Có thai mấy tuần thì đi siêu âm được? Mốc siêu âm lưu ý khi khám thai

Rất nhiều mẹ bầu cho rằng khi có thai, việc đầu tiên cần làm là thực hiện siêu âm thai để nắm bắt được tình trạng phát triển của con cũng như xác định thai đã vào tử cung hay chưa. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa, không phải cứ mang thai là có thể thực hiện siêu âm thai. Vậy các mẹ có thai mấy tuần thì đi siêu âm được?

Bạn đang đọc: Có thai mấy tuần thì đi siêu âm được? Mốc siêu âm lưu ý khi khám thai

1. Phụ nữ nghi ngờ mang thai nên siêu âm khi nào? Các phương pháp siêu âm được chỉ định

1.1. Thai phụ có thai mấy tuần thì đi siêu âm được?

Bác sĩ Sản khoa chia sẻ, sau khi thử que lên 2 vạch, chậm kinh khoảng 15 ngày, các mẹ bầu có thể thực hiện siêu âm thai trong quá trình khám thai lần đầu.

Có thai mấy tuần thì đi siêu âm được? Mốc siêu âm lưu ý khi khám thai

Có thai mấy tuần thì đi siêu âm được? Bác sĩ Sản khoa chia sẻ, sau khi thử que lên 2 vạch, chậm kinh khoảng 15 ngày, các mẹ bầu có thể thực hiện siêu âm thai

Đi khám thai lần đầu, bác sĩ Sản khoa sẽ thực hiện các bước khám tổng quát, hỏi thăm về tiền sử bệnh cũng như một số vấn đề bệnh lý mà mẹ đang gặp phải. Sau đó, mẹ bầu sẽ được chỉ định thực hiện siêu âm nếu đủ thời gian xác nhận thai đã vào đúng vị trí hay chưa. Đồng thời, siêu âm thời gian này cũng giúp đánh giá tình trạng tử cung, phần phụ, tiên lượng trước những tình huống có thể gặp trong quá trình mang thai.

Qua hình ảnh siêu âm, bác sĩ xác định được túi thai nằm trong buồng tử cung. Túi thai có hình ovan, kích thước trong khoảng thời gian mẹ mang thai 4 đến 5 tuần đầu rơi vào khoảng 10-12mm. Đồng thời, một số mẹ được chỉ định thực hiện siêu âm đầu dò âm đạo để khẳng định việc thai đã vào tử cung, loại bỏ nguy cơ chửa ngoài tử cung từ sớm, đánh giá được tình trạng phát triển của túi thai, nắm bắt vòng sáng xung quanh túi thai, túi thai có hiện tượng bóc tách hay không, vị trí nằm trong tử cung bình thường hay thấp,…

1.2. Các mẹ có thai mấy tuần thì đi siêu âm được? Phương pháp siêu âm nào được chỉ định khi khám thai?

Để xác định chính xác một người phụ nữ có mang thai hay không, các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện siêu âm bằng các phương pháp sau:

– Siêu âm đầu dò: Đây là phương pháp siêu âm giúp xác định chính xác và sớm nhất một trường hợp có mang thai hay không. Bác sĩ sẽ sử dụng đầu dò, đưa vào âm đạo và thực hiện các thao tác siêu âm để xác định vị trí phôi thai. Thiết bị này sẽ phát ra sóng cao tần, tiếp xúc với các cơ quan bên trong và hiển thị qua hình ảnh. Từ đó, bác sĩ sẽ xác định được: Vị trí chính xác của thai, đánh giá được nhịp tim thai từ tuần thứ 6 hoặc tuần 8, xác định số lượng thai, xác định rõ bánh nhau nằm ở đâu,…

– Siêu âm ổ bụng: Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong mỗi buổi khám thai, với nhiều trường hợp. Bác sĩ sẽ sử dụng gel chuyên dụng, đầu dò có sóng âm tần số cao để thu được hình ảnh bên trong ổ bụng. Trước khi siêu âm, mẹ cần nhịn tiểu, uống nhiều nước để bàng quang căng to, siêu âm dễ dàng hơn. Tuy nhiên, phương pháp siêu âm này chỉ có thể cho kết quả chính xác khi thai được 6 tuần tuổi trở lên.

2. Các mốc quan trọng mẹ bầu nên thực hiện siêu âm thai

Siêu âm là một trong những bước quan trọng trong quy trình khám thai của các mẹ bầu. Vì vậy, không ít mẹ quan tâm tới các mốc quan trọng để thực hiện siêu âm trong thai kỳ.

– Siêu âm từ tuần 5 đến tuần thứ 6: Đây là mốc siêu âm đầu tiên mà các mẹ cần thực hiện để xác định bản thân đã có thai thật sự hay chưa, tình trạng phôi thai ra sao? Nếu phôi thai đã làm tổ tại tử cung, các mẹ có thể yên tâm.

– Siêu âm tuần 8: Ở giai đoạn này, mẹ đã có thể nghe được nhịp tim thai của con. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể theo dõi quá trình phát triển của phôi thai, từ đó đưa ra những chỉ định phù hợp về các loại thuốc, chế độ dinh dưỡng cần bổ sung.

– Siêu âm tuần 11 đến 13: Trong khoảng tuần thai này, mẹ đã có thể dần dần phát hiện được những dị tật bên ngoài cơ thể của thai nhi. Điển hình nhất, thông qua siêu âm đo độ mờ da gáy, bác sĩ sẽ phân tích và chia sẻ về nguy cơ trẻ mắc bệnh Down. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ tư vấn mẹ làm xét nghiệm Double test để sàng lọc sớm các dị tật ở thai, đồng thời cho kết quả chính xác hơn về nguy cơ bệnh Down.

– Siêu âm từ tuần thứ 16 đến 20: Siêu âm lúc này sẽ giúp xác định những bất thường về lượng nước ối, theo dõi tiến độ, quá trình phát triển của thai nhi. Ngoài ra, các mẹ có thể làm thêm xét nghiệm Triple test để kiểm tra những bất thường nhiễm sắc thể và hoặc các dị tật ống thần kinh.

Tìm hiểu thêm: Bệnh nhân bị ung thư gan không nên ăn gì?

Có thai mấy tuần thì đi siêu âm được? Mốc siêu âm lưu ý khi khám thai

Siêu âm thai là phương pháp theo dõi sức khỏe của mẹ và thai nhi hiệu quả, chính xác nhất thông qua hình ảnh

–  Siêu âm từ tuần thứ 24 đến 28: Đây là giai đoạn đã thai đã phát triển ổn định, cũng là thời điểm nhạy cảm trong việc tầm soát, sàng lọc những bất thường ở thai nhi. Lần siêu âm ở mốc tuần thai này sẽ giúp kiểm tra lượng nước ối, tình trạng bánh nhau, kiểm tra cân nặng, những bất thường về hình thái cũng như nhịp tim thai của con.

– Siêu âm từ tuần 32 đến 36: Bước vào những tuần thai cuối cùng, chuẩn bị cho quá trình vượt cạn, mẹ bầu cần thực hiện khám thai, đồng thời siêu âm kiểm tra tình trạng ngôi thai cũng như những vấn đề bất thường tại tử cung, phòng trường hợp sinh non.

– Siêu âm từ tuần 36 đến 40: Thời gian này, các mẹ cần thực hiện siêu âm mỗi tuần 1 lần để kiểm tra chắc chắn về ngôi thai cũng như quá trình tăng trưởng của con, nắm bắt kịp thời những bất thường, cần thực hiện mổ cấp cứu.

Lựa chọn địa chỉ, cơ sở y tế uy tín, có hệ thống máy móc chất lượng, bác sĩ chuyên môn nhiều kinh nghiệm sẽ là tiền đề để các mẹ được chăm sóc Sản khoa thật tốt, hạn chế những vấn đề bất thường trong thai kỳ.

Nhằm hỗ trợ các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh, an tâm, Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI đã và đang phát triển dịch vụ Thai sản trọn gói với nhiều tiện ích khi khám thai, trong và sau sinh nở. Trước sinh, tùy theo nhu cầu và số tuần thai của các mẹ, Thu Cúc TCI triển khai các gói Thai sản từ tuần thứ 8 cho đến chuyển dạ. Mỗi mốc tuần thai, các mẹ bầu đều được khám, đánh giá tình trạng thai nhi cùng bác sĩ Sản khoa. Đồng thời, các mẹ cũng được thực hiện đầy đủ các xét nghiệm sàng lọc cần thiết, nhằm phòng tránh và có biện pháp xử lý kịp thời trước những tình huống bất thường.

Trong mỗi buổi khám ở các mốc thai kỳ quan trọng, các mẹ cũng được thực hiện siêu âm thai giúp sàng lọc những biến chứng có thể xảy ra. Tùy thuộc vào các mốc tuần thai, các mẹ có thể được thực hiện siêu âm 2D, 5D để chẩn đoán được chính xác nhất những vấn đề của thai nhi bên cạnh việc khám thai.

Có thai mấy tuần thì đi siêu âm được? Mốc siêu âm lưu ý khi khám thai

>>>>>Xem thêm: Niềng răng cố định và những điều cần biết

Siêu âm 5D, cho thấy hình ảnh thai nhi rõ nét

Quá trình sinh được diễn ra trong phòng sinh vô khuẩn, hỗ trợ bởi ekip Sản với các bác sĩ Sản khoa có nhiều kinh nghiệm, từng công tác tại nhiều bệnh viện lớn như Phụ sản Hà Nội, Phụ sản Trung ương. Sau khi sinh, các mẹ được theo dõi và chăm sóc tại phòng lưu viện của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI. Phòng lưu viện thiết kế với nhiều tiện ích như chuông gọi điều dưỡng, phòng vệ sinh, phòng tắm khép kín, giường, ghế cho người nhà ở lại. Ngoài ra, những dịch vụ như chăm bé ban đêm, hỗ trợ mẹ massage ngực kích thích sữa về, tắm bé,… cũng nhận được sự công nhận của nhiều sản phụ.

Trên đây là những thông tin giải đáp cho vấn đề có thể siêu âm thai từ tuần bao nhiêu và một vài mốc tuần thai mà mẹ bầu cần chú ý thực hiện siêu âm. Thai phụ cần lưu ý theo dõi lịch khám thai định kỳ, trao đổi thông tin, tương tác với bác sĩ để nhận được sự tư vấn, hướng dẫn tốt nhất, đảm bảo sức khỏe của cả mẹ và bé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *