Hiện nay, bọc răng sứ là phương pháp được nhiều người hướng tới khi muốn thực hiện thẩm mỹ nha khoa. Bọc răng sứ với nhiều ưu điểm có thể đem tới hàm răng đều, đẹp, trắng sáng. Tuy nhiên trên thực tế, phương pháp này vẫn tồn tại những rủi ro nhất định. Vậy những tiêu chí để bọc răng sứ an toàn là gì?
Bạn đang đọc: Những tiêu chí để bọc răng sứ an toàn
1. Bọc răng sứ có mấy loại
1.1 Tìm hiểu chung về phương pháp bọc răng sứ
Bọc răng sứ là một phương pháp thẩm mỹ răng và giúp bảo vệ răng. Từ đó, răng sẽ tránh khỏi được những tác động từ bên ngoài, giảm thiểu nguy cơ tổn hại. Đồng thời, răng cũng có thể phục hồi lại tính thẩm mỹ và các chức năng.
Sau khi bác sĩ thực hiện mài răng, răng thật sẽ đóng vài trò là trụ đỡ mão sứ ở bên trên. Mão sứ được chụp bên ngoài sẽ đảm bảo yếu tố thẩm mỹ cho răng, bảo vệ phần răng bên trong. Trên thực tế, bản chất của thực hiện bọc răng sứ chỉ gây tác động tới bên ngoài men răng. Do đó, những cấu trúc bên trong quan trọng của răng hay những mô nướu xung quanh sẽ không bị ảnh hưởng.
1.2 Bọc răng sứ gồm mấy loại?
Sau đây là một số những loại bọc răng sứ được sử dụng khá phổ biến hiện nay:
– Bọc sứ trực tiếp lên răng bị hư tổn: Phương pháp này thường được thực hiện với trường hợp răng sứt mẻ, bị sâu răng nhưng chân răng vẫn còn giữ được. Để tiến hành bọc sứ, bác sĩ sẽ thực hiện mài nhỏ chân răng ở phía trên, sau đó bọc răng sứ sẽ được chụp lên.
– Cầu răng sứ: Đối với những trường hợp răng bị mất, không có khả năng phục hồi sẽ cần thực hiện bọc răng sứ gián tiếp bằng cách thực hiện cầu răng sứ. Cụ thể, hai răng ở bên cạnh răng đã bị mất sẽ được mài bớt để làm trụ gắn cầu răng sứ.
– Trồng răng sứ Implant: Thông thường đây giải pháp tối ưu với những bệnh nhân bị mất chân răng. Theo đó, phần chân răng đã bị mất sẽ được thay thế bằng chân răng Implant nhân tạo và gắn mão sứ lên trên trụ Implant này.
2. Lợi ích của bọc răng sứ hiệu quả
Bọc răng sứ giúp cải thiện hình dáng, màu sắc và chức năng của răng
Nếu được thực hiện đúng quy trình và các tiêu chuẩn thì bọc răng sứ sẽ đem tới nhiều lợi ích:
– Mão răng sứ giúp răng được cải thiện các khuyết điểm như bị dị dạng, bị ố vàng, …
– Răng sẽ trở nên chắc chắn, khôi phục được chức năng ăn nhai, không gây cản trở ăn uống.
– Răng được bảo vệ khỏi những sự tấn công từ mảng bám, vi khuẩn xâm nhập, phòng ngừa được những bệnh lý răng miệng.
3. Bọc răng sứ an toàn không?
3.1 Nguyên nhân gây rủi to khi thực hiện bọc răng sứ
Đa số các trường hợp thực hiện bọc răng sứ sẽ không gây ra rủi ro. Tuy nhiên, nguy cơ vẫn có thể xảy ra nếu gặp phải nguyên nhân:
– Kỹ thuật thực hiện của bác sĩ không chuẩn, còn sai sót. Từ đó, sự đánh giá trong quá trình vệ sinh và điều trị bệnh lý răng miệng bị sai lệch.
– Tay nghề của bác sĩ còn kém, mài răng không thực hiện đúng kỹ thuật. Điều này dẫn tới sức khỏe răng miệng bị ảnh hưởng.
– Mão sứ được sử dụng không đảm bảo về nguồn gốc, kém chất lượng. Tình trạng này dẫn tới khi ở trong môi trường khoang miệng lâu dần sẽ khiến răng bị hôi, nhanh xỉn màu, oxi hóa.
– Công nghệ nha khoa được sử dụng lạc hậu khiến chế tạp răng sứ kém chất lượng. Đồng thời, việc đo, đánh giá răng cũng sẽ gặp sai sót. Sau khi bọc sứ có thể bị hở, vênh.
– Quá trình thực hiện vệ sinh răng miệng không đúng hoặc chế độ ăn sau khi bọc sứ không đảm bảo khoa học, phù hợp.
3.2 Những rủi ro có thể gặp khi bọc răng sứ
Tìm hiểu thêm: Các thông tin về bệnh ung thư tuyến tụy
Bọc răng sứ là phương pháp có tính an toàn khá cao nhưng cần đảm bảo thực hiện theo những tiêu chí cần thiết
Nếu như mắc phải một trong những nguyên nhân trên, rủi ro sẽ xảy đến với sức khỏe răng miệng:
3.2.1 Đau nhức răng kéo dài
Nếu như thực hiện mài răng quá mỏng và khiến xâm phạm tới khoảng sinh học của răng sẽ là điều kiện làm vi khuẩn phát triển ở trong khoang miệng. Từ đó, ta có thể mắc phải tình trạng bị viêm xương hàm, viêm lợi kèm theo đau nhức kéo dài. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh sai khớp cắn có thể làm lực nhai dồn nhiều lên chân răng sứ. Khi đó, khớp cắn bị sang chấn cũng sẽ gây đau nhức nhiều sau khi bọc răng sứ.
3.2.2 Miệng có mùi hôi
Răng sứ nếu được bọc không chế tác đúng với kích thước sẽ bị vênh. Từ đó, khe hở sẽ hình thành ở giữa mão sứ và răng thật. Khe hở này sẽ làm thức ăn giắt vào. Việc thực hiện vệ sinh răng miệng sẽ khó khăn hơn. Vi khuẩn gây mùi hôi sẽ có điều kiện phát triển trong khoang miệng.
3.2.3 Viêm nướu, tụt lợi
Răng sứ được sử dụng không rõ ràng về nguồn gốc dần sẽ làm nướu bị viêm. Bệnh nhân sẽ có những triệu chứng như nướu sưng đỏ, không được săn chắc, mùi hôi kèm theo đau nhức. Tình trạng này kết hợp cùng vệ sinh răng miệng thực hiện không tốt, điều trị bệnh lý không dứt điểm sẽ làm vi khuẩn bị tồn đọng. Từ đó, bệnh nhân sẽ bị tụt nướu, viêm nhiễm nướu.
3.2.4 Cấu trúc của hàm bị lệch
Thao tác gắn mão răng sứ được thực hiện bởi những bác sĩ chuyên môn kém, thiếu kinh nghiệm có thể gây tình trạng vênh. Điều này kéo theo việc khớp cắn bị lệch, ăn nhai khó khăn
3.2.5 Răng sứ bị nứt, vỡ
Nếu như mão sứ chất lượng kém được sử dụng thì sau một thời gian ngắn sẽ xỉn màu, bị nứt, vỡ. Cùng với đó, răng bên trong không được bảo vệ tốt dễ bị viêm và lung lay.
3.3 Những tiêu chí để bọc răng sứ an toàn
>>>>>Xem thêm: Những biến chứng do mắc bệnh đậu mùa khỉ khi mang thai
Chuyên môn của bác sĩ ảnh hưởng rất lớn tới độ thành công, an toàn của bọc răng sứ
Để tránh những nguy cơ rủi ro có thể xảy ra, ta cần đảm bảo những tiêu chi để bọc răng sứ an toàn sau:
– Chuyên môn của bác sĩ thực hiện: Bác sĩ thực hiện bọc sứ cần đảm bảo uy tín, nhiều kinh nghiệm, chuyên môn tốt. Điều này sẽ giúp đảm bảo bọc răng sứ có kết quả tốt.
– Loại mão sứ được sử dụng: Trên thị trường hiện nay có 2 loại răng sứ phổ biến là răng sứ kim loại và răng toàn sứ. Xét về cơ bản, răng toàn sứ đem tới nhiều ưu điểm về thẩm mỹ, độ lành tính hơn. Đối với răng sứ kim loại, chức năng ăn nhai và hình dáng răng vẫn được đảm bảo. Tuy nhiên, đây không phải lựa chọn phù hợp với người cơ địa nhạy cảm.
– Công nghệ, trang thiết bị: Yếu tố về thiết bị máy móc, công nghệ áp dụng cũng rất quan trọng. Điều này sẽ giúp đảm bảo độ chính xác, hiệu quả của quá trình thực hiện.
Bài viết trên đã cho ta biết những thông tin về bọc răng sứ an toàn. Hy vọng qua đó, các độc giả đã nắm rõ hơn và đưa ra được lựa chọn phù hợp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.