Loạn kinh sau sinh là hiện tượng khá phổ biến đối với nhiều phụ nữ khi đã trải qua những cuộc vượt cạn. Nhiều người cảm thấy lo lắng khi bản thân vướng vào tình trạng này. Hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này và cách điều trị các mẹ nhé.
Bạn đang đọc: Loạn kinh sau sinh, nguyên nhân và cách điều trị
1. Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt ở bà mẹ sau sinh
Sau khi sinh nở và thậm chí là thời gian đang cho con bú 1- 2 năm đầu, kinh nguyệt của mẹ có thể sẽ có nhiều bất thường như: Tháng có kinh nhưng cũng có tháng mất kinh đột ngột. Số lượng máu kinh lúc nhiều, có thể lên đến 100ml/ ngày, cũng có khi máu kinh ra rất ít, chỉ vài giọt. Về màu sắc của máu kinh, lúc thì đỏ tươi, lúc thì nâu sậm, có khi còn đen thẫm. Bên cạnh đó, mẹ còn có thể bị các cơn đau bụng kinh hành hạ, hoặc tình trạng rong kinh dài ngày…
1.1. Dấu hiệu của loạn kinh sau sinh
Với chị em cho con bú hoàn toàn sữa mẹ, kinh nguyệt sẽ có trở lại muộn hơn, thường từ 6-8 tháng sau sinh. Trong khi đó những người mẹ không cho con bú trực tiếp sẽ có thể có kinh sớm hơn từ 3-4 tháng sau sinh. Có nhiều chị em sau khi cai sữa mới thấy kinh nguyệt xuất hiện trở lại. Tuy nhiên, sau khi kinh nguyệt đã trở lại vẫn còn nhiều vấn đề và chưa thực sự ổn định.
Loạn kinh nguyệt khiến nhiều mẹ sau sinh cảm thấy lo lắng
Thông thường các mẹ sẽ mất một khoảng thời gian sau sinh để cơ thể được phục hồi và có kinh trở lại. Nhưng nếu sau sinh 1-2 năm mà không thấy kinh hoặc có những dấu hiệu sau thì có thể bạn đã bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh:
– Kinh nguyệt xuất hiện mỗi tháng không đều đặn, có tháng có kinh, có tháng lại không có.
– Ngực đau nhức, căng tức, khó chịu, đau lưng và bụng dưới nhiều hơn mọi khi, cơ thể uể oải, mệt mỏi.
– Vùng kín bị cảm giác đau, sưng, rát hoặc ngứa, nhất là sau khi quan hệ tình dục.
– Vùng bụng dưới bị đau dài ngày từ 5-7 ngày liên tục kèm với các dấu hiệu bệnh phụ khoa khác.
Khi cơ thể mẹ sau sinh xuất hiện tình trạng này thì nên đến thăm khám tại các bệnh viện để được điều trị.
1.2. Nguyên nhân loạn kinh sau sinh
Theo thống kê, hầu hết các phụ nữ sau sinh có thể sẽ có kinh nguyệt sau khoảng 6 tuần. Đây là thời điểm mà các hormone trong cơ thể của người phụ nữ tiết ra ở mức bình thường trở lại. Các loại hormone đó là: estrogen, HCG, progesterone. Tuy nhiên, không phải thời điểm có kinh trở lại của tất cả mọi người đều như nhau, mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác nữa như thời gian duy trì việc cho con bú sữa mẹ, lối sống, lượng hormone trong cơ thể mỗi người…Thông thường, mẹ càng kéo dài thời gian cho con bú thì thời gian kinh nguyệt quay trở lại càng lâu hơn.
Tìm hiểu thêm: Ung thư thực quản có chữa được không? – Giải đáp
Có nhiều nguyên nhân khiến mẹ bị rối loạn kinh nguyệt
Vì sao mẹ bị rối loạn kinh sau sinh? Có những nguyên nhân sau đây:
– Cả thai kỳ dài hơn 9 tháng đã khiến cho cơ thể của người phụ nữ thay đổi mạnh. Cơ thể mẹ cần hormone để nuôi thai nhi và để tiết sữa nuôi con. Chính vì thế lượng hormone trong cơ thể mẹ sẽ bị mất cân bằng trầm trọng. Từ đó dẫn đến rối loạn kinh sau khi sinh nở.
