Dấu hiệu viêm nhiễm vùng kín và phương pháp điều trị

Viêm nhiễm vùng kín ở nữ giới là bệnh lý phụ khoa thường gặp ít nhất một vài lần trong đời. Nhất là phụ nữ đang ở trong độ tuổi sinh sản. Mặc dù viêm âm đạo không đe dọa đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều phiền phức và khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý, sinh hoạt và sức khỏe sinh sản của nhiều chị em.

Bạn đang đọc: Dấu hiệu viêm nhiễm vùng kín và phương pháp điều trị

1. Viêm nhiễm vùng kín là gì?

Viêm nhiễm phụ khoa là bệnh lý hay gặp ở nhóm đối tượng phụ nữ đã lập gia đình hoặc đã có quan hệ tình dục với người khác giới. Một số ít phụ nữ trẻ chưa từng quan hệ cũng có nguy cơ bị mắc phải.

Dấu hiệu viêm nhiễm vùng kín và phương pháp điều trị

Viêm nhiễm vùng kín là bệnh lý phụ khoa mà nhiều chị em phụ nữ phải đối mặt

Viêm nhiễm âm đạo bao gồm những bệnh lý viêm hoặc nhiễm trùng tại cơ quan sinh dục, âm đạo và các phần phụ hoặc những vùng xung quanh bộ phận sinh sản của nữ giới. 1 số bệnh lý viêm phụ khoa thường gặp như viêm âm đạo, nhiễm nấm candida, viêm lộ tuyến cổ tử cung….Các bệnh lý trên nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp điều tri thích hợp có thể gây nên những nguy hại liên quan đến sức khỏe và khả năng sinh sản của người phụ nữ.

2. Nguyên nhân, dấu hiệu thường gặp cho thấy chị em đã bị viêm nhiễm phụ khoa

2.1 Nguyên nhân gây nên tình trạng viêm nhiễm vùng kín ở nữ giới

Theo các chuyên gia sản phụ khoa, nguyên nhân khiến cho vùng kín của chị em xảy ra tình trạng viêm nhiễm có thể bắt nguồn từ việc tâm lý căng thẳng của người bệnh, hoặc do chưa có kiến thức trong việc giữ gìn và vệ sinh âm đạo đúng cách khiến cho vi khuẩn và nấm dễ dàng xâm nhập và gây tổn thương vùng âm đạo. Ngoài ra có thể kể đến 1 số nguyên nhân chủ yếu như:

– Rối loạn nội tiết tố dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi, mất ngủ kéo dài, kinh nguyệt không đều, phụ nữ đang trong độ tuổi tiền mãn kinh là đối tượng dễ bị viêm vùng kín do những thay đổi bất thường trong cơ thể

– Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học và không đảm bảo ví dụ như thức khuya hay như việc sử dụng đồ lót quá chật khiến cho âm đạo luôn luôn trong tình trạng ẩm ướt, kết hợp với việc vệ sinh âm đạo không đảm bảo sẽ khiến các vi khuẩn có điều kiện dễ dàng tấn công gây viêm nhiễm phụ khoa hơn.

– Mất cân bằng độ PH cũng là nguyên nhân gây viêm nhiễm vùng kín. Trong môi trường âm đạo sẽ cùng tồn tại song hành vi khuẩn có lợi và vi khuẩn gây hại. Khi độ PH trong âm đạo bị mất cân bằng cũng đồng nghĩa các vi khuẩn có hại có xu hướng gia tăng và sẽ triệt tiêu vi khuẩn có lợi, gây nên tình trạng viêm nhiễm.

– Lây bệnh trực tiếp từ người khác giới hoặc sử dụng chung quần áo với người bị viêm nhiễm vùng kín cũng là nguyên nhân dẫn đến âm đạo bị viêm. Một số chị em sử dụng các công cụ, hoặc thủ thuật tại vùng kín nhưng không được đảm bảo về vệ sinh cũng khiến cho vùng kín bị tổn thương, nguy cơ viêm nhiễm vì thế cũng cao hơn.

2.2 Dấu hiệu nữ giới đã mắc viêm nhiễm vùng kín

Những dấu hiệu thường gặp cho thấy chị em đã bị viêm nhiễm vùng kín điển hình như:

– Ngứa rát ở khu vực vùng kín

Triệu chứng thường thấy khi vùng kín bị viêm nhiễm đó là ngứa rát và nổi mẩn đỏ ở khu vực âm đạo và các vùng xung quanh. Khi xuất hiện các biểu hiện này, vùng âm hộ có thể đã bị viêm do nhiễm vi khuẩn hoặc do bị kích ứng với các loại hóa chất có chứa trong dung dịch vệ sinh vùng kín hoặc sữa tắm…

– Chất nhầy âm đạo (khí hư) xuất hiện các biểu hiện bất thường:

Ở trạng thá bình thường, khí hư thường sẽ có màu trắng trong và không có mùi. Nhưng khi vùng kín bị viêm nhiễm, dịch âm đạo sẽ quánh đặc hơn và có mùi hôi tanh (nhất là sau khi kết thúc chu kì kinh nguyệt hoặc sau khi quan hệ), lúc này chị em cần lưu ý đi kiểm tra phụ khoa để đươc chẩn đoán chính xác về tình trạng viêm nhiễm vùng kín. Các bất thường liên quan đến khi hư thường bắt nguồn từ sự xâm nhập của vi khuẩn nấm gây nên tình trạng viêm nhiễm vùng kín.

