răng miệng bằng bàn chải ít nhất hai lần mỗi ngày. Bàn chải sử dụng phải mềm, kem đánh răng nên chứa fluoride. Ngoài bàn chải, nên sử dụng thêm chỉ nha khoa để vệ sinh những vùng mà bàn chải khó tiếp cận hoặc không thể tiếp cận. Có thể sử dụng nước súc miệng để tăng cường tối đa hiệu quả làm sạch.

– Điều trị chuyên sâu tại các cơ sở y tế chuyên khoa răng hàm mặt: Nếu viêm chân răng nghiêm trọng, bạn cần thăm khám tại phòng nha để được nha sĩ vệ sinh răng miệng chuyên sâu. Một số trường hợp viêm chân răng nghiêm trọng có thể sẽ phải sử dụng thuốc kháng sinh để kiểm soát tình trạng nhiễm trùng. Trường hợp nguyên nhân phát sinh viêm chân răng sâu xa là răng khấp khểnh, nhiều khe rãnh, khó vệ sinh, dễ tích tụ mảng bám, bạn có thể sẽ phải niềng răng, để điều trị cũng như dự phòng viêm chân răng tái phát.

Giải đáp: Chữa viêm chân răng bằng lá lốt có hiệu quả không?

>>>>>Xem thêm: Chích ngừa ung thư cổ tử cung phòng tránh bệnh ung thư cổ tử

Để được vệ sinh răng miệng chuyên sâu, bạn cần thăm khám với nha sĩ định kỳ.

Sau điều trị viêm chân răng, để ngăn ngừa bệnh lý răng miệng này tái phát, bạn cần thay đổi các thói quen sống tiêu cực như thói quen tiêu thụ thực phẩm giàu đường, thói quen vệ sinh răng miệng không kỹ lưỡng, hút thuốc,… Bên cạnh đó, bạn cũng cần thăm khám với nha sĩ định kỳ, để được vệ sinh răng miệng chuyên sâu và phát hiện, điều trị kịp thời các bệnh lý răng miệng, nếu có.

Phía trên là lời giải đáp cho thắc mắc chữa viêm chân răng bằng lá lốt có hiệu quả không. Cho đến thời điểm hiện tại, lá lốt vẫn được một số dân tộc sử dụng để chữa viêm chân răng. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này chưa từng được kiểm chứng. Tin tưởng và áp dụng mù quáng nó có thể dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc. Trong đó, hậu quả nặng nề nhất là mất răng. Nếu bạn viêm chân răng nhẹ, hãy thay đối thói quen chăm sóc răng miệng để cải thiện vấn đề. Còn nếu bạn viêm chân răng nặng, hãy đến phòng nha để được chuyên gia thăm khám và điều trị.

Nếu còn băn khoăn về bệnh lý răng miệng này, liên hệ ngay Thu Cúc TCI, bạn nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *