Sâu răng là bệnh lý nha khoa đã gây nên không ít ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của con người. Căn bệnh này xuất hiện với nhiều dấu hiệu, kiểu dạng khác nhau. Trong đó, sâu bên trong răng là vấn đề khiến nhiều người lo ngại. Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng này.
Bạn đang đọc: Sâu bên trong răng và cách để điều trị
1. Thế nào là sâu bên trong răng?
Răng sâu bên trong là hiện tượng răng bị thủng một lỗ to. Khi đó, phần men răng bị các vi khuẩn sâu răng phá hủy nghiêm trọng. Tình trạng này sẽ thường xảy ra với những răng hàm ở sâu trong hơn là răng cửa.
Lúc đầu sâu răng chỉ là những vết đen nâu xuất hiện bên trên bề mặt răng. Tình trạng này lâu ngày không được chăm sóc, điều trị kịp thời sẽ khiến lớp bảo vệ răng bị hư hại, lan vào tận phía trong của răng. Từ đó, những triệu chứng sâu răng như đau nhức, ê buốt, … sẽ ngày càng nghiêm trọng.
2. Những nguyên nhân khiến răng bị sâu bên trong
Theo khảo sát và thống kê, có 3 lý do chính dẫn tới tình trạng sâu bên trong răng:
2.1 Vệ sinh răng miệng sai cách
Nguyên nhân cơ bản, phổ biến nhất gây nên sâu răng chính là bởi việc vệ sinh răng miệng chưa được thực hiện đúng cách. Theo thời gian, điều này sẽ khiến răng miệng bị vi khuẩn tấn công và gây nên sâu răng. Sau đây là một vài sai lầm thường mắc khi vệ sinh răng miệng ta cần lưu ý:
– Chải răng thao tác quá nhanh và quá mạnh.
– Không thực hiện chải răng ở mặt bên trong.
– Không làm sạch hết được những cặn bã bẩn có bám ở kẽ răng.
– Bỏ sót, không thực hiện làm sạch phần lưỡi.
– Sử dụng loại bàn chải không thích hợp. Đầu lông bàn chải quá cứng, thô hoặc không được thay mới sau 3 tháng sử dụng.
– Không thực hiện chải răng đều đặn hoặc chải răng dưới 2 lần mỗi ngày,
– Thực hiện đánh răng ngay sau khi ăn xong.
2.2 Răng nhạy cảm
Tình trạng răng miệng yếu, nhạy cảm cũng dễ khiến răng bị xâm nhập, tấn công bởi vi khuẩn gây bệnh:
– Ổ xương răng không được chắc chắn.
– Cơ thể thiếu hụt các loại vitamin như vitamin D, E hay Canxi, … khiến răng không đảm bảo được sự chắc khỏe.
– Tình trạng thiếu men răng kéo theo lớp ngà răng ở bên trong bị lộ ra. Khi đó, vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công răng miệng hơn.
2.3 Chế độ ăn uống chưa phù hợp
Chế độ ăn uống dinh dưỡng không được đảm bảo cân bằng và phù hợp cũng sẽ khiến sức khỏe răng miệng ảnh hưởng nghiêm trọng. Cụ thể, những thói quen ăn uống thiếu lành mạnh như:
– Ăn quá nhiều những thức ăn chứa tinh bột và đường.
– Ăn nhiều các loại thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, các loại đồ ăn có nhiều axit.
– Ăn các món ăn quá nóng hay quá lạnh gây hại cho men răng.
– Ăn trước khi đi ngủ, đặc biệt là các loại đồ ngọt, bánh kẹo.
– Không cung cấp đủ lượng nước và rau xanh cho cơ thể.
3. Phương pháp điều trị sâu bên trong răng hiệu quả
Sâu bên trong răng gây nên nhiều khó khăn, cản trở trong sinh hoạt hàng ngày. Cụ thể, bữa ăn của người bệnh sẽ không còn được ngon miệng. Khi nhai, bệnh nhân sẽ có cảm giác khó chịu như đang phải nhai các vật cứng. Khó khăn hơn trong việc bắt đầu một giấc ngủ. Và theo thời gian, những điều này sẽ khiến người bệnh ngày càng mệt mỏi, cơ thể khó chịu, stress, cân nặng giảm sút và dễ cáu gắt. Đặc biệt, công việc của người bệnh cũng sẽ khó khăn hơn do sự ngại ngùng trong giao tiếp, không dám cười khiến gương mặt kém thân thiện. Để tránh những tình huống trên xảy ra, người bệnh cần thực hiện điều trị sâu răng triệt để.
3.1 Trường hợp nhẹ
Với trường hợp răng bị sâu nhẹ, người bệnh chỉ cần tới nha khoa kiểm tra để xác định tình trạng. Bác sĩ sẽ thực hiện một số thủ thuật nha khoa phù hợp. Sau đó, chế độ vệ sinh răng miệng đúng sẽ được bác sĩ hướng dẫn cẩn thận. Cụ thể:
– Sức miệng sạch với nước muối sinh lý hoặc nước muối ấm loãng. Nước muối sẽ giúp làm sạch phần lưỡi và có hơi thở thơm mát hơn.
– Chải răng thao tác nhẹ nhàng, không quá lâu. Ta thực hiện điều này tối thiểu 2 lần mỗi ngày với mỗi lần từ 2-3 phút. Bên cạnh đó, bàn chải được sử dụng cần đảm bảo kích thước vừa vặn, đầu lông mềm và được thay mới sau 3 tháng sử dụng để tránh tích tụ vi khuẩn.
– Người bệnh cần bổ sung thêm cho cơ thể các loại dưỡng chất cần thiết như vitamin D, canxi, … Đồng thời, sử dụng loại kem đánh răng có chứa fluoride sẽ giúp men răng được phục hồi, bảo vệ răng tốt hơn.
3.2 Trường hợp nặng
3.2.1 Hàn trám
Hàn trám được áp dụng trong điều trị răng sâu khá phổ biến giúp phục hình răng và lấp đi các lỗ sâu trên răng
Đây là phương pháp điều trị răng sâu được áp dụng khá phổ biến. Với những vật liệu nha khoa được sử dụng đảm bảo an toàn, phương pháp này sẽ giúp phục hình răng, lấp đi các lỗ trên răng do sâu răng gây ra. Từ đó, tính thẩm mỹ, khả năng ăn uống của răng được đảm bảo, không còn cảm giác đau nhức, khó chịu.
3.2.2 Bọc răng sứ
Tìm hiểu thêm: Tầm soát ung thư nội mạc tử cung: nguyên nhân, cách phòng tránh
Bọc răng sứ giúp giải quyết tình trạng sâu răng và hiệu quả thẩm mỹ
Bọc răng sứ không chỉ là phương pháp giúp giải quyết tình trạng sâu răng mà còn có thể đảm bảo tính thẩm mỹ. Răng được bọc sứ sẽ đều, đẹp, trắng sáng hơn. Đặc biệt, với công nghệ hiện đại đang được áp dụng, lớp răng sứ có thể được bảo quản lên tới hơn 50 năm nếu như được chăm sóc đúng cách.
3.2.3 Trồng răng Implant
>>>>>Xem thêm: Có thai uống collagen được không?
Trồng răng Implant là phương pháp được áp dụng khi răng đã bị hư hại tới gốc
Đối với những trường hợp răng đã bị hư hại tới gốc, không còn có thể phục hồi thì phương pháp được chỉ định là trồng lại răng mới. Trồng răng Implant là giải pháp được lựa chọn phổ biến, đem tới hiệu quả cao. Phương pháp này được thực hiện đảm bảo không gây xâm lấn hay ảnh hưởng tới những răng.
Dù áp dụng phương pháp điều trị sâu bên trong răng nào, người bệnh cũng cần lưu ý lựa chọn nha khoa uy tín thực hiện, bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Đặc biệt, sau khi đã điều trị nha khoa, bệnh nhân cần tuân theo chế độ chăm sóc phù hợp đúng với chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.