Bị rong kinh dài ngày là một triệu chứng bất thường của hệ sinh sản, mối lo tiềm ẩn của các bệnh phụ khoa mà chị em không nên chủ quan.
Bạn đang đọc: Bị rong kinh dài ngày, chị em chớ coi thường!
1. Rong kinh là gì?
Rong kinh dài ngày là hiện tượng mà kinh nguyệt kéo dài ngày từ 1 tuần trở lên hoặc với số lượng lớn hơn 80ml máu kinh trong 1 chu kỳ kinh. Có thể nhận biết lượng kinh ra nhiều hay ít thông qua số lần phải thay băng vệ sinh mỗi ngày và thời gian giữa mỗi lần thay băng dài hay ngắn. Nếu cứ mỗi giờ lại phải đi thay băng vệ sinh có nghĩa là lượng máu kinh đang bị rong ra nhiều bất thường.
Ban đêm, do tư thế nằm xuống nên lượng máu không thoát ra bên ngoài được, ứ đọng bên trong âm đạo tạo thành những cục máu đông khá lớn. Đó cũng là một biểu hiện của rong kinh.
Rong kinh là hiện tượng một số chị em mắc phải
Đối với nhiều chị em phụ nữ, chu kỳ kinh thường từ 28-32 ngày và thời gian bị hành kinh là 5-7 ngày. Lượng máu kinh ra ngoài từ khoảng 60-80ml. Nếu bị rong kinh, lượng máu mất nhiều hơn sẽ khiến cơ thể cảm giác rất mệt mỏi, da dẻ xanh xao, hay thở dốc và có triệu chứng của bệnh thiếu máu.
Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, thậm chí có thể gây nguy hiểm nếu thiếu máu kéo dài. Vì vậy nên đi khám để sớm tìm được nguyên nhân và chữa trị.
2. Rong kinh dài ngày có gây nguy hiểm cho chị em?
Nhiều chị em khi bị rong kinh thường chủ quan và coi đó là hiện tượng bình thường nên không để ý lắng nghe cơ thể mình. Để đến khi hiện tượng này nặng hơn và ảnh hưởng đến sức khỏe thì mới lo lắng và vội vàng tìm cách để điều trị. Thực tế là, rong kinh đối với phụ nữ rất nguy hiểm. Một phần, nguy hiểm do mất lượng máu quá nhiều nên ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Mặt khác, rong kinh còn là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm khác.
– Rong kinh dài ngày khiến cho cơ thể thiếu máu, sức khỏe suy nhược, da dẻ nhợt nhạt, suy kiệt. Lượng oxy bị thiếu nên dẫn đến khó thở, thở dốc, tim đập nhanh…
– Rong kinh khiến cho máu lúc nào cũng ứ đọng trong âm đạo, tạo môi trường cho các loại vi khuẩn xâm nhập, dễ gây nên các bệnh phụ khoa, nhiễm nấm,…Thậm chí, vi khuẩn có thể xâm nhập lên tử cung, buồng trứng gây tắc vòi trứng hoặc các bệnh khác.
– Rong kinh cũng là biểu hiện của một số bệnh phụ khoa như u xơ tử cung, buồng trứng đa nang, polyp lòng tử cung, viêm nội mạc tử cung…Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây vô sinh thậm chí có thể nguy hiểm tính mạng.
Tìm hiểu thêm: Những hiểu lầm thường gặp về ung thư và sự thật
Rong kinh khiến cơ thể chị em mệt mỏi vì thiếu máu
– Ngoài việc ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, rong kinh kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của chị em phụ nữ. Không thể tận hưởng cuộc sống vì lúc nào cũng trong tình trạng ẩm ướt vùng kín, không có tâm trí tinh thần để tham gia những hoạt động ngoại khóa và hưởng thụ cuộc sống.
3. Nguyên nhân gây rong sinh
Trong các loại rong kinh, người ra thường chia ra làm 2 loại là rong kinh thực thể và rong kinh cơ năng.
3.1. Bị rong kinh dài ngày do cơ năng
Rong kinh cơ năng thường xuất hiện ở những bé gái bước vào tuổi dậy thì hoặc phụ nữ tiền mãn kinh. Hai đối tượng này thường có những bất ổn và hàm lượng nội tiết tố trong cơ thể, hormone này tăng cao hoặc giảm nhiều cũng khiến chu kỳ kinh bị ảnh hưởng.
3.2. Bị rong kinh dài ngày do thực thể
Khác với rong kinh cơ năng, rong kinh thực thể lại có nhiều nguyên nhân gây ra. Một số bệnh ở buồng trứng hoặc tử cung có có thể gây ra những tổn thương như: viêm nội mạc, polyp buồng tử cung…. có thể là nguyên nhân gây chảy máu kinh kéo dài.
– Suy giảm chức năng của buồng trứng: Khi phụ nữ bước vào tuổi tiền mãn kinh, các chức năng cơ bản của buồng trứng sẽ bị suy giảm đi nhiều, rụng trứng sẽ không xảy ra hoặc xảy ra rất ít. Trong khi đó, buồng trứng là cơ quan đảm nhiệm chức năng sản sinh ra các hormone nội tiết. Chính vì vậy, khi chức năng của buồng trứng bị suy giảm đi sẽ khiến rối loạn hormone, gây rong kinh kéo dài.
– Polyp tử cung: Là một khối u xuất hiện ở thành trong tử cung, sinh ra bởi tế bào nội mạc tử cung phát triển quá. Khối polyp dễ khiến cho niêm mạc bị bong ra gây chảy máu kinh hay còn gọi là rong kinh.
– Nguyên nhân do bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư tử cung. Nếu chị em phụ nữ không may mắc phải một trong hai bệnh này sẽ có hiện tượng rong kinh kéo dài. Tử cung sẽ bị các tế bào ung thư xâm lấn, gây hại dẫn đến rong kinh dài ngày, ồ ạt và có cả những cơn đau kéo dài.
4. Phải làm sao nếu bị rong kinh dài ngày?
Lời khuyên đầu tiên khi bạn bị rong kinh đó là nên đi khám bác sĩ chuyên khoa ngay. Không nên để tình trạng mất máu kéo dài, sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bạn. Các bác sĩ sẽ giúp bạn tìm ra nguyên nhân gây rong kinh và có phương án điều trị kịp thời, ngăn ngừa hậu quả nếu bị biến chứng.
Nếu bị rong kinh nhẹ, các bác sĩ có thể kê các loại thuốc chứa hormone nội tiết giúp cân bằng nội tiết trong cơ thể bạn, từ đó hiện tượng rong kinh sẽ giảm dần và biến mất. Với những trường hợp rong kinh nặng, có nghi ngờ bệnh lý khác sẽ được làm các xét nghiệm cần thiết để tìm ra bệnh và có phương án điều trị cụ thể.
>>>>>Xem thêm: Một số thắc mắc thường gặp về tiểu đường thai kỳ
Nên đến những cơ sở y tế để khám khi bị rong kinh kéo dài
Ngoài việc đi khám bác sĩ, các chị em cũng cần thực hiện một chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý:
– Ngủ đủ giấc và đúng giờ
– Thường xuyên thay băng vệ sinh và rửa sạch vùng kín
– Nghỉ ngơi nhiều, không vận động mạnh tránh máu kinh ra nhiều
– Luôn giữ tinh thần lạc quan vui vẻ, tránh xa stress
– Tăng cường ăn trái cây, rau xanh để tăng cường sức khỏe, cân bằng nội tiết
– Ăn nhiều cá và thực phẩm giàu chất sắt, B6 để hỗ trợ tạo máu.
Nếu bạn bị rong kinh dài ngày, trước tiên cần theo dõi lượng máu kinh ra hàng ngày xem có nằm trong mức nguy hiểm hay không. Nếu hiện tượng rong kinh nhẹ, có thể điều chỉnh thói quen sinh hoạt, ăn uống nghỉ ngơi xem hiện tượng này có dừng không. Trong trường hợp rong kinh kéo dài, rong kinh đi kèm với cường kinh, cơ thể xuất hiện những cơn đau vùng bụng dưới và có cảm giác mệt mỏi quá nhiều, hãy đến bác sĩ khám. Lưu ý, khi điều trị rong kinh, cần tuyệt đối tuân theo những chỉ dẫn, đơn thuốc của bác sĩ, không tự ý điều trị, tránh bệnh nặng hơn.
Hy vọng những kiến thức về hiện tượng rong kinh có thể giúp chị em hiểu hơn và có những biện pháp hợp lý để đối phó nếu gặp tình huống này.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.