Rối loạn kinh nguyệt uống thuốc gì là câu hỏi mà rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Các loại thuốc này cần phải được kê đơn và chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Cùng đi tìm hiểu tên gọi và các thông tin chi tiết về các loại thuốc này thông qua bài viết dưới đây của Thu Cúc TCI nhé.
Bạn đang đọc: Rối loạn kinh nguyệt uống thuốc gì? Tên thuốc và tác dụng?
1. Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt và phương hướng điều trị
1.1. Hiện tượng phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt là gì?
Rối loạn kinh nguyệt là việc người phụ nữ gặp một số thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt của mình. Một số triệu chứng rối loạn có thể kể tới đó là: vô kinh, kinh nguyệt thay đổi, tới sớm, tới muộn, lượng kinh nguyệt tiết ra nhiều hơn, ít hơn bình thường, kinh nguyệt có màu sắc, mùi khác lạ,…
Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là do các tác động làm thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể. Việc nội tiết tố thay đổi này có thể do tuổi tác, giai đoạn sinh lý của phụ nữ, cũng có thể do việc chị em phụ nữ sử dụng các loại thuốc có tác dụng phụ, hoặc dùng các biện pháp tránh thai, mắc các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm,…
Rối loạn kinh nguyệt là việc người phụ nữ gặp một số thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt của mình
Rối loạn kinh nguyệt mặc dù là hiện tượng khá phổ biến, hay xảy ra đối với chị em phụ nữ, tuy nhiên chúng ta cần phải tìm hiểu và theo dõi tình trạng này xem chúng có cải thiện hay không. Không nên để tình trạng này kéo dài quá lâu, sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, tâm lý, cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của phụ nữ.
1.2. Vậy nếu bị rối loạn kinh nguyệt uống thuốc gì?
1.2.1. Sử dụng các loại thuốc tránh thai để điều trị
Các loại thuốc tránh thai hiện nay không chỉ có tác dụng giúp chị em phụ nữ phòng ngừa khả năng có thai, mà còn có tác dụng phụ là giúp cân bằng, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt khá hiệu quả. Khi chị em phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày trong một thời gian, cơ thể sẽ được cung cấp, bổ sung các hormone nội tiết nữa như: progesterone và estrogen. Các loại hormone này giúp ổn định nội tiết tố, đồng thời cũng giúp chu kỳ kinh nguyệt được diễn ra đều đặn hơn.
Tuy nhiên, khi sử dụng loại thuốc này, chị em cần tham khảo và xin ý kiến tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa. Không nên lạm dụng sử dụng thuốc trong thời gian quá dài. Bởi suy cho cùng các loại thuốc này đều là thuốc có chứa nội tiết, có tác dụng cân bằng nội tiết. Nếu sử dụng lâu dài sẽ có thể gây ra những tác dụng phụ khác như: rong kinh, ứ kinh, mệt mỏi,…
Ngoài ra, chị em cũng nên lưu ý rằng việc sử dụng thuốc tránh thai sẽ chỉ có tác dụng hiệu quả đối với những trường hợp bị rối loạn kinh nguyệt nguyên nhân do nội tiết tố rối loạn. Trong trường hợp rối loạn kinh nguyệt do các yếu tố, nguyên do khác thì cách này không đem lại kết quả.
1.2.2. Sử dụng các loại thuốc kháng viêm không steroid để cải thiện rối loạn
Theo các bác sĩ, các loại thuốc kháng viêm này sẽ có tác dụng ngăn chặn, cản trở sự tiết ra chất prostaglandin bên trong cơ thể. Từ đó, thuốc sẽ có tác dụng làm giảm đi các cơn đau khi phụ nữ xuất hiện kinh nguyệt.
Tìm hiểu thêm: Những thông tin về dịch vụ dán sứ veneer bao nhiêu tiền
Các loại thuốc có chứa hormone có tác dụng giúp điều hòa, ổn định sinh lý và chu kỳ kinh nguyệt.
1.2.3. Một số loại thuốc giúp tăng cường hormone
Các loại thuốc này cũng có chứa hormone có tác dụng hiệu quả trong việc giúp chị em phụ nữ tránh thai, ngoài ra còn giúp điều hòa, ổn định sinh lý và chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, tương tự như các loại thuốc tránh thai, các loại thuốc này cũng không nên sử dụng bừa bãi, lạm dụng, mà cần sử dụng dựa trên chỉ định và kê đơn của bác sĩ chuyên khoa. Nếu chị em lạm dụng và sử dung sai chỉ định, sẽ có thể dẫn đến những hậu quả khó lường.
1.2.4. Các loại thuốc PM H – Regulator
Đây là loại thuốc có chiết xuất, nguồn gốc từ quả của loại cây trinh nữ. Loại cây này có tác dụng điều trị tình trạng rối loạn kinh nguyệt, tình trạng chậm kinh, đau bụng khi hành kinh, đau bụng, căng ngực,…Bên cạnh đó, trong loại thuốc này còn có chứa prolactin có tác dung làm ổn định tinh thần, giảm cảm giác khó chịu của phụ nữ khi đến kỳ.
1.2.5. Các loại thuốc Primolut – Nor
Loại thuốc này có chứa chất norethisterone có tác dụng điều trị, ổn định nội tiết tố, chu kỳ kinh nguyệt cho phụ nữ. Tuy nhiên, chị em cần uống thuốc này khi có sự chỉ định và kê đơn của bác sĩ chuyên khoa. Trước khi sử dụng thuốc, chị em cũng cần bổ sung uống estrogen ít nhất là 14 ngày. Thuốc cũng chống chỉ định với những người đang mắc bệnh tim mạch, bệnh thần kinh, tiểu đường hay đang có u. Thuốc có một số tác dụng phụ như: đau đầu, nhức chân tay, rối loạn chức năng thị giác, thính giác,…thì chị em cần chủ động dừng uống và đi thăm khám bác sĩ để được tư vấn.
2. Cần lưu ý gì trước khi sử dụng các loại thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt
>>>>>Xem thêm: Mổ bắt con (đẻ mổ) và những vấn đề liên quan mẹ cần biết
Nên lưu ý uống thuốc cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa
2.1. Uống thuốc cần kết hợp với chế độ ăn uống
Nền tảng cho một cơ thể khỏe mạnh từ bên trong đó chính là cần phải kết hợp giữa việc sử dụng thuốc với việc có chế độ dinh dưỡng, ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, điều độ. Chị em nên bổ sung thường xuyên các nhóm chất thiết yếu, vitamin để ổn định, điều hòa kinh nguyệt.
2.2. Nên lưu ý uống thuốc cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa
Chu kỳ kinh nguyệt không ổn định là phản ánh của việc cơ thể của bạn đang có vấn đề. Do vậy, nếu tình trạng rối loạn kéo dài quá lâu, chị em nên chủ động đi khám bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Sau khi được chỉ định, chị em cũng cần sử dụng thuốc đúng theo liều lượng bác sĩ đưa ra. Tuyệt đối không uống quá liều hoặc không đủ liều lượng, tránh gây ra những tác dụng phụ và hệ lụy khó lường.
Trên đây là những thông tin chi tiết về việc sử dụng các loại thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt. Nếu các chị em có nhu cầu tư vấn thêm thông tin hoặc đặt lịch thăm khám với bác sĩ chuyên khoa, vui lòng liên hệ với Thu Cúc TCI theo số tổng đài nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.