Mẹ bị tắc sữa làm thế nào để cho con ăn?

Mẹ bị tắc sữa làm thế nào để hết? Làm sao để cho con ăn đủ no? là câu hỏi mà rất nhiều mẹ đã đặt ra khi bản thân bị tắc sữa

Bạn đang đọc: Mẹ bị tắc sữa làm thế nào để cho con ăn?

1.Tắc sữa là gì? Nguyên nhân mẹ bị tắc sữa

Không thể phủ nhận, sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo nhất cho em bé từ khi mới sinh. Sữa mẹ cung cấp một lượng kháng thể cao, giúp bé yêu khỏe mạnh, nâng cao hệ miễn dịch tự nhiên của trẻ.

Chính vì lý do đó mà nhiều mẹ bỉm tìm mọi cách để nâng cao chất lượng và số lượng sữa của mình, nhằm đáp ứng cho nhu cầu bú mẹ của con ngay từ khi sơ sinh. Tuy nhiên, rất nhiều mẹ đã gặp phải tình trạng tắc tia sữa trong hành trình kích sữa. Điều này vừa gây đau đớn cho mẹ lại làm ảnh hưởng đến việc ăn sữa mẹ của bé.

1.1. Tắc sữa là gì?

Tắc sữa là hiện tượng các ống dẫn sữa, nang sữa bị dồn sữa, không đẩy được sữa ra bên ngoài. Khi hút hoặc cho con bú, phần sữa tắc này không có cách nào để thoát ra do đã bị bịt kín từ trong đường ống dẫn sữa. Tình trạng này để lâu có thể gây phình các ống dẫn sữa, mang đến cảm giác đau đớn cho mẹ. Nếu để lâu mà không điều trị tắc tia sữa, mẹ có thể bị viêm vú, áp xe vú, thậm chí là u xơ tuyến vú.

Mẹ bị tắc sữa làm thế nào để cho con ăn?

Tắc tia sữa lâu có thể gây viêm vú, áp xe vú

– Viêm tuyến vú là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở bên trong các nang sữa, do sữa dồn lại lâu ngày trong vú sẽ bị vi khuẩn xâm nhập vào gây viêm. Mẹ sẽ có cảm giác nóng rát ngực, đau nhức. Khi hút sữa hoặc nặn sẽ thấy lượng sữa được giải phóng rất ít. Mẹ thường bị viêm vú khi để tình trạng tắc sữa kéo dài quá lâu.

– Áp xe vú là cấu trúc mủ hình thành trong ngực của mẹ, lúc này mẹ sẽ có cảm giác đau dữ dội, sốt cao. Sau khi bị viêm vú khoảng 1 tuần mà mẹ không điều trị được, khả năng cao sẽ dẫn đến áp xe vú.

1.2. Nguyên nhân mẹ bị tắc sữa

Tắc sữa là nỗi lo của nhiều mẹ sau sinh. Có hai loại tắc tia sữa là cương sữa sinh lý và tắc tia sữa thông thường. Vì vậy cũng có 2 nguyên nhân gây nên.

Tắc tia sữa sinh lý: hay còn gọi là cương sữa sinh lý. Hiện tượng này chỉ xảy ra trong thời gian đầu khi mẹ mới sinh em bé khoảng 3-5 ngày. Lúc này sự chênh lệch giữa 2 loại hormone là prolactin và oxytocin chính là nguyên nhân gây tắc sữa sinh lý. Có thể hiểu đơn giản rằng, 1 loại hormone có tác dụng tạo sữa và 1 loại có tác dụng giải phóng sữa ra ngoài. Khi hormone tạo sữa nhiều hơn hormone tiết sữa, sẽ gây ra tình trạng ứ đọng sữa trong bầu ngực, làm mẹ bị cương sữa sinh lý.

Tắc sữa thông thường sau sinh: Loại tắc sữa này có nhiều nguyên nhân gây nên:

– Do mẹ để sữa thừa trong bầu ngực quá nhiều khi bé không bú hết. Mẹ chỉ cho bé bú mà không hút hết sữa ra, để phần sữa dư quá nhiều, làm sữa ứ đọng lại bầu ngực, gây ra tắc sữa.

– Do ngực bị chịu áp lực khi mặc áo ngực quá chật hoặc khi mẹ tác động bó, chèn ép quá lâu vào vùng ngực, ví dụ như khi địu bé quá lâu cũng có khả năng là nguyên nhân gây tắc sữa.

– Mẹ cho con bú không đúng cách, khiến bé không hút hết được lượng sữa trong bầu ngực ra, gây tồn sữa và tắc sữa.

– Mẹ vệ sinh bầu ngực chưa đúng cách. Một trong những nguyên nhân gây tắc sữa là ống dẫn sữa chỗ đầu ti bị tắc, vón cục. Nguyên nhân là do mẹ vệ sinh chưa sạch sẽ, làm cặn bẩn, cặn sữa đọng lại ở đầu ti, sữa không thoát ra được nên dễ dàng dẫn đến tắc sữa.

– Mẹ hút sữa không đúng cách. Việc hút sữa có thể làm trống bầu ngực một cách hiệu quả, tuy nhiên nếu hút sữa không đúng cách mẹ vẫn có thể bị tắc sữa như thường. Đó là khi mẹ hút quá ít lần trong ngày, lượng sữa đọng ở bầu ngực trong thời gian lâu làm tắc sữa. Cũng có khi mẹ hút sữa quá nhiều lần trong ngày làm cho đầu ti và các ống dẫn sữa bị tổn thương, sữa không thể giải phóng ra bên ngoài gây tắc.

Tìm hiểu thêm: Dấu hiệu dễ nhận biết nhất của chửa ngoài tử cung

Mẹ bị tắc sữa làm thế nào để cho con ăn?

Mẹ hút sữa sai cách cũng có thể gây tắc sữa

– Một nguyên nhân nữa mà có thể mẹ không để ý đó là khi mẹ bị stress, căng thẳng làm giảm lượng hormone tiết sữa, làm cho sữa không chảy ra ngoài, gây tắc sữa.

2. Phương án cho con ăn khi mẹ bị tắc sữa

2.1. Mẹ bị tắc sữa làm thế nào để chữa trị?

Đầu tiên, khi bị tắc tia sữa, cần phải nghĩ ngay đến việc điều trị. Cách điều trị hay còn gọi là thông tia sẽ giúp mẹ giải phóng lượng sữa thừa, tránh gây viêm và áp xe. Có thể thông tia sữa như sau:

– Mẹ cần chường ấm ngực bằng khăn ấm , massage nhẹ nhàng từ trong ra ngoài, dọc theo bầu vú để dòng sữa được lưu thông dễ dàng hơn trước khi cho bé bú.

– Sau khi cho bé bú xong, mẹ cần hút hết sữa thừa ra bằng máy hoặc vắt tay, miễn sao lượng sữa dư ở bầu ngực được đưa hết ra ngoài, không để sót sữa trong ngực.

– Bên nào bị tắc nên để bé bú trước, vì khi đó lực mút lúc đói của bé rất mạnh. Sau đó mới chuyển sang bên không bị tắc sau.

– Tắm vòi hoa sen dưới làn nước ấm hàng ngày, dùng lực phun của vòi hoa sen để massage cho ngực cũng là cách hiệu quả để thông tia sữa.

– Trong trường hợp mẹ cảm giác gây sốt thì nên uống kháng viêm, tránh tình trạng viêm vú. Nếu không thể tự thông tia được ở nhà thì nên đến các cơ sở điều trị hoặc bệnh viện để thăm khám

2.2. Mẹ bị tắc sữa làm thế nào để cho con ăn?

Khi mẹ đã bị tắc sữa, lượng sữa cho con ăn chắc chắn sẽ giảm đi. Khi đó mẹ cần phải:

– Nhanh chóng tìm mọi cách để thông tia sữa như trên đã nói, để khơi thông nguồn sữa, mang sữa lại cho con ăn. Chú ý nguyên tắc luôn làm trống bầu sữa trong chu kỳ 3-4 tiếng/ lần.

– Nếu mẹ cảm thấy đau nhức ngực, thử nặn bóp xem có ra sữa màu xanh hoặc vàng không. Nếu có, lập tức dừng cho con ăn sữa mẹ vì khi ấy sữa đã bị viêm, bé bú vào có thể bị đi ngoài, đau bụng.

– Nếu mẹ đã bị viêm hoặc áp xe 1 bên thì chỉ cho bé bú bên không bị tắc, bị viêm.

– Trong trường hợp bị viêm tắc cả hai bên vú thì nên đi xin sữa mẹ khác cho con hoặc cho con ăn bằng sữa công thức.

2.3. Lời khuyên dành cho những mẹ hay bị tắc sữa tái lại nhiều lần

Lời khuyên dành cho mẹ sau sinh không biết tắc sữa làm thế nào đó là:
– Cho bé bú đúng cữ, bú đủ no. Nếu bé không bú hoặc bú không hết sữa cần phải dùng máy hút sữa hoặc tay để vắt ra.

– Uống đủ nước trong ngày để sữa không quá nhiều chất béo, dễ gây tắc hơn.

– Không mặc áo ngực quá chật.

– Năng vận động nhẹ nhàng, tránh để mình bị stress, xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh.

Mẹ bị tắc sữa làm thế nào để cho con ăn?

>>>>>Xem thêm: Tìm hiểu những thông tin về quá trình cấy ghép Implant

Trong trường hợp mẹ hay bị tắc hoặc bị tắc quá nặng, nên đến bệnh viện để được thăm khám.

Tại Thu Cúc TCI, các mẹ sau sinh sẽ được hướng dẫn cách thông tắc sữa tại nhà nếu bị tắc. Trong trường hợp buộc phải can thiệp, TCI có đầy đủ các máy móc hiện đại, tối tân để điều trị tắc tia sữa cho mẹ. Nếu mẹ không may bị tắc sữa, liên hệ để được tư vấn cách điều trị nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *