3 Phương pháp trồng răng hàm dưới hiệu quả

Răng hàm dưới có vai trò khá quan trọng, đảm nhận nhiều chức năng. Vì vậy, khi răng hàm bị mất đi, người bệnh cần nhanh chóng thực hiện trồng răng mới để các hoạt động khác không bị ảnh hưởng. Sau đây là những điều cần biết và 3 phương pháp trồng răng hàm dưới hiệu quả.

Bạn đang đọc: 3 Phương pháp trồng răng hàm dưới hiệu quả

1. Những nguyên nhân khiến mất răng hàm dưới

1.1 Do bệnh lý

Trên thực tế, sức khỏe răng miệng không chỉ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thói quen chăm sóc, ăn uống mà còn từ một số loại bệnh lý. Cụ thể như những người bị mắc tiểu đường loại 2 thường phải vật lộn cùng tình trạng răng miệng hay gặp vấn đề. Điều này xuất phát từ việc người bệnh đã nạp quá nhiều đồ ngọt, tinh bột. Từ đó dẫn tới lượng đường trong máu tăng cao. Đối với răng miệng, khi lượng đường tăng cao sẽ có khả năng bào mòn răng hay nghiêm trọng hơn là rụng răng.

Ngoài tiểu đường, những người bị bệnh nha chu cũng sẽ dễ bị rụng răng. Bệnh lý này không chỉ ảnh hưởng nướu mà còn cả những dây thần kinh ở xung quanh. Khi đó, mức độ nâng đỡ răng sẽ bị giảm đi. Trong trường hợp bệnh nhân thấy nướu bị sưng đỏ, chảy máu khi đánh răng hoặc đau khi nhai, đó chính là dấu hiệu rõ nhất của hiện tượng này.

Bên cạnh đó, một số bệnh lý khác như sâu răng, mòn cổ chân răng, … cũng có thể kéo theo răng bị yếu, dễ rụng hơn.

1.2 Do chấn thương

Một trong những lý do hàng đầu dẫn tới mất răng hàm dưới là do va đập mạnh. Những va đập này thường xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ như người bệnh bị ngã xe, va vào vật cứng, … gây chấn thương. Phần lớn những sự cố ấy sẽ khiến răng hư hại, sứt mẻ một phần và tùy vào độ nghiêm trọng có thể gây mất răng hay không.

1.3 Do vệ sinh không phù hợp

Vị trí của răng hàm dưới nằm ở góc phía trong cùng khoang miệng. Do đó, răng hàm dưới sẽ rất khó được làm sạch bằng phương pháp chải răng thông thường. Điều này xuất phát từ xấu trúc của răng hàm có bề mặt với nhiều rãnh. Đó sẽ là nơi tích tụ lại và hình thành những mảng bám vi khuẩn. Những mảng bám này nếu không được làm sạch sẽ khiến răng và tủy răng đều bị phá hủy. Từ đó, răng hàm sẽ bị mất.

2. Trồng răng hàm dưới đau không?

Việc trồng răng hàm dưới khiến rất nhiều người băn khoăn bởi không biết có đau hay không. Trên thực tế, bất kỳ tác động y khoa nào vào răng cũng có thể gây nên đau nhức cho răng, xương, nướu. Thế nhưng ngày nay, với nhiều cải tiến trong kỹ thuật cùng hỗ trợ từ những trang thiết bị hiện đại, các phương pháp trồng răng đã giảm thiểu rất nhiều cảm giác đau nhức.

Sau quá trình phẫu thuật để cấy ghép, bác sĩ sẽ tiến hành hướng dẫn bệnh nhân phương pháp chăm sóc răng miệng hiệu quả. Thực hiện theo chỉ định của bác sĩ sẽ giúp giảm thiếu tình trạng đau nhức hiệu quả hơn. Đối với những bệnh nhân cơ địa yếu sẽ cần được kê thêm thuốc giảm đau và giảm viêm trong vài ngày đầu. Và cho dù đã sử dụng thuốc giảm đau, giảm viêm, người bệnh vẫn cần cẩn thận chăm sóc bởi vị trí của răng hàm khá nhạy cảm. Không chăm sóc cẩn thận có thể gây nên nhiều nguy cơ như ảnh hưởng chức năng ăn nhai, mất cân đối khuôn mặt.

