Đẻ thường bị rạch tầng sinh môn là nỗi ám ảnh của nhiều bà mẹ. Chăm sóc tầng sinh môn ra sao cho nhanh lành cũng là vấn đề nhiều mẹ quan tâm.
Bạn đang đọc: Đẻ thường bị rạch thế nào và cách chăm sóc tầng sinh môn nhanh lành
1. Lý do phải rạch tầng sinh môn khi đẻ thường?
Hầu hết khi sinh thường, các bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ bị thực hiện thủ thuật rạch tầng sinh môn. Mục đích của việc rạch tầng sinh môn là để mở rộng âm đạo, giúp em bé chui ra ngoài dễ dàng hơn. Việc rạch này còn giúp cho sản phụ không bị rách tầng sinh môn không thể kiểm soát, rất mất thẩm mỹ cho mẹ sau này mà việc khâu lại cũng khó khăn hơn.
1.1. Đặc điểm cấu tạo chức năng của tầng sinh môn
– Cấu tạo: Tầng sinh môn thuộc bộ phận sinh dục nữ, là phần nằm giữa âm đạo và hậu môn, kích thước 3 -5cm.
– Chức năng: Các cơ quan trong vùng chậu được tầng sinh môn nâng đỡ và bảo vệ âm đạo, tử cung, bàng quang, trực tràng. Đối với phụ nữ mang thai, khi đến giai đoạn chuyển dạ và lâm bồn, tầng sinh môn sẽ giãn ra để em bé chui ra ngoài. Nếu tầng sinh môn không làm tốt nhiệm vụ giãn nở hết cỡ của mình lúc sinh thì khả năng cao sẽ bị rách khi sản phụ rặn. Lúc này, vết khâu tầng sinh môn sẽ không còn thẩm mỹ nữa. Việc rách không kiểm soát tầng sinh môn vừa làm ảnh hưởng thẩm mỹ, vừa làm giảm chất lượng đời sống tình dục của chị em.
1.2. Tại sao đẻ thường bị rạch tầng sinh môn?
Thực tế, khi sinh thường, lúc chuyển dạ tầng sinh môn sẽ dần giãn nở ra để thai nhi có thể chui lọt ra ngoài dễ dàng. Bác sĩ sẽ chỉ định thủ thuật rạch tầng sinh môn trong những trường hợp sau:
– Thai nằm ngôi mông hoặc chân
– Thai bị sinh non
– Thai nhi có đầu quá to
– Thai nhi có cân nặng quá lớn
– Sản phụ đã rặn một thời gian dài
– Tầng sinh môn của sản phụ có độ giãn nở kém, co bóp tử cung không đủ mạnh làm khó khăn cho quá trình sinh thường.
Mẹ sinh thường đa số sẽ bị rạch tầng sinh môn
Lúc này bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ rạch một đường nhỏ ở tầng sinh môn để giúp thai nhi dễ dàng lọt qua hơn. Tránh trường hợp mẹ không biết cách rặn hoặc rặn quá mạnh làm rách tầng sinh môn. Vết rạch này sẽ nằm dưới vùng âm đạo và hậu môn.
Nếu không rạch thi khi khâu sẽ rất khó khăn vì vết rách sẽ rất nát và khó để khâu đẹp được. Với những bà mẹ tầng sinh môn đàn hồi cao, mở rộng lúc em bé chuẩn bị chui ra thì có thể không cần rạch tầng sinh môn.
2. Cách chăm sóc vết rạch tầng sinh môn sao cho nhanh lành
2.1. Cách giảm đau cho mẹ đẻ thường bị rạch tầng sinh môn
– Nếu không thể chịu được vết đau do rạch tầng sinh môn, hãy dùng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ. Lưu ý: đề nghị bác sĩ kê thuốc giảm đau không ảnh hưởng đến sữa mẹ.
– Không nên ngồi quá lâu sẽ làm vết rạch tầng sinh môn lâu lành và có thể bị đau hơn. Nên nằm nghiêng hoặc nằm sấp sẽ giúp mẹ đỡ đau hơn nhiều. Nếu phải ngồi cho con bú, hãy ngồi lên nệm êm, tránh tì đè vào vết rạch quá nhiều.
– Có thể chườm lạnh một vài phút để giảm đau và giảm sưng. Lưu ý, vật dụng chườm phải đảm bảo sạch sẽ, vô khuẩn.
– Sau khi đi tiểu nên vệ sinh vết rạch cẩn thận và để khô ráo, không được để ẩm ướt chỗ rạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng. Nếu đi đại tiện khó khăn thì có thể dùng thuốc làm mềm phân trước khi đi. Chú ý ăn nhiều rau xanh và uống nhiều nước để phân không bị cứng, táo bón, tránh đau đớn khi đi ngoài.
Tìm hiểu thêm: Chăm sóc người bệnh ung thư trực tràng
Mô tả rạch và khâu tầng sinh môn
– Không thụt tháo, dễ làm phân xâm nhập vào tầng sinh môn.
– Không quan hệ tình dục khi vết thương tầng sinh môn chưa lành hẳn.
2.2. Cách mẹ cần chăm sóc vết khâu tầng sinh môn
Cần phải chú ý giữ vệ sinh cho tầng sinh môn bằng cách:
– Rửa vùng kín bằng nước muối loãng ấm hoặc dung dịch vệ sinh chuyên dụng của mẹ sau sinh thường. Khi rửa cần dội nhẹ nhàng, nên vệ sinh ngay sau khi đi vệ sinh, sau đó thấm khô bằng khăn hoặc bông mềm.
– Sau khi đại tiện, nên lau chùi bằng giấy vệ sinh từ trước ra sau rồi lại rửa lại bằng nước muối hoặc dung dịch vệ sinh cho mẹ sau sinh thường.
– Thay băng vệ sinh thường xuyên, tránh để lâu quá 4 tiếng sẽ gây nhiễm trùng vết khâu.
– Sử dụng các loại quần lót với chất liệu mềm mại, thoáng rộng. Không dùng những loại quần lót quá chật và bí.
– Không dùng vòi xịt thẳng vào tầng sinh môn, mẹ vừa đau lại có thể gây chảy máu.
– Không nên chỉ nằm một chỗ mà năng đi lại cũng giúp vết khâu tầng sinh môn nhanh lành hơn. Vì việc đi lại, vận động nhẹ sẽ giúp tăng lưu lượng máu lưu thông đến vùng sinh môn, đẩy nhanh quá trình tăng sinh của các tế bào, giúp vết thương nhanh lành hơn.
Bên cạnh việc giữ gìn và chăm sóc cho vết rạch tầng sinh môn cẩn thận, nhiều mẹ không biết rằng chế độ ăn uống lành mạnh cũng giúp cho vết thương nhanh lành hơn.
Mẹ nên ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng để sức khỏe được hồi phục nhanh hơn, vết thương nhanh khỏi hơn. Các nhóm chất cần phải bổ sung là:
– Bổ sung đầy đủ chất đạm từ động vật như: thịt, cá, trứng, tôm..và họ nhà đậu. Những thực phẩm giàu protein này có thành phần giúp tăng sinh các tế bào mô ở vùng tầng sinh môn.
>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu về các phương pháp trị ung thư vú
Ăn đầy đủ nhóm chất để vết thương nhanh lành
– Ăn nhiều nhóm thực phẩm giàu sắt, Vitamin B12, acid folic, tăng cường quá trình tạo máu.
– Ăn vừa phải nhóm chất có vitamin C để tăng cường sức đề kháng, tránh nhiễm trùng.
– Ăn nhiều chất xơ, hoa quả giúp chống táo bón.
2.3. Cách để không bị rạch tầng sinh môn khi sinh
Đẻ thường bị rạch tầng sinh môn vừa gây đau đớn vừa mất thẩm mỹ cho mẹ. Vì vậy, nếu muốn hạn chế khả năng bị rạch tầng sinh môn thì mẹ có thể làm những việc sau:
– Cải thiện độ đàn hồi của vùng da tầng sinh môn bằng cách bổ sung nhiều chất béo tốt như dầu cá, bơ, mầm lúa mỳ…
– Tập kegel giúp chị em luyện tập cho độ đàn hồi của tầng sinh môn
– Massage tầng sinh môn giúp tăng độ đàn hồi của vùng cơ này.
– Thường xuyên tập thể dục, đi bộ nhẹ nhàng để giúp thai nhi dễ dàng lọt ra ngoài lúc sinh.
Sinh nở là điều khó khăn cũng là món quà tuyệt với mà thượng đế ban tặng cho những người phụ nữ. Nhiều mẹ khi sinh thường rất lo sợ vấn đề đẻ thường bị rạch. Tuy nhiên, đẻ thường là quá trình sinh lý tự nhiên của cơ thể, mẹ có thể đẻ thường sẽ hồi phục sau sinh nhanh hơn và ít gặp biến chứng hơn những mẹ đẻ mổ. Vì vậy hãy trang bị kiến thức và chăm sóc bản thân sau khi sinh thật tốt nhé các mẹ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.