Trồng răng sứ là một thủ thuật nha khoa giúp phục hình răng đã mất hay bị hư tổn nặng. Thông thường vấn đề trồng răng sứ bao nhiêu tiền cần phụ thuộc vào nhiều yếu tố nên mỗi trường hợp sẽ tốn chi cụ thể khác nhau. Vậy đó là những yếu tố tác động gì?
Bạn đang đọc: Trồng răng sứ bao nhiêu tiền và các yếu tố tác động
1. Tổng quan về thực hiện trồng răng sứ giả
1.1 Thế nào là thực hiện trồng răng sứ?
Trồng răng sứ là phương pháp phục hình nha khoa khá phổ biến. Người bệnh sẽ được trồng lên hàm những chiếc răng giả được cấu thành nên từ những chất liệu đặc biệt. Đây là một trong những phương pháp được rất nhiều khách hàng lựa chọn khi cần phục hình răng.
Hiện nay, trồng răng sứ có thể được áp dụng với nhiều cách thức khác nhau. Nhìn chung, các kỹ thuật đều sẽ sử dụng mão sứ giả thay thế răng thật. Từ đó, các chức năng, nhiệm vụ, tính thẩm mỹ của hàm răng đều được đảm bảo.
1.2 Nguyên nhân cần trồng răng sứ
Trồng răng sứ hiện nay là phương pháp được khá nhiều chuyên gia đánh giá cao bởi những ưu điểm, hiệu quả vượt trội:
– Khôi phục được khả năng ăn nhai của răng đã mất cũng như toàn hàm.
– Ngăn ngừa được một số bệnh lý liên quan tới hệ tiêu hóa do răng bị mất khiến thức ăn không đảm bảo được nghiền nát khi đưa xuống dạ dày. Từ đó, những tình trạng đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, … dễ xảy đến.
– Đảm bảo được về sự tương quan giữa hai khớp cắn. Khuôn mặt của ta sẽ được trở nên cân đối hơn.
– Hạn chế được nhiều nguy cơ bệnh lý răng miệng do tình trạng mất răng gây ra. Điển hình như các vấn đề hôi miệng, sâu răng, viêm nướu, …
– Sau khi trồng răng, tính thẩm mỹ được cải thiện, đem tới nụ cười tự tin, khỏe đẹp hơn.
– Tình trạng phát âm không rõ, nói ngọng sẽ được loại bỏ.
1.3 Các phương pháp trồng răng sứ phổ biến
Trồng răng sứ được thực hiện với 3 phương pháp phổ biến
Với sự phát triển của lĩnh vực nha khoa, nhiều phương pháp trồng răng đã được áp dụng. Điều này nhằm đáp ứng được sự hiệu quả phục vụ đối với nhu cầu khách hàng:
– Phục hình nha khoa sử dụng hàm tháo lắp: Đây là phương pháp khá quen thuộc với phần nền nhựa được sử dụng kết hợp răng giả. Từ đó, kết cấu thống nhất được tạo nên với nền nướu, vẻ ngoài tương tự răng thật. Răng sẽ được gắn trực tiếp lên vùng bị mất răng hoặc toàn hàm. Phương pháp này thường được áp dụng cho người cao tuổi bởi tính tiện lợi, linh hoạt để tháo lắp, vệ sinh.
– Phục hình răng bằng cầu răng sứ: Cầu răng sứ chính là giải pháp trồng răng khá hiện đại, đem tới nhiều ưu điểm. Đây cũng chính là lý do phương pháp này được không ít người lựa chọn. Thực hiện phương pháp này, bác sĩ sẽ cần mài bớt cùi răng thật ở hai răng kế cận răng bị mất. Từ đó, trụ năng đỡ mão sứ phục hình sẽ được tạo thành. Mão sứ sau đó sẽ gắn trực tiếp lên răng thật và tạo nên một kết cấu hoàn chỉnh. Tuy nhiên, phương pháp này không thể ngăn chặn tình trạng bị tiêu xương ở vị trí răng đã mất.
Tìm hiểu thêm: Tìm hiểu về ung thư gan nguyên phát HCC
Phương pháp cầu răng sứ đem tới nhiều ưu điểm và được nhiều người lựa chọn
– Cấy ghép Implant: Phương pháp này sẽ sử dụng những chiếc răng giả với chức năng cùng tính thẩm mỹ tương tự răng thật. Cấu tạo của răng Implant gồm trụ Implant được cấy trực tiếp vào xương hàm. Sau đó răng giả, mão sứ sẽ được gắn lên trụ qua khớp nối Abutment. Cấy ghép Implant không chỉ giúp phục hình răng đã mất mà gồm cả chân răng. Nhờ vậy, chức năng ăn nhai của răng có thể khôi phục hoàn toàn.
2. Những trường hợp nên thực hiện phương pháp trồng răng sứ giả
Răng đóng vai trò rất quan trọng với cơ thể. Do đó, bất kì một chiếc răng nào bị mất đi (trừ răng số 8) đều cần được trồng lại sớm. Thông thường, trồng răng giả có thể được thực hiện trong các trường hợp sau:
– Răng bị mất một hoặc nhiều cái ở trên cung hàm.
– Răng bị thưa nhiều. Điều này có thể gây ảnh hưởng tới quá trình ăn uống, tính thẩm mỹ. Nhiều nguy cơ bệnh lý răng miệng cũng tiềm ẩn do đó.
– Răng bị sâu, viêm tủy nặng và không thể điều trị hồi phục thông thường.
Bên cạnh đó, một số trường hợp không nên thực hiện trồng răng giả như:
– Phụ nữ đang mang thai.
– Trẻ em ở dưới 18 tuổi.
– Những người mắc bệnh mãn tính hoặc bị rối loạn đông máu, rối loạn thần kinh, …
– Người bị nghiện hút thuốc lá nặng.
3. Thực hiện trồng răng sứ bao nhiêu tiền?
>>>>>Xem thêm: Các cách điều trị bệnh ung thư máu phổ biến nhất hiện nay
Chi phí thực hiện trồng răng sứ cụ thể còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác
Chi phí thực hiện trồng răng giả cụ thể sẽ phục thuộc vào một số yếu tố sau:
3.1 Phương pháp thực hiện
Mỗi phương pháp trồng răng giả sẽ có quy trình và các vật liệu chuyên dụng sử dụng khác nhau. Do đó, mức chi phí cho mỗi phương pháp cũng có sự chênh lệch. Trong đó:
– Phương pháp hàm giả tháo lắp có quy trình đơn giản và nhanh chóng, mức giá sẽ rẻ hơn những phương pháp khác.
– Phương pháp gắn trụ Implant vì có cấu tạo đặc biệt và hiệu quả nổi bật nên chi phí sẽ cao hơn. Ngoài ra, yêu cầu về trang thiết bị, công nghệ, vật liệu của phương pháp này khá phức tạp.
– Phương pháp làm cầu răng sứ sẽ có chi phí không thấp bởi đem tới nhiều ưu điểm từ tính thẩm mỹ tới khôi phục chức năng, tuổi thọ răng dài.
3.2 Số lượng răng cần trồng
Để có thể tính toán được tổng chi phí của bất kì ca trồng răng giả nào đều cần dựa trên số lượng răng cần được phục hình. Cụ thể, số răng cần phục hình càng nhiều thì chi phí càng tốn kém.
3.3 Tình trạng răng miệng
Trong trường hợp nếu bệnh nhân đang mắc các bệnh lý về răng miệng thì cần khắc phục dứt điểm trước rồi mới có thể trồng răng. Điều này là để đảm bảo an toàn, không xảy ra tình trạng viêm nhiễm. Cũng vì vậy, chi phí trồng răng giả sẽ có phát sinh thêm cả chi phí điều trị bệnh lý.
3.4 Nha khoa thực hiện
Giá trồng răng ở mỗi cơ sở nha khoa sẽ chênh lệch. Điều này được xác định tùy theo tay nghề bác sĩ, công nghệ thực hiện, thiết bị, máy móc, vật liệu, … Để đảm bảo hơn về hiệu quả, an toàn của quá trình trồng răng giả, ta nên lựa chọn kĩ chất lượng nha khoa. Nha khoa thực hiện nên đảm bảo về uy tín và được nhiều người tin chọn.
Tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, tùy theo nhu cầu, phương pháp mà khách hàng lựa chọn, chi phí trồng răng giả sẽ tốn từ 22.000.000 đồng/răng trở lên.
Bài viết đã giải đáp cho ta thắc mắc về trồng răng sứ bao nhiêu tiền và những yếu tố tác động. Để nắm được rõ hơn về trường hợp của bản thân, ta nên hỏi và được tư vấn kĩ lưỡng với bác sĩ trước khi thực hiện.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.