Sản phụ tắc tia sữa bao lâu thì bị áp xe? Hạn chế nguy cơ như thế nào?

Tắc tia sữa và áp xe vú đều là những vấn đề mà sản phụ dễ gặp phải sau sinh. Trải qua giai đoạn tắc tia sữa kéo dài, nếu không có hướng điều trị phù hợp, chị em dễ bị áp xe vú. Tìm hiểu kỹ các thông tin về hai vấn đề này, đồng thời biết rõ tắc tia sữa bao lâu thì bị áp xe sẽ giúp ích rất nhiều cho các mẹ trong việc cải thiện sức khỏe sau sinh.

Bạn đang đọc: Sản phụ tắc tia sữa bao lâu thì bị áp xe? Hạn chế nguy cơ như thế nào?

1. Tắc tia sữa – vấn đề của hầu hết sản phụ

Sau sinh, một trong những vấn đề khiến các mẹ bỉm cảm thấy mệt mỏi chính là tình trạng tắc tia sữa. Quá trình mang thai, sự thay đổi của các hormone estrogen, progesterone, oxytocin và prolactin tạo ra nhiều phản ứng, kích thích cơ thể sản xuất ra sữa. Sữa non hình thành từ những giai đoạn này cho tới 2-4 ngày sau sinh.

Vú được chia thành 5 lớp gồm da, mỡ, dây chằng cooper treo vú, mô tuyến, mô sau tuyến. Mô tuyến với các thùy được sắp xếp theo dạng nan hoa, tập trung tới núm vú. Mô thùy lại gồm nhiều tiểu thùy với các nang sữa có chứa sữa.

Sữa đi từ tiểu thùy tới các ống dẫn sữa và các xoang chứa sữa nằm dưới quầng vú. Tắc tia sữa xảy ra khi sữa bị tắc, vón cục và đọng lại trong ống dẫn sữa. Khi bé bú mút, sữa không thể ra ngoài hoặc chỉ có thể ra với một lượng rất ít.

Sản phụ tắc tia sữa bao lâu thì bị áp xe? Hạn chế nguy cơ như thế nào?

Vấn đề khiến nhiều mẹ bỉm cảm thấy mệt mỏi chính là tình trạng tắc tia sữa

Những biểu hiện thường gặp của người bị tắc tia sữa gồm:

– Bầu vú căng đau, có thể sờ thấy cục cứng.

– Sữa không được tiết ra nhiều mặc dù bầu vú căng cứng và đau nhức.

– Mẹ có thể bị sốt do tắc tia sữa lâu ngày, khiến các ống dẫn sữa bị viêm, kích thích hệ miễn dịch của cơ thể.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc sữa sau sinh cũng rất nhiều:

– Mẹ sinh con lần đầu, vừa sinh con, sữa chưa thể tiết ra đều, tự nhiên.

– Sữa thừa đọng lại sau mỗi lần cho con bú. Lâu dần, lượng sữa này bị tắc tại ống dẫn sữa và làm giảm chất lượng của sữa, khiến các con bú khó khăn hơn.

– Ngực phải chịu áp lực lớn sau sinh.

– Bé ngậm quầng vú không đúng khớp, không đúng vị trí, khiến việc bú mút không được thuận lợi. Sữa bị đọng lại nhiều, gây tắc sữa.

– Mẹ ít khi thực hiện hút sữa, sữa thừa ở các nang sữa, ống dẫn còn nhiều.

– Mẹ không cho bé bú thường xuyên, không cho bú theo cữ, làm cho ống dẫn sữa bị bít tắc.

–   Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài sau sinh ức chế hormone oxytocin – hormone có vai trò chính trong việc kích thích quá trình tiết sữa.

2. Áp xe vú – Biến chứng nặng nề xuất phát từ tình trạng tắc tia sữa kéo dài

Tình trạng tắc tia sữa kéo dài dẫn đến viêm, mưng mủ, chảy máu, có hạch,… Lâu dần, tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn, gây ra biến chứng áp xe vú.

Những ổ áp xe thường được nhận biết qua tình trạng viêm, sưng, tấy đỏ. Nếu để áp xe vú tiếp tục tiến triển và không có biện pháp điều trị, khắc phục kịp thời, sản phụ sẽ phải đối mặt với nguy cơ hoại tử vú, các nang, tuyến mất khả năng tiết sữa,… thậm chí là nhiễm trùng máu.

Tắc tia sữa lâu ngày dẫn đến viêm nhiễm, tạo điều kiện cho các loại khuẩn Staphylococcus aureus và Streptococcus tấn công. Từ đó, áp xe vú được hình thành, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho sản phụ theo từng giai đoạn.

– Giai đoạn khởi phát: Các triệu chứng thường gặp gồm sốt, mất ngủ, mệt mỏi. Ngoài ra, cảm giác đau tức tại tuyến vú cũng rõ ràng và nghiêm trọng hơn. Ổ áp xe còn khiến cho vùng da ngoài tuyến vú trở nên phù nề, nóng đỏ.

– Giai đoạn các ổ áp xe bắt đầu phát triển: Các biểu hiện ngày càng rõ rệt hơn, đặc biệt là một số triệu chứng như sốt cao, mất ngủ, mệt mỏi. Bên vú bị áp xe sẽ ngày càng sưng to hơn, cứng, chắc, có thể còn xuất hiện hạch ở nách. Những trường hợp ổ áp xe thông với các ống dẫn sữa, núm vú có thể chảy mủ, ảnh hưởng tới chất lượng sữa và sức khỏe của trẻ khi bú sữa mẹ.

Tìm hiểu thêm: Thế nào là thời điểm đặt vòng tránh thai phù hợp?

Sản phụ tắc tia sữa bao lâu thì bị áp xe? Hạn chế nguy cơ như thế nào?

Tắc tia sữa bao lâu thì bị áp xe? Tình trạng tắc tia sữa kéo dài 5 đến 6 ngày sẽ dẫn tới biến chứng áp xe vú

Tình trạng áp xe vú kéo dài, các mẹ có thể bị ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng với các biến chứng như viêm xơ, viêm mủ tuyến vú.

3. Mẹ sau sinh tắc tia sữa sau bao lâu thì dẫn tới áp xe vú?

Như chúng ta đã biết, tiền đề dẫn đến tình trạng áp xe vú là tắc tia sữa lâu ngày, không có phương án điều trị, khắc phục. Tuy nhiên, thời gian để chuyển từ tắc tia sữa sang ổ áp xe là bao lâu, có thể nhiều mẹ còn chưa rõ.

3.1. Mẹ sau sinh tắc tia sữa bao lâu thì bị áp xe?

Tắc tia sữa sau một tuần sẽ chuyển thành áp xe vú. Trước khi chuyển thành áp xe, tình trạng tắc tia sữa có thể chuyển biến sang viêm tắc sữa sau 5 đến 6 ngày. Mẹ bắt đầu bị sốt cao. Viêm gây đau, sưng diện rộng và có thể xuất hiện hạch, phù nề, có mủ, máu lẫn trong sữa.

Thời gian tắc tia sữa chuyển thành viêm tắc sữa là khoảng thời gian lý tưởng để các mẹ nhanh chóng có hướng điều trị, phòng trường hợp tiến triển thành các ổ áp xe. Khi bị áp xe, các biến chứng sẽ có nguy cơ phát triển mạnh hơn, khó điều trị, xử lý hơn.

3.2. Sản phụ tắc tia sữa bao lâu thì bị áp xe? Hạn chế nguy cơ áp xe vú như thế nào?

Khi bị tắc tia sữa, các mẹ cần lưu ý một số điều sau để hạn chế nguy cơ phát triển thành các ổ áp xe.

– Mẹ nên chườm ấm bầu ngực và thường xuyên massage để kích thích các nang sữa, ống dẫn sữa lưu thông dễ dàng hơn.

– Sau khi cho bé bú, mẹ nên vắt hoặc sử dụng máy hút sữa để hút nốt lượng sữa thừa trong bầu vú.

– Cho bé bú đúng cách, đúng tư thế và tránh để đầu vú bị tổn thương.

– Giữ vệ sinh núm vú và bầu vú cẩn thận, đặc biệt là trước và sau khi con bú.

– Để tinh thần thoải mái, vui vẻ, không căng thẳng, áp lực để tránh việc ức chế sản sinh hormone hormone prolactin tăng tiết sữa cho con bú.

Sản phụ tắc tia sữa bao lâu thì bị áp xe? Hạn chế nguy cơ như thế nào?

>>>>>Xem thêm: Ung thư gan ở nam giới xảy ra nhiều hơn ở nữ giới?

Bị tắc tia sữa, các mẹ bỉm nên được hướng dẫn, tư vấn và hỗ trợ để nhanh chóng cải thiện tình hình, hạn chế việc phát triển thành áp xe vú

Ngoài ra, để phòng ngừa tình trạng tắc tia sữa từ sớm, tránh biến chứng áp xe vú, sản phụ có thể lựa chọn sinh nở ở những cơ sở y tế có chuyên khoa Sản với dịch vụ tốt. Hiện tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI là lựa chọn của rất nhiều mẹ bầu khi có kế hoạch sinh nở, chăm sóc sức khỏe sau sinh.

Các mẹ bầu đi sinh tại Thu Cúc TCI thường được tư vấn lựa chọn dịch vụ Thai sản trọn gói. Với dịch vụ này, mẹ bầu không những được thăm khám, theo dõi sức khỏe thai kỳ theo lộ trình mà còn được hưởng những dịch vụ, tiện ích hấp dẫn sau sinh.

Trong thời gian lưu viện, theo các hạng mục dịch vụ Thai sản trọn gói, sản phụ sẽ được chăm sóc và hỗ trợ 24/24 bởi đội ngũ điều dưỡng nhiều kinh nghiệm. Không chỉ hỗ trợ mẹ tắm bé, thay bỉm, pha sữa cho con,… điều dưỡng Thu Cúc TCI còn hỗ trợ hướng dẫn mẹ massage bầu vú thông tia sữa, hạn chế tắc sữa sau sinh.

Các mẹ bầu bị tắc tia sữa nhiều ngày cũng không cần lo lắng. Thu Cúc TCI có dịch vụ trị tắc tia sữa bằng sóng hồng ngoại an toàn, hiệu quả và không làm ảnh hưởng tới sữa mẹ. Điều trị từ sớm, mẹ sẽ không cần lo ngại về tình trạng tắc tia sữa, tắc tia sữa sau bao lâu chuyển thành áp xe, không phải chịu đựng những cơn đau khi sữa vón cục, khó thông.

Hy vọng những thông tin chia sẻ ở trên đã giúp các mẹ sau sinh hiểu hơn về tình trạng tắc tia sữa và biến chứng áp xe vú. Qua đây, các mẹ cũng sẽ có thêm một gợi ý cho việc lựa chọn địa chỉ sinh nở uy tín, chất lượng, mang tới dịch vụ hoàn hảo.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *