Ung thư buồng trứng là bệnh lý phụ khoa nguy hiểm không chỉ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản mà còn đe dọa tính mạng của phụ nữ. Ung thư buồng trứng thường khó được phát hiện từ sớm và diễn tiến âm thầm. Việc tầm soát ung thư buồng trứng là cách hữu hiệu để phát hiện sớm và điều trị hiệu quả căn bệnh này.
Bạn đang đọc: Tầm soát ung thư buồng trứng cho nữ giới và những điều cần lưu ý
1. Khái niệm Tầm soát ung thư buồng trứng/ Sàng lọc ung thư buồng trứng là gì?
Ung thư buồng trứng là việc xuất hiện một hoặc nhiều khối u ác tính ở buồng trứng. Những khối u này có thể nằm ở vị trí một hoặc cả hai bên buồng trứng. Hiện nay, ung thư buồng trứng đã có thể được chữa khỏi hoàn toàn nếu như được chẩn đoán từ sớm. Tuy vậy, dấu hiệu của ung thư buồng trứng ban đầu thường mơ hồ và khó phát hiện, nên việc chị em phụ nữ thực hiện tầm soát ung thư định kỳ là hết sức cần thiết.
Tầm soát ung thư buồng trứng đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện khối u từ sớm, nâng cao tỷ lệ điều trị bệnh thành công lên tới 90%
Sàng lọc ung thư buồng trứng là tổng hợp của việc kết hợp các kĩ thuật y khoa như xét nghiệm, siêu âm, chụp X – quang, MRI… để phát hiện khối u (kích thước, mức độ phát triển, tình trạng xâm lấn của khối u) bên trong cơ thể.
2. Những ai cần và nên khám sàng lọc ung thư buồng trứng?
Những nhóm đối tượng sau cần được khám sàng lọc ung thư buồng trứng định kỳ, cụ thể là:
– Phụ nữ có tiền sử gia đình từng có người nhà mắc ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng
– Trường hợp gặp bất thường gen BRCA1 hoặc gen BRCA2
– Phụ nữ mang gen liên quan đến ung thư đại trực tràng nonpolyposis di truyền
– Phụ nữ bị mất kiểm soát cân nặng, béo phì thừa cân
– Phụ nữ trong tuổi tiền mãn kinh từ 50 tuổi trở lên
– Phụ nữ chưa từng mang thai
– Đi kèm đó là một số triệu chứng của cơ thể như: đau tức bụng dưới hoặc xung quanh vùng xương chậu, sút cân nhanh chóng trong thời gian ngắn, bỏ ăn hoặc chán ăn, chướng bụng, buồn nôn…
3. Khám ung thư buồng trứng gồm những phương pháp nào?
3.1 Tầm soát ung thư buồng trứng qua xét nghiệm
Để tiên đoán bước đầu về ung thư buồng trứng, bác sĩ sẽ chỉ định người khám thực hiện xét nghiệm CA 125. Nếu nồng độ CA – 125 trong máu tăng cao hơn mức bình thường, có khả năng người bệnh đã mắc ung thư buồng trứng. Tuy nhiên, nồng độ CA 125 cũng sẽ tăng cao ở những trường hợp mắc u xơ tử cung, xơ gan, nhiễm trùng vùng chậu, ung thư vú, ung thư phổi, ung thư tụy, ung thư nội mạc tử cung…
Tìm hiểu thêm: Ung thư gan giai đoạn cuối biểu hiện như thế nào?
Xét nghiệm CA – 125 phát hiện ung thư buồng trứng
Ngoài ra, khi bước vào chu kỳ kinh nguyệt, chỉ số CA – 125 cũng tăng cao hơn. Vì vậy, khi xét nghiệm có kết quả nồng độ CA – 125 cao, bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm một số phương pháp khác trước khi đưa ra kết quả chính xác.
3.2 Tầm soát ung thư buồng trứng qua siêu âm và chẩn đoán hình ảnh
Siêu âm vùng chậu là một trong những phương pháp để phát hiện khối u trong buồng trứng. Phương pháp này sử dụng sóng siêu âm để cho thấy hình ảnh các cơ quan trong xương chậu, trong đó có cả buồng trứng. Bác sĩ sẽ sử dụng đầu dò siêu âm để kiểm tra nhằm xác định vị trí cụ thể và kích cỡ của khối u.