3. Phương pháp giúp trồng răng hàm dưới hiệu quả

Hiện nay, 3 phương pháp được sử dụng phổ biến để trồng răng hàm dưới bị mất. Đó là cấy ghép Implant, làm cầu răng sứ và sử dụng hàm tháo lắp. Mỗi phương pháp sẽ có độ phù hợp tùy theo từng tình trạng cụ thể của người bệnh. Trong đó, phương pháp cấy ghép Implant được khá nhiều người chọn lựa và đánh giá cao.

3.1 Cấy ghép Implant

3 Phương pháp trồng răng hàm dưới hiệu quả

Cấy ghép Implant là phương pháp được lựa chọn phổ biến để khắc phục mất răng hàm dưới

Cấy ghép Implant là phương pháp nhằm thay thế phần chân răng bằng trụ Implant, Abutment cùng mão răng sứ. Quá trình này nhằm phục hình chiếc răng đã bị hư hỏng. Đặc biệt, chức năng đảm bảo vẫn như răng thật. Nói một cách đơn giản, trụ Implant được dùng để thay thế cho chân răng và mão răng sứ để thay thế cho thân răng, Abutment giống như khớp nối nối liền 2 phần trên.

Trồng Implant giúp lấp khoảng trống răng bị mất với nhiều ưu điểm nổi bật:

– Ngăn chặn được nguy cơ xương hàm bị tiêu.

– Không cần thực hiện mài hay tác động gì lên răng thật.

– Hiệu quả thẩm mỹ hàm răng cao.

– Đảm bảo khả năng ăn nhai.

– Tuổi thọ cao.

– An toàn cho người sử dụng, không chứa các thành phần gây dị ứng.

3.2 Làm cầu răng sứ

Tìm hiểu thêm: Các dấu hiệu bệnh tình dục nguy hiểm là như thế nào?

3 Phương pháp trồng răng hàm dưới hiệu quả

Cầu răng sứ được áp dụng trong trường hợp mất một hoặc nhiều răng.

Khắc phục răng hàm dưới bị mất bằng cầu răng sứ là giải pháp không còn xa lạ. Phương pháp này thường được áp dụng trong trường hợp mất một hoặc nhiều răng. Thực hiện cầu răng sứ, bác sĩ sẽ mài nhỏ đi hai chiếc răng ở hai bên cạnh. Điều này để tạo thành nhịp cầu có thể chống đỡ cho răng ở giữa. Đồng thời, răng bị mất cũng sẽ được thay thế, che đi khoảng trống ở trên xương hàm. Ưu điểm nổi bật của cầu răng sứ chính là cải thiện được nhức năng ăn nhai, đem lại tính thẩm mỹ cao, độ bền lâu dài.

3.3 Sử dụng hàm tháo lắp

3 Phương pháp trồng răng hàm dưới hiệu quả

>>>>>Xem thêm: Cách chăm sóc sốt xuất huyết cho mẹ bầu tại nhà

Hàm giả tháo lắp được áp dụng cho nhiều răng hoặc toàn bộ răng đã bị mất

Hàm tháo lắp là phương pháp phục hình nha khoa được áp dụng cho nhiều răng hoặc toàn bộ răng đã bị mất. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ lựa chọn sử dụng một nền hàm hay một khung hàm làm từ nhựa cứng, dẻo, kim loại, … Phần hàm này có móc nối nhằm giữ được hàm giả yên vị ở trên khung hàm. Phía bên trên hàm được gắn các răng giả từ chất liệu nhựa hoặc sứ.

Nguyên nhân khiến trồng hàm giả tháo lắp được nhiều người lựa chọn chính bởi tính thẩm mỹ được đảm bảo. Cùng với đó, các chất liệu được sử dụng đều an toàn, không gây kích ứng với nướu, không xâm lấn cấu trúc răng hay nướu răng. Việc tháo lắp cũng rất dễ dàng cùng giá thành hợp lý.

Cả 3 phương pháp trên đều có thể áp dụng để trồng răng hàm dưới phù hợp với từng trường hợp nhất định. Bên cạnh đó, để đảm bảo hơn về tính hiệu quả, độ an toàn, bệnh nhân nên lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín với bác sĩ tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại, tiên tiến.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *