Mẹ bầu chớ chủ quan, bỏ qua mốc khám thai tuần 34

Suốt 9 tháng 10 ngày mang thai, mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý đến những mốc tuần thai quan trọng để thực hiện khám và theo dõi sức khỏe thai kỳ, đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh, ổn định. Trong đó, khám thai tuần 34 là mốc khám quan trọng, khi mà chỉ còn một vài tuần nữa, mẹ bầu sẽ bước vào quá trình vượt cạn, sinh nở để đón con yêu chào đời.

Bạn đang đọc: Mẹ bầu chớ chủ quan, bỏ qua mốc khám thai tuần 34

1. Những thay đổi của mẹ bầu và thai nhi ở tuần 34

Tuần thai thứ 34 là mốc tuần thai quan trọng. Bởi lẽ, ở giai đoạn này, thai nhi đã ổn định về hình thái, vị trí và sẵn sàng để ra ngoài. Cơ thể mẹ bầu bắt đầu ngày càng thay đổi rõ rệt hơn. Vì vậy, việc khám và nắm bắt rõ những thay đổi ở mẹ bầu và thai nhi sẽ hỗ trợ rất tốt cho quá trình chuẩn bị trước khi sinh.

1.1. Thai nhi phát triển như thế nào ở tuần 34?

Ở tuần 34, thai nhi hầu như đã phát triển ổn định và sẵn sàng thích nghi với môi trường bên ngoài. Chiều dài đo từ đỉnh đầu tới mông có thể đạt tới hơn 46cm. Cân nặng có thể dao động từ 2,2kg đến 2,4kg.

Đối với bé trai, tinh hoàn đã bắt đầu được hình thành tại ổ bụng và di chuyển xuống bìu. Hormone ở thai nhi cũng đã sản sinh nhiều hơn, kích thích quá trình hoàn thiện các bộ phận sinh dục.

Gần tới ngày sinh, lớp vernix trắng bao phủ bề mặt da của bé cũng dày hơn. Lớp phủ này sẽ bảo vệ da của trẻ khỏi ảnh hưởng của nước ối, đồng thời giúp bôi trơn trong quá trình sinh thường.

Hệ tiêu hóa của trẻ cũng đã hoàn thiện, ổn định để sẵn sàng cho việc hấp thu sữa mẹ khi chào đời. Hệ thần kinh trung ương, hệ hô hấp cũng đã hoạt động tốt hơn, phổi khỏe hơn và các giác quan cũng được hoàn thiện.

Ở mốc tuần thai này, bé đã quay đầu và ổn định vị trí ngôi đầu để sẵn sàng ra ngoài qua ngã âm đạo của người mẹ. Lượng nước ối giảm bớt, không gian chật hẹp khiến cho thai nhi cử động nhiều hơn, mẹ cũng có thể nhận thấy rõ những chuyển động này hơn bao giờ hết.

Mẹ bầu chớ chủ quan, bỏ qua mốc khám thai tuần 34

Ở tuần thai thứ 34, bé đã phát triển toàn diện và sẵn sàng cho việc sống ở môi trường ngoài bụng mẹ

Từ sau tuần 34, em bé đã phát triển đầy đủ và sẵn sàng cho việc sống ngoài bụng mẹ. Vậy nên, với những mẹ sinh non trước 37 tuần, bé vẫn có thể được nuôi dưỡng và phát triển bình thường.

1.2. Thai phụ ở tuần thai thứ 34

Thời điểm này, các hormone hoạt động mạnh mẽ khiến cho mẹ bầu gặp phải một số triệu chứng bất thường.

Tử cung to ra để phù hợp với kích thước của thai nhi. Bởi vậy, dạ dày, tim của mẹ cũng chịu một số ảnh hưởng nhất định. Mẹ sẽ thường xuyên cảm thấy khó tiêu, tim đập nhanh, dồn dập, khó thở,…

Đồng thời, chịu áp lực từ thai nhi và tử cung nên vùng thắt lưng của mẹ dễ bị đau, xương chậu căng, tức và thường xuyên bị chuột rút.

Tử cung to ra cũng kích thích bàng quang của mẹ bầu. Mẹ sẽ thường xuyên đi tiểu tiện, đôi khi tiểu rắt, tiểu són. Các mẹ không nên nhịn tiểu và có thể kiểm soát bằng việc sử dụng băng vệ sinh. Tình trạng tiểu són đôi khi có thể bắt nguồn từ việc rò nước ối.

2. Khám thai tuần 34 có ý nghĩa gì? Mẹ bầu cần thực hiện những bước khám nào?

Khám thai định kỳ là phương pháp hiệu quả nhất trong việc theo dõi sức khỏe, tình trạng phát triển của thai nhi cũng như các vấn đề xảy ra với mẹ bầu ở từng giai đoạn. Khám thai tuần 34 cũng không là ngoại lệ. Tuần thai này cũng là một trong những mốc tuần thai được bác sĩ Sản khoa khuyến cáo mẹ bầu nên khám, thực hiện chăm sóc sức khỏe Sản khoa.

2.1. Ý nghĩa của việc khám thai tuần 34

Ở tuần thai thứ 34, các bước khám thai cơ bản sẽ được duy trì nhằm kiểm soát tình trạng của thai nhi và cả tình trạng sức khỏe của mẹ bầu trước thềm vượt cạn. Đây cũng chính là giai đoạn mẹ bầu dễ gặp phải một vài biến chứng thai kỳ như ngôi ngược, thiểu ối, tiểu đường thai kỳ, suy thai, dây rốn quấn cổ, nhịp tim, tiền sản giật, huyết áp không ổn định,… Và vậy, vai trò của buổi khám thai tuần 34 và những buổi khám định kỳ đến khi chuyển dạ là rất quan trọng, giúp phòng tránh tối đa mức độ ảnh hưởng từ những nguy cơ trên.

Những mục đích chính của việc khám thai tuần 34 gồm:

– Can thiệp, xử lý kịp thời với trường hợp ngôi ngược: Từ tuần 28-32, thai nhi sẽ dần ổn định vị trí để sẵn sàng ra khỏi bụng mẹ. Lúc này, thai sẽ có xu hướng di chuyển đầu xuống vùng chậu, phía ngả âm đạo. Nếu thai không xoay đầu, hoặc xoay chưa tới, dẫn tới trường hợp ngôi ngược, ngôi ngang, bác sĩ Sản khoa sẽ tư vấn cho mẹ để lựa chọn phương pháp sinh nở an toàn.

– Phát hiện và có hướng xử lý với trường hợp có nguy cơ sinh non: Trước 37 tuần, thai phụ hoàn toàn có khả năng sinh non do ảnh hưởng từ độ tuổi sinh nở, bệnh lý nhiễm trùng đường tiết niệu, sản giật, tiền sản giật, nhau tiền đạo, vỡ ối sớm, nhau bong non,…

Tìm hiểu thêm: Những lý do khiến bạn tiểu nhiều vào ban đêm

Mẹ bầu chớ chủ quan, bỏ qua mốc khám thai tuần 34

Trước thềm vượt cạn, mẹ bầu cần được thăm khám, đánh giá cẩn thận về tình trạng sức khỏe, tình trạng, vị trí thai nhi

– Phòng ngừa tiền sản giật: Tiền sản giật xuất phát từ sự thay đổi của huyết áp trong những tháng cuối thai kỳ. Việc theo dõi sức khỏe, đặc biệt là chỉ số huyết áp thường xuyên sẽ giúp các mẹ phòng tránh được nguy cơ tiền sản giật, có hướng điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp hơn.

Khám thai tuần 34 còn giúp theo dõi tình trạng phát triển của thai nhi, phát hiện được những bất thường để đưa ra lời khuyên bổ ích.

2.2. Khám thai tuần 34, mẹ bầu cần thực hiện những bước khám nào?

Ở lần khám thai này, các mẹ sẽ được thăm khám theo các bước khám thai định kỳ cơ bản như:

– Thực hiện cân đo, kiểm tra cân nặng, huyết áp.

– Làm xét nghiệm nước tiểu xác định nồng độ đường, đạm, phát hiện sớm các bệnh lý như tiểu đường thai kỳ, nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm nhiễm phụ khoa, đái tháo đường,…

– Khám tổng quát, xác định mẹ có gặp tình trạng giãn tĩnh mạch hay không.

– Đo tim thai.

Mẹ bầu chớ chủ quan, bỏ qua mốc khám thai tuần 34

>>>>>Xem thêm: Phẫu thuật cắt lợi bao nhiêu tiền: Chi phí ước tính tại Việt Nam

Khám thai tuần 34, mẹ bầu sẽ được thực hiện đầy đủ các bước khám cơ bản để đánh giá tình trạng thai kỳ chính xác, cụ thể nhất

– Siêu âm thai, kiểm tra ngôi thai, vị trí nhau thai, kiểm tra các chỉ số chiều dài, vòng bụng, vòng đầu, chiều cao đáy tử cung của mẹ, tình trạng cổ tử cung,…

– Xét nghiệm theo dõi, đánh giá hoạt động tim thai Non-Stress-Test (NST)

3. Lưu ý cho mẹ bầu khi bước vào tuần thai 34

Thai bước vào tuần thứ 34 là giai đoạn nhạy cảm mà bất cứ người mẹ nào cũng cần chú ý, cẩn trọng hơn rất nhiều. Bên cạnh sự háo hức, mong chờ, mẹ cũng khó tránh được những khi mệt mỏi, cảm thấy nặng nề. Những lưu ý dưới đây sẽ giúp các mẹ bầu bước vào tuần thai 34 với một sức khỏe tốt, đảm bảo an toàn cho bé tới khi vượt cạn:

– Bảo vệ thật tốt cho đôi mắt vì giai đoạn này, mắt của thai phụ sẽ rất khô và nhạy cảm.

– Chú ý đến chế độ dinh dưỡng để đảm bảo sự phát triển về thể chất và cả trí tuệ của thai nhi. Mẹ bầu nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu protein giúp hạn chế nguy cơ tiểu đường thai kỳ, ngừa băng huyết sau sinh, sinh non,… Bên cạnh đó, mẹ cũng nên cân đối để nạp thêm các loại thực phẩm, rau củ quả giàu vitamin C, vitamin D, kali, đạm, canxi phòng ngừa loãng xương,…

– Mẹ bầu nên tránh quan hệ tình dục để không bị động thai, ảnh hưởng xấu tới thai nhi ở giai đoạn này.

– Không nên di chuyển nhiều, đi chơi xa, phòng trường hợp sinh non.

– Tránh dùng đồ lót tối màu để tiện cho việc theo dõi dịch âm đạo, các vấn đề bất thường như viêm, chảy máu, rỉ ối,…

– Tránh ăn mặn để hạn chế được các vấn đề về huyết áp, dẫn đến tiền sản giật, sản giật hay tình trạng phù nề.

– Hạn chế đồ ngọt, phòng ngừa tốt nguy cơ tiểu đường thai kỳ.

– Chú ý tư thế ngủ. Giai đoạn này các mẹ nên nằm nghiêng về bên trái, chân trái duỗi, chân phải co lại để tránh tạo áp lực lên tử cung, vùng chậu và cơ hoành.

– Các mẹ có thể sử dụng thêm gối dành cho bà bầu, mặc đồ rộng, thoáng giúp thoải mái và dễ ngủ hơn.

– Vận động nhẹ nhàng, phù hợp. Mẹ nên lựa chọn những bộ môn như Yoga, bơi hoặc đi bộ nhẹ nhàng ở tuần thai thứ 34.

– Chú ý tới những triệu chứng bất thường ở cơ thể như: Rỉ ối, xuất huyết bất thường tại âm đạo, đau cứng bụng, cơn gò tử cung dữ dội, hoa mắt, chóng mặt, thai ít cử động,…

Tốt nhất, các mẹ nên tìm đến cơ sở y tế chuyên khoa để được hỗ trợ đầy đủ trong từng giai đoạn của thai kỳ.

Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI là một trong những đơn vị thường xuyên nhận được những đánh giá, phản hồi tích cực từ phía các mẹ bầu trong quá trình theo dõi, quản lý thai. Thu Cúc TCI cung cấp các gói Thai sản từ tuần 8, 16, 22,… tới khi chuyển dạ. Các mẹ có thể thoải mái lựa chọn gói Thai sản phù hợp với mốc tuần thai của bản thân, ngoài ra có thể cân nhắc lựa chọn gói tiêu chuẩn hay gói VIP.

Với những gói Thai sản của TCI, các mẹ sẽ được chăm sóc Sản khoa đầy đủ, bao gồm:

– Khám thai không giới hạn với bác sĩ chuyên khoa Sản nhiều kinh nghiệm, chuyên môn giỏi.

– Được hướng dẫn thực hiện đầy đủ bộ xét nghiệm tầm soát biến chứng thai sản, giúp củng cố sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

– Có lộ trình khám đầy đủ, rõ ràng, giúp các mẹ bầu yên tâm trong từng mốc tuần thai.

– Siêu âm 5D rõ nét, khảo sát các vấn đề của thai nhi, khảo sát rõ tình trạng nước ối, dây rốn, bánh nhau.

– Tiêm vắc xin uốn ván cho mẹ bầu từ tuần 20 trở đi.

Đăng ký gói Thai sản tại TCI, mẹ bầu còn nhận được rất nhiều quyền lợi đặc biệt khác. Ngoài ra, trong quá trình đi sinh và sau sinh, các mẹ cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ đầy đủ và được nhận những tiện ích tốt nhất mà bệnh viện cung cấp.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *