Chị em phụ nữ cần phải lưu tâm tới nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt để có phương án điều chỉnh và chữa trị kịp thời. Vậy những nguyên nhân này là gì, cách cải thiện tình trạng này ra sao, hãy cùng Thu Cúc TCI tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé.
Bạn đang đọc: Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ là gì?
1. Rối loạn kinh nguyêt là gì? Nguyên nhân và biểu hiện
1.1. Định nghĩa hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ là gì?
Hiện tượng kinh nguyệt ở phụ nữ là việc lớp niêm mạc ở bên trong tử cung bong tróc ra xuất phát từ sự thay đổi ở bên trong nội tiết tố phụ nữ. Lúc này, máu ở bên trong buồng tử cung sẽ chảy ra ngoài qua đường ngã âm đạo. Một chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ bình thường sẽ rơi vào khoảng 28 – 32 ngày. Tuy nhiên, sẽ có những trường hợp đặc biệt có chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn (nhỏ hơn 25 ngày), hoặc dài hơn (lớn hơn 35 ngày). Thời gian diễn ra chu kỳ này thường sẽ phụ thuộc vào cơ địa avf độ tuổi của mỗi người.
Hiện tượng kinh nguyệt ở phụ nữ là việc lớp niêm mạc ở bên trong tử cung bong tróc ra xuất phát từ sự thay đổi ở bên trong nội tiết tố phụ nữ
Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt là việc phụ nữ gặp phải một số vấn đề liên quan tới vòng kinh và quá trình xảy ra kinh nguyệt. Rối loạn kinh nguyệt sẽ có thể là sự rối loạn liên quan tới: vòng kinh, ngày hành kinh, lượng kinh nguyệt tiết ra,…Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt có thể xuất phát từ những sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, nhưng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm nào đó.
Không chỉ vậy, rối loạn kinh nguyệt thường có thể xảy ra ở nhiều độ tuổi khác nhau, và cũng có những biểu hiện ra bên ngoài không giống nhau. Do vậy, chị em phụ nữ cần chú ý tới sức khỏe và chủ động đi thăm khám bác sĩ nếu như tình trạng rối loạn ngày càng nặng nề và gây ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
1.2. Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt chị em phụ nữ cần biết là gì?
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt chị em phụ nữ cần biết đó là:
1.2.1. Nội tiết tố thay đổi gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ
Theo quá trình phát triển của con người, theo độ tuổi, cơ thể cũng có những sự thay đổi nội tiết tố kéo theo. Bắt đầu từ giai đoạn dậy thì, mang bầu, sinh em bé, cho em bé bú cho tới tiền mãn kinh, mỗi một giai đoạn đều có thể gây ảnh hưởng tới việc chu kỳ kinh nguyệt có diễn ra đều đặn và trơn tru hay không.
Đối với giai đoạn tuổi dậy thì, là lúc cơ thể có sự phát triển, hoàn thành mạnh mẽ. Do đó, phái nữ sẽ thường dễ gặp một số biểu hiện rối loạn kinh nguyệt do có sự thay đổi về hormone estrogen và progesterone. Trải qua thời kỳ dậy thì một thời gian thì cơ thể mới có thể ổn định và cân bằng lại như ban đầu.
Trong thời gian phụ nữ mang thai thì cơ thể sẽ không xảy ra hiện tượng rụng trứng và xuất hiện kinh nguyệt. Khi trải qua quá trình sinh nở và cho con bú thì cơ thể phụ nữ cũng sẽ thường chưa có kinh nguyệt trở lại. Thời gian này sẽ phụ thuộc vào cơ địa mỗi mẹ và cách thức mẹ nuôi em bé (nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ hay đan xen sữa công thức). Có những trường hợp kinh nguyệt xuất hiện trở lại chỉ sau khoảng 3-4 tháng nhưng có những trường hợp phải mất tới 1 năm sau đó.
