Bệnh rong kinh ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không?

Bệnh rong kinh ở tuổi dậy thì xảy ra khá phổ biến ở lứa tuổi này. Tuy nhiên, chúng ta không nên xem thường hiện tượng này mà cần có sự tìm hiểu về nguyên nhân gây ra bệnh, cũng như một số phương pháp cải thiện, điều trị bệnh là gì.

Bạn đang đọc: Bệnh rong kinh ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không?

1. Hiện tượng rong kinh ở tuổi dậy thì và những điều cần lưu ý

1.1. Khái niệm bệnh rong kinh ở tuổi dậy thì là như thế nào?

Bệnh rong huyết ở tuổi dậy thì hay nói cách khác là hiện tượng rong kinh xảy ra đối với các bé gái tuổi vị thành niên. Kinh nguyệt lúc này có thể tiết ra dài ngày, thường là trên 7 ngày, thậm chí có trường hợp kéo dài lên tới 10 ngày. Chu kỳ kinh nguyệt của các bé gái cũng có thể gặp phải tình trạng rối loạn. Một chu kỳ bình thường sẽ rơi vào khoảng 28 tới 32 ngày. Tuy nhiên, khi các bé gái gặp rắc rối với chu kỳ kinh nguyệt của mình thì vòng kinh nguyệt này có thể xuất hiện sớm hơn 28 ngày hoặc muộn hơn 32 ngày.

Mặc dù bệnh rong huyết ở tuổi dậy thì là một hiện tượng sinh lý xảy ra đối với khá nhiều các bạn gái, tuy nhiên chúng ta cũng không nên xem thường chúng mà cần tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị để không gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần của trẻ.

Bệnh rong kinh ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không?

Rong huyết ở giai đoạn tuổi dậy thì là hiện tượng rong kinh xảy ra đối với các bé gái tuổi vị thành niên

1.2. Bệnh rong huyết ở tuổi dậy thì gây ra do đâu?

Có đa dạng các nguyên nhân có thể dẫn đến sự rối loạn hormone, nội tiết tố trong cơ thể một người phụ nữ, nhất là đối với các em gái tuổi vị thành niên. Một số nguyên nhân chính có thể gây ra bệnh rong huyết ở tuổi dậy thì như sau:

– Lý do giai đoạn tuổi tác: ở tuổi vị thành niên, cơ thể lẫn tâm sinh lý của trẻ đang trong giai đoạn phát triển nahnh, và có nhiều sự thay đổi đáng kể. Do vậy, trong thời gian này, chu kỳ kinh nguyệt của trẻ có thể tạm thời chưa ở thế cân bằng, ổn định bình thường.

– Kinh nguyệt ở giai đoạn này gặp tình trạng không có sự phóng noãn: nếu kinh nguyệt của trẻ không có phản ứng phóng noãn, tuyến yên hoạt động chưa trơn tru thì đây cũng là một trong số những lý do gây nên tình trạng rong kinh.

– Không thể loại trừ nguyên nhân gây rong kinh là tới từ các bệnh lý nguy hiểm: rối loạn chức năng đông máu, suy giáp, hội chứng buồng trứng đa nang,…

– Quan hệ tình dục xảy ra ở lứa tuổi trẻ vị thành niên cũng có thể là tác nhân gây nên hiện tượng bệnh rong huyết ở tuổi dậy thì. Do vậy, bố mẹ cần hết sức quan tâm tới sức khỏe, sinh lý của các em bé gái vào thời kỳ này.

– Một số nguyên nhân khác như: căng thẳng, stress kéo dài, áp lực học tập, cuộc sống,…cũng có thể làm rối loạn kinh nguyệt và gây rong kinh, rong huyết.

2. Hiện tượng bị bệnh rong kinh ở giai đoạn tuổi dậy thì có thực sự nguy hiểm?

Trên thực tế, rong kinh nếu xảy ra ở bất cứ giai đoạn, lứa tuổi nào trong cuộc đời người phụ nữ cũng đều có độ nguy hiểm nhất định. Bởi hiện tượng này kéo dài sẽ làm ảnh hưởng tới nhiều thứ, cả về sức khỏe lẫn tinh thần của người mắc phải.

Tìm hiểu thêm: Siêu âm 4D và những điều cần biết

Bệnh rong kinh ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không?

Rong huyết, rong kinh kéo dài quá lâu sẽ khiến cơ thể lâm vào tình trạng thiếu máu, thiếu sắt.

Đầu tiên, nếu hiện tượng rong huyết, rong kinh kéo dài quá lâu sẽ khiến cơ thể lâm vào tình trạng thiếu máu, thiếu sắt. Từ đó dẫn đến các hệ lụy nguy hiểm khác như: mệt mỏi kéo dài, xanh xao, giảm độ tập trung, sụt cân,…Rong kinh kéo dài quá lâu cũng có thể làm cho cơ thể bị mất cân bằng, dẫn đến suy giảm miễn dịch, đề kháng, cơ thể yếu đi và dễ bị tấn công bởi các loại vi khuẩn, virus hơn bình thường.

Rong kinh kéo dài cũng sẽ làm ảnh hưởng tới khả năng tiếp thu và độ tập trung của trẻ vị thành niên. Ngoài ra, chúng còn có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển thể chất của trẻ.

Thứ hai, bện rong huyết ở tuổi dậy thì kéo dài lâu ngày sẽ có ảnh hưởng không tốt tới tâm lý, suy nghĩ của trẻ. Trẻ sẽ dễ có cảm giác lo lắng, sợ hãi, bồn chồn. Đặc biệt, nếu bố mẹ không quan tâm sát sao đến điều này thì trẻ sẽ có xu hướng giấu bệnh.

Không chỉ vậy, rong kinh kéo dài còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ của các bệnh lý phụ khoa nghiêm trọng như: các loại u xơ tử cung, u nang buồng trứng,…Do vậy, lời khuyên đó là nên phát hiện và điều trị sớm bệnh lý này nhằm đảm bảo không ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản của trẻ sau này.

3. Hiện tượng bệnh rong huyết ở tuổi dậy thì nên được điều trị như thế nào?

Trước khi tìm hiểu về phương pháp điều trị bệnh lý này, thì chúng ta cần phải nắm rõ được nguyên nhân gây rong kinh là từ đâu. Nếu như tình trạng rong kinh ở mức độ nhẹ thì trẻ hoàn toàn có thể tự khỏi bằng cách điều chỉnh chế độ sinh hoạt, ăn uống hàng ngày, đi kèm với giữ tâm lý thoải mái, tránh stress. Tuy nhiên, nếu như hiện tượng kéo dài quá lâu và không có dấu hiệu cải thiện, thì bác sĩ sẽ có thể chỉ định cho trẻ sử dụng các loại thuốc điều chỉnh, cân bằng hormone, nội tiết tố.

Bệnh rong kinh ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không?

>>>>>Xem thêm: Ung thư phổi di căn não: Biểu hiện và phương pháp điều trị

Bác sĩ sẽ có thể chỉ định cho trẻ sử dụng các loại thuốc điều chỉnh, cân bằng hormone, nội tiết tố.

Một số loại phương pháp điều trị bệnh rong huyết ở tuổi dậy thì bằng thuốc đó là:

– Sử dụng thuốc tránh thai loại dùng hàng ngày: đây là một trong số những loại thuốc có tác dụng làm ổn định, cân bằng nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ. Tuy nhiên, cần lưu ý phải sử dụng thuốc dưới sự chỉ định và kê đơn của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc và tự ý sử dụng.

– Bổ sung một số loại thuốc có chứa hormon oxytocin: đây là một loại chất có tác dụng tốt trong việc co bóp của tử cung người phụ nữ. Khi tử cung co bóp, đàn hồi tốt thì máu kinh nguyệt sẽ được tống đẩy ra bên ngoài nhanh hơn.

– Một số loại thuốc chống viêm loại không chứa steroid: các loại thuốc này cũng hỗ trợ làm giảm tình trạng mất máu, hiện tượng đau bụng mỗi khi tới chu kỳ kinh nguyệt.

Ngoài việc sử dụng một số loại thuốc kể trên, thì nên ưu tiên phương pháp cân bằng, ổn định cơ thể bằng cách tăng cường bổ sung thêm các loại thực phẩm, đồ uống tốt cho tình trạng bệnh rong huyết ở tuổi dậy thì. Một số loại thực phẩm có thể kể đến đó là: các loại cá, thịt bò, gan, sữa và các chế phẩm từ sữa, hoa quả, các loại rau củ đa dạng,…

Trên đây là những thông tin quan trọng về bệnh rong huyết ở tuổi dậy thì và cách cải thiện tình trạng này. Nếu bố mẹ có nhu cầu tư vấn thêm thông tin hoặc đặt lịch thăm khám cho trẻ, vui lòng liên hệ với Thu Cúc TCI theo số tổng đài để được hỗ trợ nhé!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *