Hôi miệng là tình trạng hơi thở từ bên trong miệng có mùi hôi, khó chịu. Phụ nữ khi gặp phải vấn đề này sẽ gây ra tâm lý thiếu tự tin, ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống và công việc. Cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu ngay nguyên nhân và cách xử trí hiệu quả khi phụ nữ hôi miệng nhé.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân, cách xử trí hiệu quả khi phụ nữ hôi miệng
1. Những nguyên nhân có thể khiến phụ nữ bị hôi miệng?
Có nhiều nguyên nhân khiến chị em phái đẹp gặp phải tình trạng hôi miệng
Phụ nữ hay bất cứ đối tượng nào đều có thể gặp phải vấn đề hôi miệng, do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến có thể khiến phụ nữ hôi miệng:
1.1. Phái đẹp hôi miệng do tác động của các bệnh lý răng miệng
Các chị em phái đẹp khi mắc bệnh răng miệng rất dễ gặp vấn đề hôi miệng
Chứng hôi miệng thường do quá trình phân hủy protein bởi các vi sinh vật trong miệng, tạo ra các hợp chất như hydrogen sulfide, methyl mercaptan, dimethyl sulfide có mùi khó chịu. Do đó, các chị em có thể gặp vấn đề hôi miệng khi mắc phải những bệnh lý răng miệng dưới đây:
– Viêm nha chu: Đây là tình trạng môi trường xung quanh răng bị viêm nhiễm, sưng, và tấy đỏ do tác động của vi khuẩn. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể tạo ra túi vi khuẩn giữa lợi và răng, dẫn đến hôi miệng ở chị em phái đẹp hay bất kì ai.
– Sâu răng: Sự hình thành lỗ trên răng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tồn tại, sinh sôi, và gây ra mùi hôi ở phụ nữ.
– Cao răng lâu ngày không loại bỏ: Mảng bám tạo thành ở chân răng là môi trường lý tưởng cho sự sinh sôi và phát triển của vi khuẩn, gây ra mùi hôi miệng.
– Viêm lưỡi: Vùng lưỡi là nơi mảnh vụn thực phẩm có thể bám dính, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phân hủy protein, gây ra mùi hôi miệng ở các chị em.
– Khô miệng: Nước bọt giữ cho miệng ẩm, làm sạch, giúp tiêu hóa thực phẩm, và giảm tính acid. Khi mức acid tăng cao, vi khuẩn phát triển mạnh, gây mùi hôi miệng.
Ngoài ra, các bệnh lý như ung thư, suy gan, viêm loét dạ dày, tắc nghẽn ruột, và các rối loạn trao đổi chất có thể tạo ra mùi hôi miệng nặng ở phụ nữ. Nguyên nhân do sự kết hợp đặc biệt của các hợp chất hóa học mà chúng sản sinh ra.
1.2. Do tác động của các thuốc phụ nữ đang sử dụng
Tác động của các loại thuốc đang sử dụng có thể là nguyên nhân gây ra vấn đề hôi miệng cho phụ nữ, bao gồm:
– Các thuốc khiến miệng bị khô: Thuốc kháng histamin, thuốc an thần và thuốc điều trị nhóm bệnh thần kinh thường có tác dụng phụ làm giảm sản xuất nước bọt. Khi uống các thuốc này, phụ nữ có thể gặp phải tình trạng khô miệng và tiềm ẩn nguy cơ bị hôi miệng.
– Sử dụng kháng sinh không phù hợp hoặc trong thời gian dài: Việc sử dụng kháng sinh trong thời gian dài trên 1 tháng hoặc cách không đúng cách có thể gây tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong miệng và tăng sinh vi khuẩn có hại. Đây có thể là nguyên nhân gây vấn đề hôi miệng ở phụ nữ.
– Uống bổ sung vitamin với liều lượng lớn: Việc bổ sung vitamin ở liều cao cũng có thể làm tăng nguy cơ hôi miệng cho phụ nữ.
1.3. Do chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học
Tìm hiểu thêm: Cách chăm sóc răng trắng sáng 99,9% hiệu quả
Ăn uống thiếu khoa học có thể gây nên vấn đề hôi miệng ở phụ nữ
Một chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu khoa học cũng có thể khiến phụ nữ hôi miệng, cụ thể:
– Phụ nữ hút thuốc lá không chỉ giảm lượng nước bọt mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng, dẫn đến chứng hôi miệng.