Các biện pháp chẩn đoán hình ảnh bao gồm chụp CT (chụp cắt lớp vi tính), chụp cộng hưởng từ MRI và chụp X – quang được thực hiện để làm tiền đề chẩn đoán mức độ và giai đoạn xâm lấn của khối u buồng trứng trong cơ thể.
Ngoài ra các phương pháp này còn được thực hiện với mục đích tìm ra dấu hiệu bệnh ở các cơ quan hoặc vùng khác trên cơ thể.
4. Cần lưu ý gì khi đi khám ung thư buồng trứng?
Việc khám ung thư buồng trứng nên được thực hiện đối với phụ nữ ở độ tuổi trên 50 tuổi. Khi đi khám ung thư buồng trứng, chị em cũng nên lưu ý một số vấn đề sau:
– Nên thực hiện tầm soát ung thư sau khi kết thúc chu kỳ kinh nguyệt khoảng 2 tuần để có các kết quả kiểm tra/xét nghiệm chính xác.
– Không làm các xét nghiệm ung thư buồng trứng đối với các trường hợp đang điều trị các bệnh lý phụ khoa như viêm nhiễm âm đạo hoặc trường hợp đang đặt thuốc đường âm đạo
– Kiêng quan hệ tình dục từ 1 – 2 ngày trước khi làm các xét nghiệm tầm soát để hạn chế gây ra thương tổn cho cổ tử cung dẫn đến kết quả không chính xác.
– Trước khi thực hiện tầm soát tuyệt đối không được tự ý sử dụng các loại gel bôi trơn âm đạo, việc này sẽ làm cản trở việc phát hiện các tế bào bất thường.
5. Khám ung thư buồng trứng tại Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Thu Cúc TCI
Ung thư buồng trứng nếu không được chẩn đoán từ giai đoạn đầu sẽ dễ lây lan sang các cơ quan xung quanh, đặc biệt là khu vực vùng bụng và vùng chậu. Đây là căn bệnh ác tính nguy hiểm và rất dễ tái phát nếu như được phát hiện muộn và điều trị không triệt để. Chính vì những hệ quả nguy hiểm mà nữ giới có thể phải đối mặt, việc thực hiện tầm soát ung thư là hết sức cần thiết và nên làm định kỳ hàng năm, nhất là đối với phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh.
>>>>>Xem thêm: Bệnh viêm gan A có lây không?
Phụ nữ nên thực hiện thăm khám ung thư buồng trứng định kỳ hàng năm
Nhằm kiểm soát bệnh từ sớm và tăng hiệu quả điều trị, Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI đã triển khai dịch vụ khám, xét nghiệm tầm soát ung thư phụ khoa cho chị em phụ nữ ngay cả khi chưa có triệu chứng. Khi thăm khám tại TCI, khách hàng sẽ được:
– Thăm khám, tư vấn với các bác sĩ sản phụ khoa đầu ngành đến từ các bệnh viện tuyến đầu trung ương như Bệnh viện Phụ sản Trung Ương, Phụ sản Hà Nội luôn hỗ trợ và sẵn sàng giải đáp bất kỳ thắc mắc nào của khách hàng.
– Thực hiện đầy đủ các xét nghiệm/ siêu âm/ chụp hình ảnh để tầm soát ung thư như: siêu âm tử cung, siêu âm buồng trứng, xét nghiệm tế bào học, xét nghiệm vi khuẩn HPV…
– Quy trình làm thủ tục nhanh gọn, không mất thời gian xếp hàng hay chờ đợi
– Ngoài ra khách hàng cũng có cơ hội được trải nghiệm hệ thống máy móc và cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại như công nghệ siêu âm 5D, hệ thống xét nghiệm bằng robot tự động cho kết quả chẩn đoán nhanh chóng với độ chính xác cao
Để tìm hiểu thêm thông tin chi tiết về các dịch vụ tầm soát ung thư phụ khoa, Quý khách hàng hãy liên hệ tới Hotline của Hệ thống Y Tế Thu Cúc TCI để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất!
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.