Khám cơn co tử cung là việc hầu hết các mẹ bầu đều sẽ trải qua, nhất là trong những tuần cuối của thai kỳ. Cùng tìm hiểu về hiện tượng co tử cung để trang bị thêm những kiến thức về sinh đẻ nhé.
Bạn đang đọc: Những điều cần biết về khám cơn co tử cung cho mẹ bầu
1.Cơn co tử cung là gì? Cách phân biệt các loại cơn gò tử cung
Cơn gò tử cung là một hiện tượng sinh lý bình thường trong thai kỳ. Cơn gò tử cung liệu có phải dấu hiệu cho một cuộc chuyển dạ hay không?
1.1. Cơn co tử cung là gì?
Tử cung của bạn xảy ra hiện tượng co giãn các cơ bên trong. Trong thời điểm mang thai, việc co giãn tử cung có tác dung làm mềm và giãn các mô cơ tử cung, chuẩn bị cho việc chuyển dạ.
Khi tử cung co lại, bụng sẽ có khối cứng lên và khi giãn ra thì vùng bụng dưới sẽ mềm xuống. Thông thường, thời điểm xảy ra các cơn co sẽ gần ngày sinh, nhưng cũng có một số thai phụ gặp phải chứng gò từ cung từ sớm. Nếu hiện tượng này xảy ra quá sớm và thường xuyên, có thể dẫn đến sinh non ngoài ý muốn.
Cơn co tử cung là cách tử cung giãn nở nhanh chuẩn bị cho việc chuyển dạ
Nguyên tắc hoạt động của các cơn co tử cung là giãn nở từ từ để mở tử cung, đồng thời đẩy thai nhi dần ra phía ngoài. Đến giai đoạn chuyển dạ, các cơn co tử cung dồn dập kết hợp với lực rặn của mẹ sẽ giúp đẩy em bé ra bên ngoài và kết thúc quá trình sinh nở.
Không phải cơn gò tử cung nào cũng là dấu hiệu của việc chuyển dạ, vì vậy cần đi khám bác sĩ để có thể đánh giá liệu bạn có đang gặp phải cơn chuyển dạ thật hay không.
1.2. Dấu hiệu của các cơn co tử cung trong giai đoạn mang thai
Nếu bạn cảm nhận được những dấu hiệu sau đây, có thể bạn đang có cơn co tử cung:
– Có những cơn đau ở vùng xương chậu, lưng dưới và lan dần ra phía trên
– Vùng xương chậu có cảm giác bị căng tức, đè nén
– Xuất hiện những cơn đau kéo dài với mật độ nhiều
– Thời gian giữa những cơn đau ngày càng ngắn lại, mức độ đau tăng lên
– Cảm giác đau làm bạn khó thở hoặc khó đi lại
– Cơn đau không giảm xuống dù thay đổi tư thế hoặc đi lại
1.3. Phân loại các cơn co tử cung – cần đi khám cơn co tử cung khi nào?
– Cơn co tử cung sinh lý
Đây không phải là cơn co chuyển dạ, nó được gọi là cơn gò tử cung sinh lý hay cơn co Braxton Hicks, tên của vị bác sĩ đã mô tả được cơn co tử cung năm 1872.
Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, một số thai phụ gặp phải hiện tượng gò sinh lý này. Đây không phải là dấu hiệu quá đáng lo mà chỉ là một cuộc tập dượt trước của tử cung cho quá trình sinh nở. Những cơn gò giả này sẽ không xảy ra thường xuyên vào những khoảng thời gian cố định nào cả. Hầu hết không thể đoán trước nó sẽ đến vào lúc nào.
Mức độ đau đớn của các cơn gò này không đáng kể, mẹ bầu sẽ chỉ có cảm giác căng tức vùng bụng dưới và lưng. Nhiều mẹ bầu cảm thấy lo lắng khi có những cơn co tử cung. Thực tế, tử cung chỉ co giãn rất ít chứ không hề giãn nở ra như lúc chuyển dạ thật.
Với những bà mẹ lần đầu mang thai chưa có kinh nghiệm, việc phân biệt cơn co tử cung giả và thật có thể hơi khó khăn. Để yên tâm hơn, các mẹ nên đi khám để bác sĩ xác định cơn co của mình.
Tìm hiểu thêm: GIẢI ĐÁP: Niềng răng mặt trong bao nhiêu tiền?
Không nên quá lo lắng với những cơn co tử cung sinh lý
– Cơn gò chuyển dạ
Khi sắp sinh, dấu hiệu nhận biết rõ nhất là xuất hiện những cơn co tử cung.
Các cơn đau tử cung khi chuyển dạ được mô tả như những cơn sóng lần lượt dồn vào bờ. Lúc đầu chỉ nhẹ nhàng với khoảng cách thưa (30- 45′ trở lên). Sau dần tăng lên nhiều hơn. Mức độ đau cũng tăng lên với số cơn đau.
Ngoài sự dồn dập của các cơn đau, người mẹ khi chuyển dạ sẽ có thêm các dấu hiệu khác như: Ra máu cá (màu hồng nhạt) hoặc máu tươi, có cảm giác thúc, có áp lực xuống vùng âm đạo, hầu hết các mẹ có thể vỡ ối trước khi sinh.
Sau giai đoạn các cơn co tử cung đến đều đặn, sẽ là giai đoạn chuyển dạ. Lúc này tử cung bắt đầu giãn nở hết mức, cổ tử cung mở dần ra đến giới hạn. Mẹ bầu có cảm giác muốn rặn và khó đi lại.
2. Cần làm gì khi xảy ra các cơn gò tử cung?
Tùy vào loại cơn gò gì để có những cách xử trí khác nhau
2.1. Đi khám cơn co tử cung sinh lý nếu mẹ không nhận biết được
Với những mẹ mang thai lần đầu, việc nhận định cơn gò lần đầu là sinh lý hay cơn chuyển dạ có thể sẽ khó khăn. Nếu không thể phân biệt được, hãy đến gặp bác sĩ để thăm khám.
Thực tế có nhiều mẹ không tìm hiểu thông tin khi mang thai nên vẫn nghĩ chỉ cần có cơn đau bụng là sẽ chuyển dạ. Tuy nhiên sự thật có nhiều mẹ đã ở tuần cuối của thai kỳ nhưng vẫn chưa chuyển dạ mặc dù đã xuất hiện cơn co.
>>>>>Xem thêm: Bệnh xơ nang phổi là gì?Triệu chứng và điều trị bệnh thế nào?
Nên đi khám nếu không phân biệt được các cơn co tử cung
Ngược lại có một số mẹ quá chủ quan, khi xuất hiện cơn co mà chưa đến ngày dự sinh thì cho rằng không phải là cơn co chuyển dạ nên đã không đi khám, dẫn đến hậu quả sinh non, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của con.
Vì thế lời khuyên dành cho mẹ bầu khi không thể nhận định được cơn co tử cung nào là sinh lý, cơn co nào là chuyển dạ thì nên đến bác sĩ để khám và xác định.
2.2. Cần bình tĩnh, không hoảng sợ khi có các cơn co tử cung
Nếu là các cơn co tử cung sinh lý thông thường, hiện tượng này sẽ nhanh chóng qua đi. Cơ thể thai phụ sẽ trở lại bình thường, em bé vẫn hoạt động tốt trong bụng mẹ thì không cần quá lo lắng. Nên nhớ đây chỉ là cuộc tập dượt chuyển dạ mà cơ thể bạn đang cần phải làm.
Trong trường hợp cơn co tử cung kèm các dấu hiệu chuyển dạ như ra máu, vỡ ối…thì cũng không nên hoảng loạn. Nhanh chóng chuẩn bị các đồ dùng nằm viện cần thiết, vào bệnh viện để làm các thủ tục nhập viện và khám cơn co tử cung.
Lưu ý: Mỗi mẹ bầu có một hành trình chuyển dạ khác nhau. Có thể người này sinh nở rất dễ dàng nhanh chóng nhưng người khác có thể gặp nhiều biến chứng và nguy hiểm không lường trước. Vì vậy, các mẹ bầu cần có sự chuẩn bị cẩn thận từ trước cho quá trình vượt cản của mình.
Một trong những việc mẹ bầu cần làm để chuẩn bị cho chuyến đi sinh của mình là chọn nơi sinh. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI tự hào là nơi gửi gắm niềm tin, bến đỗ thai kỳ cho rất nhiều mẹ bầu. Với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao đến từ các bệnh viện sản đầu ngành, hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị y tế hiện đại sẽ giúp các mẹ an tâm hơn khi đi đẻ. Liên hệ để được tư vấn những dịch vụ thai sản tại bệnh viện.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.