– Một số thực phẩm như tỏi, hành và các gia vị mạnh, sau khi tiêu hóa, tạo ra phân tử mùi được bài tiết qua hơi thở, gây ra hôi miệng ở phụ nữ.
– Thịt đỏ, cá, phô mai và chế độ ăn ít carbohydrate cũng có thể gây nên vấn đề hôi miệng.
– Khoai tây chiên, đồ ăn vặt, kẹo hay sô cô la là những đồ ăn có thể dính vào rãnh răng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật và gây hôi miệng, sâu răng ở phụ nữ.
– Răng giả hoặc răng sứ sau bọc nếu không được làm sạch đúng cách có thể sẽ chứa vi khuẩn và khiến phụ nữ hôi miệng.
– Chế độ ăn chay và ăn ít carbohydrate có thể gây ra vấn đề hôi miệng ở phụ nữ. Bởi khi đốt cháy mỡ, cơ thể chúng ta sẽ sản sinh ceton (mùi táo chín), một phần centon sẽ được giải phóng qua hơi thở và phát sinh vấn đề hôi miệng.
1.4. Do sự thay đổi kích thích tố trong thời gian phụ nữ rụng trứng và có kinh nguyệt
Đây là nguyên nhân đặc trưng gây chứng hôi miệng chỉ gặp ở phụ nữ. Trong thời gian rụng trứng và có kinh nguyện, các kích thích tố bị thay đổi cũng có thể gây ra vấn đề hôi miệng.
Lưu ý rằng, không phải mọi phụ nữ đến ngày kinh nguyệt đều gặp phải vấn đề hôi miệng. Trường hợp phụ nữ bị hôi miệng do nguyên nhân này thì cách khắc phục cũng dễ hơn các nguyên nhân khác.
2. Cách xử trí tình trạng phụ nữ hôi miệng đơn giản lại hiệu quả
>>>>>Xem thêm: 8 Sai lầm nghiêm trọng trong chăm sóc răng miệng đặc biệt
Khám răng tại nha khoa uy tín là cách giúp xử lý vấn đề răng miệng đơn giản lại nhanh chóng
Để khắc phục hay điều trị dứt điểm tình trạng hôi miệng thì cần phải dựa vào nguyên nhân gây nên vấn đề. Do đó, tốt nhất các chị em phụ nữ nên đi khám miệng tại các cơ sở nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ nha khoa giỏi, giàu kinh nghiệm. Sau khi khám và xác định nguyên nhân gây hôi miệng, bác sĩ nha khoa sẽ tư vấn phác đồ khắc phục hoặc điều trị triệt để vấn đề này.
Bên cạnh đó, các chị em cũng lưu ý những điều sau để có thể hạn chế mùi hôi trong miệng:
– Uống nước thường xuyên, tối thiểu 1,5 – 2 lít nước/ngày giúp duy trì độ ẩm ẩm ướt, giảm môi trường phát triển của vi khuẩn trong miệng. Nước cũng có tác dụng pha loãng hợp chất lưu huỳnh, giảm mùi hôi miệng khá hiệu quả.
– Vệ sinh răng miệng là quan trọng, đặc biệt sau mỗi bữa ăn. Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng thêm chỉ nha khoa, nước súc miệng để làm sạch cả những vùng răng mà bàn chải làm sạch kĩ được.
– Xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý cũng sẽ góp phần giúp giảm tình trạng hôi miệng ở phụ nữ. Theo đó, bạn nên tăng cường bổ sung trái cây, rau quả và hạn chế các thực phẩm nhiều ngọt, nhiều chất béo, nhiều gia vị nặng mùi vào chế độ ăn của mình.
Trên đây là nguyên nhân và cách xử trí vấn đề phụ nữ hôi miệng thường gặp phải. Nếu cũng đang gặp phải trường hợp này, bạn hãy đến ngay Thu Cúc TCI để được bác sĩ nha khoa nhiều năm kinh nghiệm khám và hỗ trợ điều trị sớm nhé.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.