Tìm hiểu thêm: Các phương pháp điều trị lao phổi
Nội tiết tố thay đổi gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ
Bên cạnh đó, giai đoạn phụ nữ bước vào thời điểm tiền mãn kinh cũng là giai đoạn phụ nữ dễ gặp phải các vấn đề rối loạn kinh nguyệt. Do ở thời điểm này, chức năng của buồng trứng đã có sự suy giảm, các nội tiết tố phụ nữ trong cơ thể cũng thay đổi đáng kể. Chu kỳ kinh nguyệt và lượng kinh nguyệt xảy ra cũng thất thường và khó kiểm soát. Và sau khi đã trải qua thời kỳ tiền mãn kinh, phụ nữ sẽ chính thức bước vào giai đoạn mãn kinh, kinh nguyệt sẽ không xuất hiện nữa.
1.2.2. Một số loại bệnh lý nguy hiểm có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt
Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt có thể gây ra do việc phụ nữ bị mắc một số loại bệnh lý phụ khoa nguy hiểm như: u xơ tử cung, u nang tử cung, polyp tử cung,…
Ngoài ra, có một số bệnh lý khác có thể làm ảnh hưởng tới kinh nguyệt của phụ nữ đó là: tuyến giáp, u tuyến yên, bệnh tiểu đường,…
Trường hợp phụ nữ bị viêm nhiễm phụ khoa, viêm nhiễm cơ quan, bộ phận sinh dục cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ.
1.2.3. Các nguyên nhân khác
– Chế độ dinh dưỡng, ăn uống, nghỉ ngơi cũng ảnh hưởng rất lớn tới chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Một số trường hợp do phụ nữ thay đổi chế độ ăn hàng ngày, tăng cân, giảm cân đột ngột cũng có thể làm rối loạn kinh nguyệt.
– Chế độ luyện tập, vận động quá sức cũng có thể làm lượng kinh nguyệt tiết ra nhiều hơn hoặc ngày xảy ra kinh nguyệt kéo dài hơn.
– Trường hợp phụ nữ sử dụng một số loại thuốc chữa trị các bệnh như: tiểu đường, cao huyết áp,…cũng có thể dẫn tới tác dụng phụ là gây rối loạn kinh nguyệt.
>>>>>Xem thêm: Lấy vôi răng có đau không, có ảnh hưởng tới men răng không?
Thường xuyên đi khám phụ khoa định kỳ khoảng 6 tháng tới 1 năm 1 lần
2. Một số phương pháp giúp chữa trị hiện tượng rối loạn kinh nguyệt
Để chữa trị, cải thiện vấn đề rối loạn kinh nguyệt, phụ nữ nên lưu ý một số phương pháp sau:
– Cần xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, hợp lý để giúp tăng cường sức khỏe, sức đề kháng, cũng như giúp cải thiện nội tiết tố cho cơ thể.
– Chị em phụ nữ cần suy nghĩ tích cực, tránh stress, căng thẳng. Điều này sẽ phần nào giúp nội tiết tố được cân bằng và trở lại bình thường.
– Nên hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thực phẩm, đồ uống có chứa các loại chất kích thích, chất gây nghiện. Những loại thức uống có chứa cồn và chất kích thích như: rượu bia, cafe,..không chỉ gây ảnh hưởng đến nội tiết tố mà còn gây ảnh hưởng đến tinh thần, da dẻ của phụ nữ.
– Thường xuyên đi khám phụ khoa định kỳ khoảng 6 tháng tới 1 năm 1 lần. Nếu trong trường hợp phụ nữ gặp phải các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm như: tuyến giáp, tiểu đường, u nang, u xơ,…thì nên có biện pháp xử lý và điều trị sớm nhất.
Trên đây là những thông tin hữu ích về nguyên nhân gây nên hiện tượng rối loạn kinh nguyệt. Nếu các chị em có nhu cầu thăm khám bệnh với bác sĩ hoặc tư vấn thêm các thông tin khác, vui lòng liên hệ với Thu Cúc TCI theo số tổng đài nhé!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.