– Cộng thêm nhiều mẹ ngay cả trước khi mang thai cũng đã có sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, nên sau khi mang thai, sự mất cân bằng này sẽ càng nghiêm trọng hơn nếu mẹ không có những phương pháp điều trị.
– Bên cạnh đó, duy trì cho con bú bằng sữa mẹ hoàn toàn sẽ làm ức chế quá trình rụng trứng, đồng thời trì hoãn thời gian có kinh nguyệt trở lại. Những mẹ cho con bú sữa hoàn toàn thời điểm có kinh trở lại sớm nhất cũng không quá 6 tháng sau sinh. Những chị em không cho con bú hoàn toàn có thể có kinh trở lại sớm hơn từ khoảng 6 tuần sau sinh.
– Việc làm mẹ và xoay sở với đứa trẻ đỏ hỏn mới sinh cũng làm mẹ bị áp lực về tinh thần và mệt mỏi về sức lực. Từ đó cơ thể mẹ sẽ có những rối loạn về nội tiết tố, không chỉ ảnh hưởng về thời gian có kinh mà còn ảnh hưởng nhiều về sức khỏe sinh sản sau này của mẹ nữa.
– Có một nguyên nhân nữa cũng khiến mẹ bị loạn kinh sau sinh đó là do mẹ mắc bệnh phụ khoa. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra chứng rối loạn kinh nguyệt sau sinh của mẹ. Sau khi sinh nở là thời điểm cơ thể mẹ yếu ớt nhất, lúc này các loại vi khuẩn có hại sẽ xâm nhập vào cơ thể mẹ và gây ra một số bệnh phụ khoa và từ đó dẫn đến tắc kinh, rối loạn kinh.
2. Cách khắc phục tình trạng rối loạn kinh sau khi sinh của chị em
Rối loạn kinh nguyệt kéo dài có thể dẫn đến nhiều lo lắng và bất an đối với mẹ sau sinh. Vì vậy để giảm tình trạng này và đưa kinh nguyệt trở lại bình thường, mẹ có thể thực hiện những biện pháp sau đây:
– Mẹ cần tích cực tập thể thao, năng vận động. Nên chọn những bộ môn tập nhẹ nhàng như yoga, vừa giúp ích cho thể lực, vừa giải tỏa căng thẳng tinh thần, giảm cân sau khi sinh.
– Cần có một chế độ ăn uống, làm việc, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý. Nên để người thân trong gia đình phụ giúp các công việc nhà để có thể nghỉ ngơi đủ.
– Không nên để bản thân rơi vào trạng thái stress kéo dài, bởi đây cũng là nguyên nhân chính gây rối loạn kinh nguyệt. Luôn giữ cho mình trạng thái tâm lý thoải mái nhất có thể, vui vẻ, cởi mở với mọi người xung quanh và nhất là người thân của mình. Dành nhiều thời gian để trò chuyện với con cũng giúp mẹ cảm thấy giải tỏa tinh thần.
– Tuyệt đối không nên dùng các loại chất kích thích như rượu bia thuốc lá…
– Không dùng thuốc tránh thai vì tác dụng phụ của nó là gây rối loạn kinh nguyệt
– Nên đi khám khi thấy cơ thể có dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt để được bác sĩ kê bổ sung các loại thuốc nội tiết nhằm điều chỉnh, cân bằng lượng nội tiết tố trong cơ thể.
>>>>>Xem thêm: Ý nghĩa của phương pháp xét nghiệm sàng lọc trước sinh NIPT
Nên đi khám nếu loạn kinh kèm theo các vấn đề khác về sức khỏe
Lưu ý: nếu hiện tượng loạn kinh sau sinh kéo dài quá lâu, có thể dẫn đến những hậu quả không tốt cho mẹ. Vì vậy, lời khuyên dành cho mẹ là nên đến khám tại các bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa để được chữa trị.
Tại khoa phụ sản của Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI, mẹ sẽ được thăm khám bởi đội ngũ bác sĩ sản phụ khoa giỏi, từng có thâm niên công tác tại các bệnh viện đầu ngành như PSTW, PSHN và được thực hiện thăm khám theo quy trình chuẩn nên rất yên tâm về kết quả khám chữa bệnh. Liên hệ ngay để được tư vấn về các dich vụ sản phụ khoa.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.