Tìm hiểu thêm: Cách phòng ngừa ung thư tuyến giáp

Dấu hiệu viêm nhiễm vùng kín và phương pháp điều trị

Quan sát màu sắc, độ dày đặc của khí hư để nhận biết vùng kín có bị viêm nhiễm hay không

– Các cơ đau bụng dữ dội khi đến chu kỳ kinh nguyệt

Hiện tượng đau bụng dưới xuất hiện ở trước và trong các ngày kinh nguyệt là hiện tượng hoàn toàn bình thường mà phụ nữ thường phải đối mặt mỗi khi đến kì kinh. Tuy nhiên nếu các cơn đau bụng với mức độ đau dữ dội, quằn quại, kèm theo tình trạng buồn nôn, chóng mặt, hạ huyết áp hoặc đổ nhiều mồ hôi thì không loại trừ việc bạn đang mắc phải một bệnh lý phụ khoa nghiêm trọng nào đó

– Vùng kín bị xuất huyết ngoài chu kỳ kinh nguyệt

Nếu vùng âm đạo bỗng dưng bị xuất huyết mà lý do không tới từ chu kỳ kinh nguyệt, hoặc xuất huyết sau khi quan hệ tình dục thì rất có thể đó là dấu hiệu của bệnh lý u xơ tử cung hoặc ung thư cổ tử cung. Ngoài ra, nhiều chị em lạm dụng thuốc tránh thai quá liều gây ra tình trạng rói loạn nội tiết tố cũng sẽ xuất hiện biểu hiện này. Để nắm rõ tình trạng sức khỏe vùng âm đạo, chị em không nên chủ quan với bất kỳ dấu hiệu nào dù là nhỏ nhất.

Các bệnh lý về viêm nhiễm phụ khoa tuy khá dễ điều trị và không gây ảnh hưởng hay đe dọa tính mạng của người bệnh, nhưng nếu chủ quan và bỏ mặc không chữa trị, về lâu dài có thể để lại những hệ lụy ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Vì vậy, các bác sĩ chuyên khoa phụ sản cũng khuyên ngay sau khi xuất hiện các dấu hiệu trên, chị em nên liên hệ tới các bệnh viện và cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và xử lý dứt điểm tình trạng viêm nhiễm vùng kín

3. Các phương pháp chữa viêm nhiễm âm đạo ở nữ giới

Mỗi tình trạng hoặc bệnh lý viêm nhiễm âm đạo sẽ có phương pháp điều trị và xử lý khác nhau, tùy thuộc vào mức độ bệnh lý và nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp xử trí hiệu quả. Đối với các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa thông thường sẽ có các phương pháp điều trị sau:

– Trường hợp bị viêm ngứa âm đạo, có thể sử dụng thuốc đặt hoặc thuốc bôi tại chỗ để giảm triệu chứng và tiêu diệt vi khuẩn gây viêm ngứa. Ngoài ra chị em cũng cần giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, luôn đảm bảo vùng kín khô thoáng để tránh tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có dịp sinh sôi và phát triển

– Trường hợp vòi trứng bị viêm tắc, người bệnh sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh chuyên khoa kèm theo kháng sinh phối hợp để xử lý tình trạng viêm mà vẫn bảo toàn và không gây ảnh hưởng đến các chức năng vòi trứng.

– Nếu nguyên nhân gây viêm nhiễm do vi khuẩn nấm candida âm đạo, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc kháng sinh chuyên dụng để chống nấm và tiêu diệt vi khuẩn nấm gây viêm nhiễm âm đạo.

– Nếu xét nghiệm phát hiện tế bào loạn sản thì cần phải chữa trị triệt để bằng đốt điện

– Phụ nữ trong thai kỳ nếu bị viêm nhiễm âm đạo sẽ được bác sĩ chuyên sản phụ khoa căn cứ vào mức độ viêm nhiễm để đưa ra phương án điều trị thích hợp sao cho vừa hiệu quả vừa không làm ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.

Dấu hiệu viêm nhiễm vùng kín và phương pháp điều trị

>>>>>Xem thêm: Bệnh cường giáp có sinh con được không?

Thăm khám phụ khoa định kỳ giúp chị em phát hiện và phòng ngừa kịp thời các bệnh lý viêm nhiễm âm đạo

Viêm nhiễm phụ khoa tuy không phải là bệnh nguy hiểm đe dọa đến tính mạng nhưng sẽ ra sự khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt đời thường của nhiều chị em. Ngoài ra, các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa nếu không được chữa dứt điểm sẽ bị tái đi tái lại, lâu dần sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Vì vậy ngay khi phát hiện những bất thường từ vùng kín, chị em nên đi thăm khám ngay để tìm ra nguyên nhân và phương án điều trị phù hợp nhất. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về tự điều trị khi chưa có kết luận của bác sĩ chuyên khoa.

Để biết thông tin chi tiết và tư vấn về các bệnh lý viêm nhiễm vùng âm đạo, chị em hãy liên hệ trực tiếp tới tổng đài Thu Cúc TCI để được giải đáp mọi thắc mắc!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *